Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Linh Sơn Thánh Mẫu là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Tượng 3 Vị Tam Thanh Đạo Tổ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Bất Động Minh Vương là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu đẹp: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu hay còn gọi là bà Thiên Hậu, Thiên Hậu Nương Nương là một trong những vị thần nữ được người Việt gốc Hoa khu vực Nam Bộ và một số khu vực tại Thừa Thiên Huế thờ phụng. Bà được tôn xưng là Thủy Thần hay Hải Thần, thường xuyên hiển linh, cứu giúp những người đi biển gặp nạn. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng được thờ cúng để mong cầu bình an, làm ăn phát đạt, là điểm tựa tâm linh vững chắc của người Hoa. 

Tượng Thiên Hậu Nương Nương bằng bột đá cao cấp y áo vẽ gấm chuyển màu
Tượng Thiên Hậu Nương Nương bằng bột đá cao cấp y áo vẽ gấm chuyển màu

Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai?

Thiên Hậu Thánh Mẫu hay còn gọi là Thiên Thượng Thánh Mẫu, bà Thiên Hậu, Ma Tổ, Mẫu Tổ, tên chữ Hán là  天后聖母, là một vị nữ thần có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa. Tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu không xuất phát từ Việt Nam mà được du nhập từ khi người Hoa di cư từ Trung Hoa đến Việt Nam vào các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. 

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ vô cùng phổ biến ở khu vực Nam Bộ và các tỉnh như Bình Dương, Thừa Thiên – Huế… Không chỉ vậy, bà còn được đặc biệt tôn kính ở cả Đạo Phật lẫn Đạo giáo, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam… Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người dân đi biển

Tục thờ bà Thiên Hậu xuất phát từ tín ngưỡng thờ Ma Tổ ở đảo Mi Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc vào các thế kỷ X, XII. Sau phổ biến đến cư dân vùng duyên hải Nam Trung Quốc và lan tỏa đến nhiều nơi. Thời Nguyên, bà được vua phong làm Thiên Phi, đến thời nhà Thanh, vua Khang Hy phong bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Sự linh ứng của bà được nhiều người biết đến, bắt đầu từ Phúc Kiến, truyền sang các khu vực như Quảng Đông, Chiết Giang, Đài Loan… Với sự di cư của người Hoa, tín ngưỡng thờ cúng bà tiếp tục lan truyền sang Nhật Bản, Việt Nam và một số nước Châu Á khác. Bà là một trong những vị thần được thờ rộng rãi nhất trong cộng đồng người Hoa ở Hải ngoại. Được biết, hiện nay, có khoảng hơn 1.500 miếu Thiên Hậu ở 26 quốc gia trên thế giới.

Mẫu tượng Thiên Hậu Nương Nương đẹp

Tượng Thiên Hậu Nương Nương có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp thường được đánh giá cao do có diện đẹp, nước da hồng hào, độ bền tượng cao, giá cả phải chăng, hợp lý. Một số mẫu tượng Bà Thiên Hậu nương nương đẹp có thể kể đến như:

1. Tượng Thiên Hậu Nương Nương đá vẽ gấm chuyển màu

Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, thể hiện hình ảnh Thiên Hậu Nương Nương ngồi trên ghế trang nghiêm. Thân bà mặc áo bào, y áo được vẽ gấm, màu sắc phối hợp hài hòa, tươi sáng. Diện tượng đẹp, sang trọng, khuôn mặt bà Thiên Hậu toát lên vẻ từ bi, hoan hỷ, đặc biệt thích hợp để thờ cúng.

Kích thước:

  • 12in – Cao 30cm – Giá thỉnh: 2.700.000 VNĐ
  • 16in – Cao 40cm – Giá thỉnh: 5.400.000 VNĐ
  • 19in – Cao 50cm – Giá thỉnh: 6.900.000 VNĐ
Tượng Thiên Hậu Nương Nương bằng bột đá cao cấp y áo vẽ gấm chuyển màu
Tượng Thiên Hậu Nương Nương bằng bột đá cao cấp y áo vẽ gấm chuyển màu

2. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Vàng Thạch Anh THTM-005

Kích thước:

  • Cao 30cm – Giá thỉnh: 3.300.000 VNĐ
  • Cao 40cm – Giá thỉnh: 5.000.000 VNĐ
  • Cao 48cm – Giá thỉnh: 6.200.000 VNĐ
2. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Vàng Thạch Anh THTM-005
2. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Vàng Thạch Anh THTM-005

3. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Áo Xanh THTM-003

Kích thước:

