5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng 3 Vị Tam Thanh Đạo Tổ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tam Thanh Đạo Tổ là 3 vị đồ đệ ưu tú của Hồng Quân lão tổ, được thờ phụng phổ biến trong Đạo Giáo. Các vị này gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thượng Lão Quân) và Linh Bảo Thiên Tôn (Thông Thiên Giáo Chủ). Các Ngài là những vị thần tiên tối cao và cũng là biểu tượng của Đạo giáo. 

Tam Thanh Đạo Tổ là ai?

Tam Thanh Đạo Tổ là 3 vị thần tiên tối cao, được xem là biểu tượng của Đạo giáo, được thờ phụng vô cùng phổ biến. Các Ngài là 3 vị đệ tử chính thức của Hồng Quân Đạo Tổ, được đạo giáo tôn thờ, xưng là Tam Thanh Đạo Tổ. Tam Thanh là đấng tối cao của Đạo giáo.

Tam Thanh Đạo Tổ là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo
Tam Thanh Đạo Tổ là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo

Hồng Quân Lão Tổ là vị thần có pháp lực và đạo hạnh cao thâm nhất trong hàng ngũ tiên ban Đạo giáo, do khí hồng mông hoang sơ sinh ra. Vị thần tiên này đã tồn tại từ khi vũ trụ chưa sinh ra. Ngài cùng ba vị đệ tử là những nhân vật chủ chốt trong thần thoại Trung Hoa.

1. Nguyên Thủy Thiên Tôn

Nguyên Thủy Thiên Tôn là học trò thứ nhất của Hồng Quân lão tổ. Ngài được sinh ra từ khí gốc của vũ trụ, tức là khí thái cực, khí nguyên gốc trước khi phân chia thành lưỡng nghi âm dương.

Nguyên Thủy Thiên Tôn ngự ở cung Tử Hư, cõi Thánh Cảnh, thuộc tầng trời Đại Niết Bàn. Ngài là vị Tôn Thần tối cao trong Tam Thanh, được tôn xưng là vị tổ chủ trì cõi trời, còn được gọi là Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn.

*Một số thần thoại Trung Hoa cho rằng, thuở Hỗn Độn sơ khai chưa phân rõ Trời – Đất, chỉ mới có Thái Vô Nguyên Khí (hỗn nguyên khí), có Nguyên Thủy Thiên Vương, là nguyên lý sơ khai. Khi hình thành Thái cực, phân chia lưỡng nghi âm dương, thể chất của Nguyên Thủy Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ, tạo ra trời đất. Khi Bàn Cổ khai thiên tích địa xong thì kiệt sức chết đi, nguyên thần hóa thành ba vị Thiên Tôn là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn và Linh Bảo Thiên Tôn. 

Nguyên Thủy Thiên Tôn đứng vị trí thứ nhất trong Tam Thanh, là giáo chủ của Xiển giáo. Xiển giáo lựa chọn đệ tử vô cùng nghiêm ngặt, chọn lọc rất kỹ lưỡng, chỉ thu nạp và dạy dỗ những người có phẩm chất trong sáng, có căn cốt tốt.

Ngài có đến 13 vị đệ tử là Quảng Thành Tử, Hoàng Long chân nhân, Thái Ất chân nhân, Văn Thù Quảng Pháp thiên tôn, Từ Hàng đạo nhân, Đạo Hành thiên tôn, Xích Tinh Tử, Cù Lưu Tôn, Linh Bảo đại pháp sư, Phổ Hiền đạo nhân, Ngọc Đỉnh chân nhân, Thanh Hư Đạo Đức chân nhân, Khương Tử Nha…

2. Thái Thượng Lão Quân

Thái Thượng Lão Quân còn được gọi là Đạo Đức Thiên tôn hay Lão Tử. Ngài là vị thần đứng hàng thứ hai trong Tam Thanh Đạo tổ nhưng được nhắc đến trước Nguyên Thủy Thiên Tôn. Ông chưởng quản nhân giáo, đảm đương những việc về bào chế linh đơn, tu luyện, lễ nghĩa, đạo đức.

Ba vị Tam Thanh Đạo Tổ là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thượng Lão Quân và Linh Bảo Thiên Tôn
Ba vị Tam Thanh Đạo Tổ là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thượng Lão Quân và Linh Bảo Thiên Tôn

Là vị thần tiên tối cao, có trước trời đất, tạo ra vạn vật của thế gian, thống ngự thiên địa càn khôn, cũng là vị Thần trường sinh bất tử. Ngài có thể biến hóa vạn vật, cứu độ chúng sinh, giúp những người bất hạnh, khổ nạn, giúp biến hung thành cát, hóa dữ thành lành. Dân gian tin rằng, khi đang chịu khốn khổ, gặp khổ nạn, chỉ cần thành tâm khấn niệm tên Ngài thì sẽ được giúp đỡ.

