Thờ 3 Ông Quan Công Là Ai? Vì Sao Thờ Quan Công Không Thờ Lưu Bị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Thờ 3 Ông Quan Công Gồm Những Ai ?
Trong rất nhiều đền thờ và tại một số nhà thường thờ 3 ông Quan Công. 3 ông Quan Công được nhắc đến chính là Quan Vũ (hay Quan Thánh), Quan Bình, Và Châu Thương( nhiều nơi gọi là Châu Xương). Hình tượng 3 Vị Quan Công được miêu tả như sau: Quan Công cầm kinh xuân thu ngồi chính giữa và phía trước , Quan Bình Cầm bảo ấn đứng hầu bên phải, và Châu Thương cầm long đao đứng hầu bên trái.
1. Quan Công
Quan Công là một nhân vật xuất hiện và có thật trong lịch sử ở thời Đông Hán. Đặc biệt trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung hình tượng Quan Công được thần thánh hóa và ngày nay có rất nhiều những gia đình kinh doanh thờ phụng ông như là một vị thần độ mạng và xua đuổi tà ma cũng như phòng tránh được tiểu nhân.
Quan Công hay thường gọi là Quan Vũ: Là vị tướng nổi tiếng với tính tình cương trực, luôn xả thân vì chính nghĩa. Đặc biệt đây là một vị tướng được miêu tả là khi có danh lợi không bao giờ thay lòng, giàu sang phú quý vẫn luôn cương trực không tà dâm, nghèo hèn tới mấy cũng không nhục chi, oai vũ không khuất phục.
Quan Công kết bái huynh đệ với 2 vị là Lưu Bị và Trương Phi. Ông được đánh giá là vị tướng có tài năng và võ nghệ siêu đỉnh. Tuy nhiên ông cũng khá nổi tiếng với tính tình kiêu ngạo, thường xuyên quát nạt và chửi bới người khác. Nên nhìn chung vào thời đó ông không được lòng người.
=> Xem thêm: 50 mẫy tượng Quan Công Đẹp Nhất
2. Quan Bình
Quan Bình là con nuôi của Quan Vũ. Ông theo Quan Vũ năm ông 10 tuổi. Lúc bấy giờ, sau khi qua 5 ải thì Quan Vũ có tới gặp tìm Lưu Bị. Trên đường đi Quan Vũ có ghé thăm Quan Định và nhận lời của Quan Định, nhận Quan Bình làm con nuôi. Từ đó trở đi thì Quan Bình theo Quan Vũ trên chiến trường và luôn là một vị tướng trung thành với Quan Vũ.
Vào năm 219 Quan Vũ dẫn theo Quan Bình xông vào trận địa tấn công Phàn Thành do Tào Ngụy và tào Nhân trấn thủ. Tuy nhiên, ở trận đánh này Quan Vũ và Quan Bình đã thất bại và bị quân Ngô chém ở Lâm Thư.
Sau khi Quan Vũ Và Quan Bình mất thì nhiều đền thờ lập nên thờ phụng.
- Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây
3. Châu Thương
Là một nhân vật xuất hiện sau cùng trong bộ 3 Quan Vũ, Quan Bình, Châu Thương. Ông cũng xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa tại ải 5 và sau khi chém 6 tướng. Châu Thương vốn nổi tiếng là một người to cao, lực lưỡng. Ông rất ngưỡng mộ Quan tướng quân (Quan Công). Nhiều lần muốn gặp mặt nhưng vẫn chua có cơ hội.
Mãi cho tới một ngày Châu Thương cũng có cơ hội gặp Quan Công. Và ông đã bày tỏ thành ý của mình, nguyện đi theo làm lính bộ, sớm tối luôn kề cận và bảo vệ Quan Công.
Châu Thương được miêu tả chính là người cầm thanh long đao theo sau Quan Công.
Hình Tượng Quan Công Vân Trường Trong Dân Gian
Trong các hình tướng Quan Công trong dân gian thì hình tướng Quan Công xuất hiện cùng 2 vị Quan Bình, Châu Thương cũng có được thờ tại nhiều đền thờ. Tại Việt Nam cũng có một ngôi đền ông ở Hội An hàng năm thường làm ngày lễ vía cúng Quan Công.
Hình tượng Quan Công trong dân gian Việt Nam cũng khá giống trong nguyên tác. Quan Công được miêu tả là người có khuôn mặt đỏ, mày ngài hình chữ bát, thân thể uy vũ toát lên vẻ dũng mãnh.
Hình tượng Quan Công thường thấy là ngồi đọc kinh xuân thu, hoặc cầm đao trấn ải, xách đao hoặc Quan công bên ngựa xích thố.