  • Cao 30cm – Giá thỉnh: 2.100.000 VNĐ
  • Cao 40cm – Giá thỉnh: 3.200.000 VNĐ
  • Cao 48cm – Giá thỉnh: 5.400.000 VNĐ
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Áo Xanh THTM-003
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Áo Xanh THTM-003

4. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Thạch Anh Vàng THTM-002

Kích thước:

  • Cao 30cm – Giá thỉnh: 2.100.000 VNĐ
  • Cao 40cm – Giá thỉnh: 3.200.000 VNĐ
  • Cao 48cm – Giá thỉnh: 5.400.000 VNĐ
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Thạch Anh Vàng THTM-002
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Thạch Anh Vàng THTM-002

5. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Áo Cam Bằng Poly THTM-004

Kích thước:

  • Cao 30cm – Giá thỉnh: 1.900.000 VNĐ
  • Cao 40cm – Giá thỉnh: 2.700.000 VNĐ
  • Cao 48cm – Giá thỉnh: 3.900.000 VNĐ

6. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Áo Gấm Xanh THTM-006

Kích thước:

  • Cao 30cm – Giá thỉnh: 3.300.000 VNĐ
  • Cao 40cm – Giá thỉnh: 5.000.000 VNĐ
  • Cao 48cm – Giá thỉnh: 6.200.000 VNĐ
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Áo Gấm Xanh THTM-006
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Áo Gấm Xanh THTM-006
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Áo Gấm Xanh THTM-006
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu Áo Gấm Xanh THTM-006

Sự tích về bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Có thuyết cho rằng, bà tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, Bồ Dương, Phúc Kiến, sống ở đời vua Tống Nhân Tông. Tương truyền, mẹ bà đã mang thai 14 tháng mới hạ sinh bà, 11 tuổi bà theo đạo Phật, 13 tuổi thọ lãnh thiên thơ, tìm thấy một xấp cổ thư rồi coi đó luyện tập mà đắc đạo.

Bà am hiểu xem thiên văn cho người dân đi biển trên đảo Mi Châu. Một lần, cha bà tên Lâm Nguyện cùng với hai con trai chở muối đi bán, giữa đường thì thuyền lâm bão lớn. Lúc đó, bà đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được áo cha, hai tay nắm hai anh. Nhưng vì mẹ gọi bà thức giấc, bà vừa hé miệng trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi lần ra biển hoặc có người đi biển gặp nạn đều gọi vái bà đến.

Một thuyết khác thì cho rằng bà sinh năm 960, con thứ 7 của ngư phủ Lâm Nguyện, khi sinh ra không la không khóc nên được gọi là Mặc Nương (cô gái im lặng). Năm 16 tuổi Mặc Nương lượm được 2 miếng “Đồng phù” và luyện tập theo, nhờ đó mà có phép lạ. Bà có thể cưỡi chiếu lướt trên biển, cưỡi mây ngao du khắp nơi và còn được gọi là Long Nữ. Do sinh ra và lớn lên tại vùng biển nên bà rất am hiểu khí tượng thiên văn thủy triều, thường giúp đỡ các thuyền bè đi biển, đánh cá.

Có thuyết cho rằng bà mất lúc 28 tuổi, có thuyết cho rằng bà mất năm 16 tuổi khi bơi ra khơi tìm cha. Sau khi bà mất, người dân suy tôn bà là “Thông hiền linh nữ” và lập đền để thờ bà. Nhà Tống cũng sắc phong bà là “Thần nữ”, “Nam Hải thần nữ”, sau được phong là “Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu Nhân”. Thời Nguyên Thế Tổ phong bà là “Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi”, đến thời nhà Thanh, vua Khang Hy gia phong bà là Thiên Hậu.

Ý nghĩa của việc thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tương truyền, vào ngày 9 tháng 9 năm 987, bà nhờ mẹ mình trang điểm lộng lẫy, ngồi trên ghế trang nghiêm, sau đó, một đoàn tiên nữ trên trời bước xuống, dìu lên đuôi rồi và bay về trời. Người đời tin rằng bà chính là con gái Ngọc Hoàng, miếu thờ của bà được gọi là miếu Ma Tổ.

Theo lời kể của ngư dân, những người đi biển gặp nạn thường thấy bà mặc áo bào màu đỏ, bay lượn trên biển cả cứu giúp người. Hơn nữa, trước đây, bà thường xuyên quan sát thiên văn hải tượng, hay giúp đỡ những người đi biển. Do đó, những người đi biển, cư dân vùng ven biển đều thờ tượng bà, xem bà là vị hải thần giúp chuyến đi được thuận lợi suôn sẻ.