Đạo Đức Thiên Tôn truyền kinh pháp giúp cứu độ cho chúng sinh, truyền thụ cho những người có tiên duyên học, luyện, nắm giữ đạo trời để được ban phúc, trừ họa, kéo dài tuổi thọ, giúp quốc thái dân an, mùa màng bội thu. Nhà nào thường tụng Đạo Đức Kinh sẽ được bình an, tránh được tai kiếp, tài lộc tự đến.

3. Thông Thiên Giáo Chủ (Linh Bảo Thiên Tôn)

Linh Bảo Thiên Tôn còn gọi là Thông Thiên Giáo Chủ, là một trong ba vị thần tối cao trong Đạo giáo, ở ngôi Thượng Thanh. Một số tôn hiệu khác là Thượng Thanh Đại Đế, Linh Bảo Đạo Quân, Thượng Thanh Đại Đạo Quân, Hỗn Minh Đại Thiên Tôn, Thượng Thanh Thánh Địa Thông Thiên Giáo Tổ Linh Bảo Thiên Tôn…

Thông Thiên Giáo Chủ là vị đệ tử thứ ba của Hồng Quân Lão Tổ, ông nắm giữ Tru Tiên Tứ Kiếm, được cho là người giỏi và mạnh nhất trong Tam Thanh. Ông thu nhận đồ đệ không phân chủng loại, thiện ác, dù là người hay súc vật, dù ít đức hay nhiều đức, chỉ cần có ý nguyện muốn tu thì đều được truyền đạo.

Thông Thiên Giáo Chủ luôn quan niệm rằng chúng sinh đều bình đẳng, chỉ cần có đức có khát vọng và luôn kiên trì, nỗ lực không ngại gian khổ thì đều được trao cơ hội tu tập. Ông cho rằng quy định chọn đệ tử của hai vị sư huynh quá hà khắc. Do đó, môn hạ của Linh Bảo Thiên Tôn đặc biệt đông đảo, người tài vô số, nổi danh là Đa Bảo Đạo Nhân, Quy Linh Thánh Mẫu, Kim Linh Thánh Mẫu…

Trong quá trình truyền đạo, ông nảy sinh hiềm khích với hai vị sư huynh. Vì vậy, đã xuống trần lập Tru Tiên Trận và Vạn Tiên Trận để ngăn cản sư huynh nhưng đều thất bại. Sau này, Thông Thiên Giáo chủ mai danh ẩn tích, không ai còn biết đến tung tích của ông nữa.

Hình tượng Tam Thanh Đạo Tổ

Tam Thanh Đạo Tổ là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo tại Trung Quốc. Các Ngài có pháp lực và đạo hạnh cao thâm, là vị tổ chủ trì cõi trời, được cho là nguồn gốc của vạn vật. Đạo giáo có hai dòng là Đạo giáo phù thủy và Đạo giáo thần tiên.

Tượng 3 vị thần tiên trong bộ Tam Thanh Đạo Tổ
Tượng 3 vị thần tiên trong bộ Tam Thanh Đạo Tổ

Đạo phù thủy chuyên dùng pháp thuật để trừ tà, trị bệnh, giúp người dân mạnh khỏe, an khang. Đạo giáo thần tiên dạy luyện đan, cầu trường sinh bất tử, tu tiên… Ngoài ra, những tư tưởng được dạy còn là ngũ hành, bát quái, luận thiên địa, tứ tượng, chân khí, thuyết năng lượng, thuyết âm dương, kinh dịch…

Hình tượng Tam Thanh Đạo Tổ được thể hiện rất đa dạng. Trong đó, Nguyên Thủy Thiên Tôn được thể hiện trong tư thế ngồi, đầu có hào quang, thân mặc đạo bào, râu dài, tóc đen, thường ngồi giữa trong bộ Tam Thanh, tay cầm viên ngọc.

Thái Thượng Lão Quân – Đạo Đức Thiên Tôn được thể hiện trong tư thế ngồi trên tòa sen. Ngài có râu tóc bạc phơ, thân mặc đạo bào, trên đầu có hào quang. Trong tay Ngài thường cầm một bình hô lô chứa đựng đan dược trường sinh và một cây phất trần trắng.

Linh Bảo Thiên Tôn – Thông Thiên Giáo Chủ được thể hiện trong tư thế ngồi trên tòa sen bên trái, thân thường mặc đạo bào. Trên đầu có hào quang, trong tay cầm một gậy như ý.

Ý nghĩa và cách thờ cúng Tam Thanh Đạo Tổ

Các thuật phong thủy, phương pháp dưỡng sinh, các hình thức bói toán, cúng bái, trừ tà… có liên quan đến Đạo Giáo. Việc thờ Tam Thanh Đạo Tổ là cách thể hiện lòng tôn kính, sùng bái trước các Ngài, các vị thần tiên tối cao, biểu tượng của Đạo giáo.

