Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Có rất nhiều ngôi chùa có điện thờ Thiên Vương, trong điện thờ gồm có 4 vị vũ tướng, dáng vẻ uy vũ, hùng tráng. Bốn vị này còn gọi là Tứ Đại Thiên Vương hay Hộ Thế Thiên Tôn. Đây là bốn vị hộ pháp có trách nhiệm giữ gìn Phật pháp, trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hòa.
Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?
Tứ Đại Thiên Vương còn gọi là Tứ Đại Kim Cương hay Hộ Thế Thiên Vương, trấn giữ Tứ Đại Bộ Châu, thường được thờ tại Điện Thiên Vương (Điện Thiên Vương là ban Cảnh vệ bảo vệ các ngôi chùa). Các Ngài là bốn vị đại tướng của Đế Thích Thiên theo kinh điển Phật giáo Ấn Độ, họ ở trên đỉnh Thiền Đà La, thuộc ngọn Tu Di.
Tứ Đại Thiên Vương có nhiệm vụ cảnh vệ, bảo vệ chùa, giữ gìn Phật pháp, duy trì sự ổn định của xã hội. Mỗi Ngài được giao trọng trách cai quản, bảo vệ một Đại Châu, trông nom bốn phương tám hướng để mưa thuận gió hòa. Các ngài có pháp lực cao cường, canh giữ thượng giới, bảo vệ nhân gian, chống lại tà ma ác quỷ.
Bốn vị Thiên Vương được đề cập trong các tài liệu kinh điển Phật giáo là:
- Đông Thiên Vương – Trì Quốc Thiên Vương (Dhritarashtra)
- Tây Thiên Vương – Quảng Mục Thiên Vương (Thiên Vương Virupakkha)
- Nam Thiên Vương – Tăng Trưởng Thiên Vương (Thiên Vương Virulhaka)
- Bắc Thiên Vương – Đa Văn Thiên Vương (Thiên Vương Kurera hay Vessavana).
Hình tướng và nhiệm vụ riêng của từng vị Thiên Vương
Tứ Đại Thiên Vương là bốn vị đại tướng uy vũ, bảo vệ giữ gìn Phật pháp, trông nom bốn phương tám hướng. Mỗi người trong số họ đều đã từng là những vị vua lãnh đạo một quân đoàn, sống ở tầng trời Tứ Thiên Vương. Tương truyền, Bốn vị thần hộ trì này được tái sinh vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và nhận giáo lý từ ngày.
Hộ Thế Thiên Vương là bốn vị Hộ Pháp Thần của Phật giáo, hộ trì thế giới Ta Bà và duy trì giữ an ổn cho xã hội. Hình tướng và nhiệm vụ của mỗi vị như sau:
1. Đông phương Trì Quốc Thiên Vương
Trì Quốc Thiên Vương (Dhritarashtra, tên Hán Việt là Đa La Tra ) là vị thần trấn giữ phương Đông của núi Tu Di. Ngài mang trên mình trọng trách giữ gìn đất đai mùa màng, bảo vệ chúng sinh, bảo vệ quốc gia, duy trì sự bình an, ổn định của dân chúng.
Trì Quốc Thiên Vương sống ở phía Đông của sườn núi Tu Di trên cõi trời Tứ Thiên Vương. Ngài cai quản hội chúng càn-that-bà (Gandhabba), là hạng chúng sinh sống dựa vào những cây cối có mùi hương.
Họ gắn liền với cội cây đã cư ngụ lúc đầu, dù có bị đốn đem về thì họ cũng đi theo khúc gỗ ấy, trú ngụ trong đó rồi hiện ra cho người chủ sử dụng khúc gỗ ấy thấy khiến họ gặp hoạn nạn hoặc tai ương. Có tất cả mười loài Càn-that-bà, các vị trú ngụ bên trong gọi là Mộc Dạ Xoa.
Trì Quốc Thiên Vương, từ tên gọi của Ngài có thể thấy, Ngài là vị Thiên Vương có trách nhiệm hộ trì quốc gia, bảo hộ sinh linh, giữ gìn đất đai của một đất nước. Ngài ở vùng đất làm bằng vàng ở phía Đông của núi Tu Di.