Bà trở thành vị nữ thần của biển cả, được xem là Thủy Thần, Hải Thần, thường được thờ để cầu mong phù hộ, chở che cho ngư dân và các thương khách trên biển. Không chỉ vậy, người ta còn thờ tượng bà để mong cầu phù hộ bình an, may mắn, làm ăn phát tài phát lộc. Tượng bà không chỉ được thờ ở nhiều Trung Quốc mà theo sự di cư của người Hoa theo đường biển, tượng được thờ rất phổ biến ở hải ngoại để mong cầu được bà bảo hộ, che chở.

Tục thờ Thiên Hậu Nương Nương ban đầu xuất phát từ mong cầu phù hộ, cứu độ, giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn khi đi biển, sau dần trở thành một nét tín ngưỡng của người Hoa. Các đoàn người Hoa cùng với người Việt đã khai phá đất hoang, cất phố, lập chợ, sống hòa hợp cùng các cộng đồng dân cư khác. Từ đó mà nền văn hóa Trung Hoa cũng thấm dần vào đời sống cư dân, tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu từ đó cũng được lan tỏa rộng rãi khắp Nam Bộ.

Thiên Hậu Thánh Mẫu được thỉnh theo thờ trong những cuộc di cư, là sức mạnh tín ngưỡng tiếp thêm niềm tin cho người dân. Do đó, khi đến vùng đất mới, người Hoa thường lập miếu thờ, thỉnh tượng bà về thờ để tạ ơn bà phù trợ đồng thời tiếp tục cầu nguyện sự linh ứng, chở che của bà.

Các kiến trúc tôn giáo để thờ phụng các vị thần linh, nhất là Thiên Hậu Thánh Mẫu được xây dựng rất bề thế. Các nơi thờ cúng thường được gọi là Chùa Bà, Thiên Hậu Cung, chùa Bà Thiên Hậu, Miễu A Má, Pò Miễu…

Cách thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu nương nương

Tục thờ Mẫu cũng phân chia thành các khu vực. Ở Bắc Bộ là mô hình Nữ Thần, Mẫu Thần, Mẫu Tam phủ và Tứ phủ. Ở miền Trung chỉ có thờ Nữ Thần và Mẫu Thần. Ở miền Nam có sự hiện diện của 3 lớp thờ mẫu là Nữ Thần, Mẫu Thần và Mẫu Tam phủ, tứ phủ. Trong đó, tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu Nương phổ biến ở miền Nam và một số khu vực ở Thừa Thiên Huế.

Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa thờ rất nhiều nơi
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa thờ rất nhiều nơi

Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu nương nương xuất hiện nhiều ở khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể lập bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tại nhà, chỉ một số đối tượng nhất định mới có thể thờ bà. Đa phần, người ta thường lập các miếu thờ hoặc các ngôi chùa riêng biệt và xây dựng điện thờ bà. Người lập bàn thờ nhất định phải am hiểu các nghi thức lễ nghĩa của việc thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu nương nương và cần có sự gắn bó lâu dài với tín ngưỡng này.

Người Hoa thường phối thờ Bà Thiên Hậu với nhiều vị thần linh khác. Tùy vào từng cơ sở thờ tự cụ thể mà vị trí đặt tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu sẽ có sự thay đổi nhất định. Tại Thiên Hậu Cung, trong chính điện có 3 gian thờ thờ tượng Thiên hậu Thánh Mẫu sẽ được đặt ở chính điện trung tâm, hai bên là hai vị thần Thuận Phong Nhĩ và Thiên Lý Nhãn.

Ngày vía Thiên hậu Thánh Mẫu là ngày 23/3 âm lịch hàng năm. Ngày vía bà Thiên Hậu thường được tổ chức lớn với trình tự thờ cúng thường là dâng lễ vật cúng tế, đọc bài văn tế thể hiện sự tôn kính và ca ngợi công đức của bà. Tại các điểm thờ tự, hoạt động này sẽ do các cư sĩ trú trì có nhiệm vụ trông coi, quản lý thực hiện.

Ở Thiên Hậu Cung ở Huế, vào ngày này, người ta sẽ tổ chức lễ túc yết cáo thần, dâng các lễ vật như hương đèn, hoa quả, heo, xôi, rượu trà, bánh trái. Đến ngày lễ chính là 23/3 sẽ trang hoàng cờ ngũ hành, bày 3 án, án giữ có phủ khăn thêu 2 chữ Thiên Hậu, trước mỗi án đều dâng lễ vật cúng tế. Trình tự buổi lễ gồm các phần như Hành sự hiến lễ, Hành á hiến lễ và cuối cùng là hành chung hiến lễ.