=> Xem thêm: Tuổi nào nên thờ Quan Công
Đền thờ 3 ông quan công ở đâu
Ngày nay đa số các đền thờ có 3 ông Quan Công đều được đặt tại Trung Quốc, Hong Kong. Tuy nhiên ở Việt Nam những năm gần đây cũng có thờ 3 vị Quan Công ở các đình nhỏ hoặc thờ tại gia là chủ yếu. Tượng 3 vị Quan Công thường được thờ bằng tranh, ảnh hoặc các tượng bằng đồng, đá, composite.
Thường được thờ nhiều nhất vẫn là vị Quan Công. Ông được các đời vua tôn và lập đền thờ như một vị tướng dũng mãnh, diệt gian, trừ yêu.
Đền thờ 3 ông Quan Công lớn nhất ở Việt Nam được biết đến là đền chùa Ông ở Hội An. Tại Trung Quốc đền thờ ở Lạc Dương – là nơi chôn cất Quan Công
Tại sao có thờ quan công nhưng không có thờ Lưu Bị
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Đa số đều là thờ Quan Công và chưa từng nghe nói đến việc thờ Lưu Bị.
Tại Sao Thờ Quan Công
Quan Công được biết đến là một vị Tướng trọng nghĩa tình, dũng cảm, luôn giữ chữ tín và đặc biệt là một người chính trực, không bị những cám dỗ sa ngã. Mặc dù ông hi sinh trên chiến trường nhưng cũng là một cái chết oanh liệt và không đầu hàng kẻ thù. Nói về Quan Công có rất nhiều giai thoại và hiện nay còn rất nhiều điển tích. Những người thờ Quan Công đa số là những nhà kinh doanh, chính trị, cảnh sát (ở Hong Kong) thờ ngài để ngài luôn phò trợ, diệt trừ kẻ ác, phòng tránh tiểu nhân, và tượng thờ Quan Công luôn hướng mặt ra ngoài cửa chính cũng có ý nghĩa là bảo vệ những người bên trong. Những người kinh doanh thờ tượng Quan Công cũng thể hiện việc họ luôn mong có chữ tín trong kinh doanh.
Tại sao không thờ Lưu Bị
Thực tế sau khi Quan Vũ chết Lưu Bị liền xưng đế. Ông nhanh chóng xưng đế và xử lý hết mọi chuyện ổn định quốc gia. Tiếp theo đó ông mới dùng quân chiến đấu với đại quân Hán Trung và Tào Tháo để trả thù cho người anh em kết nghĩa của mình là Quan Vũ. Như vậy Lưu Bị khá phân minh trong chuyện công và chuyện tư. Ông coi trọng chuyện công như ổn định đại cuộc. Tiếp đó ông coi việc trả thù cho người em kết nghĩa của mình là Quan Vũ chính là chuyện tự.
Mặc dù chúng ta không nghe nói đến có đền thờ Lưu Bị. Nhưng ông được người đời ca tụng là một vị Đế Quân.
Các ngày vía cúng quan công
Các ngày Vía quan trọng trong năm cho những ai thờ Quan Công :
- 13/1: Là ngày quy y tam bảo . Đây là ngày Quan Công hiển thánh
- 13/5 : Là ngày Quan Thánh hiển linh cứu giúp chúng sanh bị người xấu hãm hại, diệt trừ cái ác cho người dân lương thiện
- 13/6: Đây chính là ngày vía tử
- 24/6 : Là ngày vía Quan Công rất lớn tại Chùa Ông ở Hội An
Cách lập mâm cúng 3 ông Quan công
Thông thường lập mâm cúng lớn thờ 3 ông quan công sẽ ở các ngày mùng 1, 15 âm lịch hàng tháng. Tuy nhiên ở các ngày lễ vía lớn thì mâm cúng càng được trang hoàng hơn.
Mâm cúng Quan Công gồm có:
Lễ cúng Quan Công được phân ra làm 2 phần : Mâm cúng chay và mâm cúng mặn
Mâm cúng chay
Các món chay thường sẽ được bày cúng vào các ngày lễ vía lớn. chính là các ngày quy y tam bảo, hiển thánh, vía tử…
Mâm cúng chay gồm có:
- hoa tươi : các loại hoa như cúc, huệ…
- Trái cây: xoài, dưa, bưởi, chuối…
- Bánh kẹo: các loại bánh quy, bánh ngọt
- 3 ly nước: Thường sẽ để 3 chén nước phía trước bàn thờ Quan Công
- Nhang: nhang thơm cần có để thể hiện lòng thành kính
- Đèn: Ánh sáng ngọn đèn chính là cánh cổng tâm linh kết nối giữa thần và người thờ phụng
Mâm cúng mặn gồm
- Hoa tươi: các loại hoa tươi thiên về thờ cúng như hoa cúc, vạn thọ…
- Trái cây: trái cây cần có 1 dĩa
- Thịt: Thịt lợn, thịt dê. Tuyệt đối không cúng thịt ngựa, trâu, chó…
- Canh: có thể là các món canh hầm
- Rượu: Thường sử dụng là rượu trắng.