Ngài Trì Quốc Thiên Vương được mô tả với thân sắc màu trắng, trong tay ôm đàn tỳ bà, tiếng đàn có ý nghĩa giúp tâm thức con người được thanh tịnh, ổn định. Khi đạo Phật được phổ biến rộng rãi, hình tướng và tên gọi của Trì Quốc Thiên Vương ở mỗi nơi sẽ có những khác biệt nhất định.
2. Tây phương Quảng Mục Thiên Vương
Quảng Mục Thiên Vương hay Tây Thiên Vương (tiếng Phạn: Virupaksha – Tên Hán Việt là Tỳ Lưu Bác Xoa) là vị Thiên Vương trấn giữ phương Tây, ngụ ở vùng đất làm bằng bạc trắng phía Tây núi Tu di. Có nhiệm vụ quan sát, trừng trị cái ác, bảo vệ giữ gìn đạo Pháp và luật trời. Tây Thiên Vương đã nguyện được tái sinh trong thời Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế để bảo vệ Đức Phật.
Quảng Mục có nghĩa là dùng ánh mắt thanh tịnh để quan sát thế giới, hộ trì mọi người. Ngài được xem là thủ lĩnh của các Nagas (rắn hổ mang), có con mắt hung tợn để răn đe các thế lực cản trở việc thực hành, giáo hóa Phật pháp. Cái nhìn của Ngài có thể gây hại cho chúng sinh, vì thế, Ngài thường nhìn chằm chằm vào bảo tháp mà mình mang theo.
Loài Nagas trú ở trong lòng đất hay dưới đáy núi, đôi khi chúng có thể làm mặt đất rung chuyển, có lúc giữ nguyên hình tướng, có lúc hóa ra các hình dáng khác nhau. Cũng như các loài La Sát, Dạ Xoa, loài này đôi khi thích thú trong việc hành hạ chúng sinh để thỏa mãn dã tính của mình. Chúng cũng thường đi xuống địa ngục để hành hạ, ăn thịt tội nhân.
Quảng Mục Thiên Vương cai quản các loài Nagas. Ngài được mô tả là có da màu đỏ, pháp khí là con rắn quấn trên người và viên ngọc Mani. Trong Phật giáo Trung Quốc, Ngài được mô tả với ánh mắt hung tợn, tay cầm sợi dây đỏ hoặc xích long, có ý nghĩa thuần phục các tà ma ngoại đạo, giúp họ quy phục chánh pháp, trở thành người tốt.
3. Nam phương Tăng Trưởng Thiên Vương
Tăng Trưởng Thiên Vương (tiếng Phạn: Virudhaka, tên Hán Việt: Tỳ Lưu Ly) là vị Thiên Vương ngụ ở vùng đất làm bằng lưu ly, hướng Nam của núi Tu Di. Ngài là vị Thiên Vương giúp chúng sinh tăng trưởng thiện căn, giúp Phật giáo phát triển. Trong Phật giáo Á Đông, Ngài được gọi là vị thiên phương pháp triển, có nhiệm vụ hộ trì cõi Ta Bà, giúp thế giới phát triển và tăng triển không ngừng.
Tương truyền, Nam Thiên Vương đã cùng với các vị hộ pháp khác bảo vệ mẹ của Đức Phật là hoàng hậu Maya trước khi hoàng tử được sinh ra. Sau đó lại tiếp tục trợ giúp Ngài trong suốt cuộc đời truyền dạy Phật pháp. Ngày nay, ngài thường dùng quyền năng của mình để bảo vệ chúng sinh, ngăn chặn sự phá hoại đối với Phật pháp.
Nam Thiên Vương cai quản hội chúng Kumbhanda (Cưu-bàn-trà), loại ác thần có bụng to, mắt lồi, tròng mắt màu đỏ. Loài này thường cư ngụ ở cõi người và cõi địa ngục. Ở cõi người, chúng có nhiệm vụ giữ gìn ao hồ, sông ngòi, núi non, rừng rậm, bảo châu, đền tháp, các loài cây gỗ thơm hoặc có hoa thơm. Chúng trông coi những gì mà thiên vương muốn bảo tồn.
Hạng Kumbhanda dưới địa ngục là các loài La Sát, quỷ sứ mang hình dạng chim quạ, kền kền, chó dữ, có nhiệm vụ trừng trị tội nhân. Tất cả các Kumbhanda đều nằm dưới quyền cai quản của Thiên Vương Virudhaka.
