Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu Và Ý Nghĩa Thờ Cúng
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu là một trong những tôn tượng phổ biến, thường gặp ở các chùa miếu theo pháp môn Thiền. Nếu bạn đang có ý định thờ tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu hoặc muốn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa thờ cúng của tôn tượng này thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Nguồn gốc của tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu
“Niêm hoa vi Tiếu” là một câu chuyện quan trọng trong Phật Giáo, được xem là đầu mối, khởi nguồn của Phật giáo Thiền Tông. Giai thoại này được ghi chép đầu tiên trong cuốn “Thiên thánh quảng đăng lục” được Lý Tuân Úc biên soạn vào năm 1036. Nguyên văn ghi chép này như sau “…Như Lai thuyết pháp tại Linh Sơn. Chư thiên dâng hoa. Thế Tôn cầm hoa đưa lên. Ca Diếp mỉm cười. Thế Tôn bảo với mọi người: “Ta có chính pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, giao cho Maha Ca Diếp“. Còn theo kinh Niết Bàn (bản Bắc) thì chép lời Phật rằng: “Này các Tỳ Kheo, ta có Chính pháp vô thượng, trao cho Ma-ha Ca Diếp, Ca Diếp sẽ là chỗ y chỉ của các Tỳ Kheo, cũng như Như Lai là chỗ y chỉ của chúng sinh.”
Có thể hiểu, niêm hoa vi tiếu có nghĩa là cầm hoa mỉm cười, xuất phát từ một giai thoại thiền với sự kiện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni niêm hoa (đưa cầm hoa lên khai thị), tôn giả Ca Diếp vi tiếu (mỉm cười). Câu chuyện này được diễn giải như sau, một hôm nọ ở núi Linh Thứu trước đông đảo mọi người, Đức Thế Tôn không tuyên thuyết pháp như mọi ngày mà lặng lữ đưa lên một cành hoa. Mọi người điều ngơ ngác không hiểu ý Ngài, riêng chỉ có đại trưởng lão Ma-ha Ca Diếp là mỉm cười hiểu ý. Câu chuyện này biểu thị cho pháp môn lây tâm truyền tâm, pháp môn này không diễn đạt bằng ngôn ngữ, chỉ có sự giao cảm, rộng động trong tâm thức của Đức Phật và tôn giả Ca Diếp, thể hiện sự vi diệu của Niết Bàn.
Niêm hoa vi tiếu là giai thoại nổi tiếng, trở thành công án đặc biệt trong Thiền lâm của Phật giáo Trung Hoa, phổ biến từ đời Tống về sau này. Theo thiền sử, tôn giả Ma-ha Ca Diếp sau này được Đức Phật phó chúc thành Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ, đến vị Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, đồng thời được xem là Sơ tổ Thiền tông Trung Hoa. Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu cũng từ giai thoại này mà trở nên ngày càng phổ biến, được thờ phụng rộng rãi.
Ý nghĩa của câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu”
Niêm hoa vi tiếu được xem là một hạt giống thiền mà Phật Thích Ca gieo vào Phật Giáo lúc Ngài chưa đi vào cõi Niết Bàn. Hạt giống này được Bồ Đề Đạt ma tổ sư gieo vào Trung Hoa vào thời Lục Tổ Huệ Năng để nó nẩy nở, phát triển rực rỡ và lưu truyền cho đến ngày nay. Bồ Đề Đạt Ma là người Ấn Độ, được xem là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung Quốc, ông là vị Tổ thứ 28 và cuối cùng của Thiền tông Ấn Độ, đồng thời là Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa.
Theo lý giải của các chuyên gia nghiên cứu, câu chuyện niêm hoa vi tiếu có nhiều ý nghĩa sâu xa, ẩn tàng sâu kín vi diệu. Đức Phật cầm bông hoa lên mà không nói, Ca Diếp nhìn thấy cũng không nói nhưng trên mặt lại mỉm cười rạng rỡ. Rõ ràng, ông đã thấu rõ Chính Pháp của Đức Phật, biết đem Nhãn với Tâm phối hợp tương ứng cùng Đức Phật. Trong câu chuyện này, bông hoa tượng trưng cho tâm, sự im lặng tượng trưng cho Pháp. Tâm và Pháp tuy không mà có, tuy có mà không.
Đức Phật đưa bông hoa lên, tức là Ngài đưa cái Tâm lên cho chúng tăng xem. Thế nhưng chúng tăng chỉ nhìn thấy bông hoa mà không hiểu Tâm ý của Ngài. Duy chỉ có tôn giả Ca Diếp là thấy được cái Tâm, hiểu được chỗ vi diệu của Chánh Pháp, nên đã đạt được Tâm ấn bí truyền của Đức Phật. Theo ghi chép trong sách Liên Đăng Hội Yếu thì Đức Phật Đức Phật đã nói rằng: “Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp“.
Ý nghĩa của việc thờ cúng tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu
Câu nói của Đức Phật lúc trao Chánh Pháp, Tâm ấn cho tôn giả Ca Diếp đã trở thành cốt lõi của Thiền Tông. Do đó, Thiền tông còn được gọi là Phật Tâm tông, lấy Tâm truyền Tâm để làm chỗ dựa khai ngộ. Thiền tông nhấn mạnh vai trò của việc chứng ngộ Phật tính, mục đích của người tu tập đó là thấu suốt bản tâm thanh tịnh của bản thân, liệu ngộ phật tịnh, sống với bản tâm, có nhân duyên thì hoằng hoá giúp người tu tập ngộ đạo, sớm thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Thiền Tông Ấn Độ được truyền bá vào Việt Nam nổi danh với các thiền sư Mâu Tử, Khương Tăng Hội. Thiền tông Trung Quốc lần đầu tiên được truyền sang Việt Nam bởi Thiền sư người gốc Ấn Độ tên là Tì-ni-đa-lưu-chi. Thiền Tông Ấn Độ có phần mang tư tưởng Nam tông, có thể kể đến như việc thực hành Thiền định, Tứ thánh quả A-la-hán. Thiền Tông Trung Quốc thì được chia thành nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.