Tượng Tam Thanh Đạo Tổ được thờ để kích hoạt phong thủy
Tượng Tam Thanh Đạo Tổ được thờ để kích hoạt phong thủy

Thờ cúng các Ngài là cách chúng ta thể hiện niềm tin với thế giới tâm linh. Những người học, luyện cách nắm giữ đạo trời thường thờ tượng các Ngài để thể hiện sự tôn kính. Đồng thời, người ta còn tin rằng, việc thờ các Ngài sẽ giúp gia tăng sự kết nối tâm linh, nhận được sự bảo hộ của thần tiên, chư thánh, được bình an, êm ấm, gặp dữ hóa lành, gặp hung hóa cát…

Các gia đình thường thờ tượng Tam Thanh để:

  • Kích hoạt phong thủy
  • Xua tan hung khí
  • Cầu bình an, tài lộc, may mắn

Thái Ất chân nhân từng đề cập, nhà nào có Kinh này (Đạo Đức kinh) thường tụng có thể tránh được nạn kiếp, được tai qua nạn khỏi, bình an, tài lộc tự đến. Người trì tụng sẽ được thiên thần ở 10 cõi trời hộ thân, được Ngọc phù Bảo Thần Kim dịch luyện, hình thần vào đạo hợp chân.

Do đó, việc thờ Tam Thanh Đạo Tổ, thường trì tụng Đạo Đức kinh sẽ được sống lâu, du hành tam giới vào được Kim Môn. Được sống, ngũ lộ thần tài chỉ lối, Văn Xương ban pháp học danh, ngộ giải được thì tai chướng chẳng xâm, chư thánh giữ cửa. Ngoài ra còn giúp cứu tai giải nạn, trị liệu bệnh tật, bảo toàn giang sơn xã tắc, gia đạo ấm êm…

Ngày vía của Nguyên Thủy Thiên Tôn là ngày mùng 1 tháng giêng. Vào đêm trừ tịch, từ 11 giờ 30 phút, các điện thờ sẽ cử hành nghi thức cúng lễ Nguyên Thủy Thiên Tôn. Tượng thờ thường được khai quang theo nghi thức Mao Sơn.

Giao thoa văn hóa là một xu hướng tất yếu, không có tộc người nào tồn tại một cách biệt lập mà không có sự tiếp nhận, biến đổi, dung hợp với các yếu tố văn hóa mới. Sự giao thoa văn hóa khiến cho các tộc người có thêm nguồn lực ngoại sinh để phát triển. Nếu không giao lưu văn hóa, tồn tại biệt lập thì sẽ có nguy cơ suy thoái, biến mất theo thời gian.

Do đó, việc Việt Nam đón nhận, biến đổi các tín ngưỡng, tôn giáo để phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc là hoàn toàn bình thường. Đây cũng là lý do mà đất nước ta vô cùng đa dạng về văn hóa, có thờ tổ tiên, thờ Tam Phủ, Tứ Phủ, thờ Mẫu, thờ Phật… Tam Thanh Đạo Tổ tuy không quá phổ biến ở Việt Nam nhưng cũng được thờ phụng ở rất nhiều nơi.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Giám Trai Sứ giả Bồ Tát thường được thờ trong trai đường và nhà trù của Chùa Viện

Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát là ai? Ý nghĩa tượng và thờ cúng

Giám Trai sứ giả Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ nhiều tại trai đường và nhà trù của các chùa Viện. Hình tượng Ngài được thể hiện rất...

Thờ Phật và gia tiên chung một bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên trong nhà đúng nhất

Thờ Phật và gia tiên là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, đã có từ xa xưa và vẫn lưu giữ, tiếp nối đến ngày nay....

Phật giáo Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Phật giáo Mật Tông là gì? Mật Tông thờ các vị Phật nào?

Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay, là một nhánh của Phật giáo Đại Thừa. Mật Tông tôn Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô...

Có nhiều trang phục đẹp, phù hợp để đi chùa

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Chùa viện là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thờ chư Phật, Bồ Tát, là nơi tu hành của nhiều bậc tăng nhân. Chính vì vậy, khi đi chùa, chúng ta...

Kim Cang Toát Đỏa là vị Bồ Tát có đại nguyện vô cùng độc đáo

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được tôn sùng trong Phật giáo Đại Thừa, nhất là trường phái Mật Chú và Kim Cương...

Trầm hương là một loại gỗ quý, có mùi thơm vô cùng độc đáo

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Trầm hương là một loại gỗ thơm, quý hiếm, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Dựa theo phẩm chất, trầm hương được chia làm 3 loại...

Ẩn