Theo kinh điển Phật giáo, Tăng Trưởng Thiên Vương được mô tả với thân sắc xanh, do ở hướng Nam nên màu da của Ngài có màu xanh nước biển. Pháp khí tượng trưng của Ngài là thanh gươm báu, thanh gươm có sức mạnh tiêu diệt cái xấu.
Một số tài liệu đề cập rằng, thân sắc ngài có màu xanh lục, có ý nghĩa giúp tăng trưởng thiện căn. Trong tay là một thanh kiếm báu lợi hại, trên kiếm có lá bùa, thân kiếm được khắc bốn chữ Địa – Thủy – Hỏa – Phong, khi niệm chú thì gió – lửa nổi lên tiêu diệt quân đối phương.
4. Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương – thủ lĩnh của Tứ Đại Thiên Vương
Bắc Thiên Vương là thủ lĩnh của Tứ Đại Thiên Vương. Ngài là Đa Văn Thiên Vương (tiếng Phạn: Vaisravana – tên Hán Việt là Tỳ Sa Môn), ngụ ở vùng đất làm bằng thủy tinh phía bắc núi Tu Di. Từ tên gọi của Ngài có thể thấy, Ngài là vị Thiên Vương thông tuệ, nghe nhiều, hiểu nhiều, biết nhiều, luôn chuyên cần học hỏi, tìm hiểu.
Đa Văn Thiên Vương luôn theo dõi thế giới, bảo vệ nhân dân, Ngài cai quản chúng Dạ Xoa (yakka). Có 2 loại Dạ Xoa là Chư Thiên Dạ Xoa và Bàng Sinh Dạ Xoa. Chư thiên Dạ Xoa xung quanh có hào quang, thân hình sinh đạo, đôi lúc cũng có tâm bức hại chúng sinh, khi vui thích não hại chúng sinh thì thường hóa thành quỷ sứ, đi xuống địa ngục hành tội chúng sinh theo sở thích của mình. Bàng sinh Dọa xoa có thân hình thô xấu, khả ố.
Đa Văn Thiên Vương được mô tả với khuôn mặt màu vàng, thường mang theo một chiếc ô, tượng trưng cho sức mạnh che chở của mình. Một số tài liệu thì đề cập rằng, Ngài có thân màu lục, một tay cầm cờ chiến thắng, tay kia cầm bảo tháp.
Ý nghĩa của việc thờ Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo
Các ngài là những vị hộ pháp của Phật giáo, mỗi người hộ trị và giảng dạy giáo hóa pháp trong cõi riêng của họ. Các Ngài luôn sẵn sàng bảo vệ Phật Pháp, xung quanh họ được bao quanh bởi ngọn lửa thể hiện sự năng động của trí tuệ tâm linh.
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, Tứ Đại Kim Cương được đặt ở bốn hướng của một khóa nhập thất khép kín. Mục đích là để thiết lập ranh giới, bảo vệ hành giả không bị quấy phá, nhiễu loạn bởi ma quỷ trong thời gian tu tập. Các Ngài là hộ pháp hộ trì Phật giáo, nằm trong ban Cảnh vệ nên cũng thường được nhìn thấy ở gần lối ra vào các ngôi chùa của Phật giáo Đại Thừa.
Tứ Đại Thiên Vương cai quản những loài kỳ lạ, thích làm khổ chúng sinh khác, thích đấu đá với đồng loại. Các Ngài đóng vai trò lãnh đạo, cai quản để chúng không gây hại, sống phóng túng. Do đó, khi cõi người có đại nạn, tai biến, chúng ta thường tưởng niệm, vọng bái Tứ Thiên Vương để mong cầu được bình an.
Bốn vị thiên vương luôn hộ trì cho chúng sinh được an lạc, yên vui, tránh được tai ương. Vì vậy, khi chúng ta làm phước gì cũng nhớ tưởng đến các vị ấy thì khi có vấn đề sẽ được các vị ấy thương tưởng lại chúng ta.
Tương truyền, cứ mồng tám âm lịch hàng tháng, các sứ giả của bốn vị thiên vương sẽ xuống thế gian để xem xét việc hành thiện của loài người. Vào ngày mười bốn hàng tháng, các hoàng tử của các Ngài sẽ hạ thế khảo sát bốn phương. Và ngày rằm lễ Uposatha (bố-tát), đích thân các Ngài sẽ hạ thế làm công tác này, báo cáo lên chư thiên trên cõi Tam Thập Tam Thiên.
Xem vương