Hiện nay, tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu được thờ phụng rộng rãi ở các thiền viện, chùa tu hoặc thờ tại gia bởi những Phật tử tu theo pháp môn Thiền. Việc thờ tôn tượng này nhằm khẳng định nguồn mạch Thiền Tông được chân truyền từ Phật tổ Thích Ca, theo thế thứ truyền thừa đến các vị Tổ Sư, Thiền sư thì vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Ngoài ra, việc thờ tôn tượng còn thể hiện sự hướng đến với khát vọng chứng đạt giác ngộ như tôn giả Ca Diếp và các vị tổ sư, thiền sư.
Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu mang đến cho người thờ sự bình an, tĩnh lặng, nhẹ nhàng bình an. Tượng mang giá trị tâm linh sâu sắc, thể hiện sự hướng đến với cái tâm vi diệu Niết Bàn mà ở đó, thật tướng cũng là vô tướng. Bên cạnh đó, người ta tin rằng, câu chuyện niêm hoa vi tiếu và lời dạy của Đức Phật có thể chỉ xuất hiện từ đời Tống mà không được ghi chép trước đây nên có thể là nguỵ kinh, không chân thực. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó thì lại vô cùng chân thực, trở thành yếu chỉ của Thiền Tông. Những người tu tập theo yếu chỉ này, đã đạt được những lợi ích nhất định trong cuộc sống, trong tu tập và đạt được chứng ngộ cao.
tượng phật thích ca niêm hoa vi tiếu thạch anh đẹp
Nên thỉnh tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu ở đâu?
Một trong những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn để thỉnh tượng Phật Thích Ca, tượng Bồ Tát… là cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát. Các tôn tượng Phật của Lộc Phát được làm từ chất liệu bột đá cao cấp với các ưu điểm như:
- Tượng có tính linh, năng lượng phong thuỷ cao: Tượng đá được chế tác từ các khối đá thiên nhiên, chứa đựng năng lượng tích tụ từ tinh hoa của trời đất. Do đó, các tôn tượng này có nguồn năng lượng phong thuỷ và có tính linh cao, mang đến năng lượng phong thuỷ tích cực, ảnh hưởng tốt đến gia chủ và người thân. Ngoài ra, tượng bằng đá còn giúp phát huy khả năng an lạc, cảm hoá hiệu quả hơn các chất liệu khác.
- Độ bền cao: Độ bền cũng là một trong những ưu điểm của tượng Phật bằng đá. Tượng được làm từ bột đá tự nhiên nên khả năng chống chọi với thay đổi của môi trường tốt. Bề mặt tượng được phủ nhiều lớp nano giúp tăng độ phủ bóng, khả năng chống bám bụi, không bị bám dơ.
- Tính thẩm mỹ cao: Tất cả các tôn tượng của Lộc Phát đều được chế tác bởi những nghệ nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm. Do đó, các đường nét tượng thanh thoát, màu sắc đẹp, toát lên thần thái của người nhà Phật.
Ngoài ra, cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát cũng được đánh giá cao ở thái độ phục vụ và chính sách vận chuyển, bảo hành sản phẩm. Các tôn tượng Phật thường được bảo hành 10 năm, chấp nhận đổi trả sản phẩm nếu lỗi thuộc về nhà sản xuất, sẽ hỗ trợ bảo hành nếu quá trình vận chuyển hoặc trong quá trình sử dụng chẳng may gặp vấn đề. Đặc biệt, được biết, cửa hàng có chính sách miễn phí vận chuyển đối với khách hàng ở khu vực TP.HCM và hỗ trợ giao hàng toàn quốc.
Một số lưu ý khi thỉnh và thờ tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu
Khi thỉnh và thờ tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu hay bất kỳ tôn tượng Phật, Bồ Tát nào, gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Việc thờ tôn tượng Phật, Bồ Tát nên xuất phát từ tâm, chỉ thỉnh, thờ khi thật tâm tôn kính, không nên ngẫu hứng, thờ vì đẹp, thờ vì thấy người khác cũng thờ.
- Nên chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng cần thiết, chuẩn bị bàn thờ Phật sẵn sàng để khi thỉnh tượng sẽ đi một mạch từ cửa hàng về nhà và an vị tượng Phật ngay trên bàn thờ.
- Nếu thờ Phật tại gia, nên chọn một vị trí yên tĩnh, trang nghiêm để an vị tượng Phật. Với trường hợp là nhà phố, nhà ống thì nên đặt tượng ở nơi cao nhất, ở nơi yên tĩnh, tuyệt đối không đặt ở nơi thường xuyên tiếp khách, hội họp…
- Không nên thờ quá nhiều tượng Phật trong nhà, tốt nhất chỉ nên thờ bộ ba tượng Phật, Bồ Tát. Khi tượng Phật đã cũ muốn thay tượng mới thì nên mang tượng cũ lên chùa làm lễ rồi mới thỉnh tượng mới về.
- Lễ vật thờ cúng không cần quá rườm rà, câu nệ, tuy nhiên cần đủ tôn kính và thành ý, đặc biệt hoa quả và nước trà cần được thay mới thường xuyên.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của giai thoại niêm hoa vi tiếu và ý nghĩa của việc thờ tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu. Nếu muốn biết thêm thông tin về tượng và cách thờ hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn về cách thỉnh tượng, bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi qua website hoặc số điện thoại 093.173.8189.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!