Ở các hội quán, thì vào ngày 22 sẽ thực hiện lễ mộc dục, ngày 23 sẽ cúng lễ từ 9 giờ sáng với các hoạt động như thỉnh chuông, trống, thắp hương. Đặc biệt, loại hương được sử dụng là 3 thẻ hương dài màu đỏ tươi kiểu Trung Quốc. Lễ vật thường là các vật phẩm màu đỏ, trái cây màu sắc đẹp, heo quay, ngoài ra, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị những phần lễ riêng để dâng cúng trong ngày lễ.

Tại miếu Tuệ Thành ở TP.HCM, vào ngày vía Bà Thiên Hậu, người ta thường tổ chức các nghi thức như tắm tượng, thay xiêm y cho Thiên Hậu, rước kiệu Bà, múa lân, múa rồng, hát Triều, hát Quảng, biểu diễn côn khúc. Ngoài ra thì còn tổ chức thêm lễ khai ấn để cầu quốc thái dân an. Tại miếu Thiên Hậu ở Bình Dương còn có tổ chức múa hẩu, có nhiều người còn duy trì tục vay tiền “bà” để cầu mua may, bán đắt.

Trải qua nhiều năm, tục thờ bà Thiên Hậu Nương Nương được xem là một trong những nghi lễ long trọng nhất, được cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ gìn giữ, phát huy đến ngày nay. Hiện nay, tục thờ bà vẫn được lớp con cháu tôn tạo, giữ gìn. Các hoạt động trong lễ hội cũng không vì thế mà không hề bị mai một, ngược lại ngày càng được chú trọng và thu hút sự quan tâm tham gia của nhiều người.

Địa chỉ thỉnh tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu đẹp, giá tốt

Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ cúng khá phổ biến ở khu vực Nam Bộ. Hiện nay, bạn có thể thỉnh tượng Thiên Hậu ở nhiều nơi, tuy nhiên, để chọn được một địa chỉ có nhiều mẫu tượng đẹp, sang trọng, chất lượng tốt thì không đơn giản chút nào. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết thỉnh tượng Thiên Hậu ở đâu đẹp, giá tốt thì có thể tham khảo cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát.

Tượng Thiên Hậu Nương Nương của Đồ Thờ Lộc Phát được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp. Diện tượng đẹp, ngũ quan bà Thiên Hậu được thể hiện hài hòa, cân đối, các đường nét, chi tiết được trau chuốt tinh tế, tỉ mỉ. Tượng có nước da hồng hào, bề mặt được phủ nhiều lớp nano giúp tăng độ phủ bóng và khả năng chống bám bụi.

Các mẫu tượng của cửa hàng này có kích thước đa dạng. Được biết, hiện nay, Đồ Thờ Lộc Phát có ship tượng toàn quốc, mỗi tôn tượng đều có chính sách bảo hành cụ thể. Không chỉ vậy, các sản phẩm cửa cửa hàng còn được cập nhật liên tục, thường xuyên trên website, có đầy đủ các thông tin như hình ảnh, kích thước, màu sắc, giá cả, thuận tiện để khách hàng tham khảo và lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm:

 

Cùng chuyên mục

Ngày Phật Đản là ngày nào? Cách thờ Phật Đản tại gia

Ngày Phật Đản là một ngày đại lễ quan trọng nhất trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ân Độ. Đây là ngày lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức...

Đại Thừa và Tiểu Thừa là hai tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Sự khác nhau giữa Phật Giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn và phân chia thành nhiều tông phái. Sự phân chia này xuất phát từ...

Mẫu Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát Diện Đẹp Từ Bi

Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả hộ trì của Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng là vị Bồ Tát thường trụ ở...

Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu vô cùng linh hiển, có rất nhiều câu chuyện về sự linh ứng của bà

Tượng Bà Chúa Xứ: Sự tích, ý nghĩa và thờ cúng

Bà Chúa Xứ hay Bà Chúa núi Sam là một vị nữ thần vô cùng nổi tiếng về sự linh thiêng, tiểu sử của bà vô cùng bí ẩn, rất...

Thất Bảo Luân Vương còn được gọi là Thất chính bảo, là bảy báu xuất hiện khi Chuyển Luân Thánh Vương hiện thế

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Thất Bảo Luân Vương là bảy báu vật, quý giá, cần thiết, tiêu biểu cho những khả năng năng lực khác nhau mà một bậc Chuyển luân Thánh Vương phải...

Tám món pháp khí này có thể mang đến bình an, cát tường

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Bát Bảo Cát Tường là bộ tám pháp khí trong Phật giáo Tây Tạng, là biểu tượng của sự may mắn, cát tường. Tên gọi khác của bộ tám pháp...

Ẩn