30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên trong nhà đúng nhất

Ý nghĩa tượng Quan Công ngồi đọc sách

Ý nghĩa tượng Quan Công cầm đao trấn ải

Bài vị ông Táo mua ở đâu? Ý nghĩa chữ trên bài vị Táo Quân

Mèo Thần Tài hợp mệnh gì, tuổi gì?

Vị trí đặt mèo thần tài trong nhà chuẩn phong thủy

Mèo Thần Tài có ý nghĩa gì? Cách sử dụng thế nào đúng?

3 Mẫu tượng Tế Công đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tháp Văn Xương là gì? Ý nghĩa và cách đặt hợp phong thủy

Tháp Văn Xương là gì? Ý nghĩa và cách đặt hợp phong thủy

Tháp Văn Xương là bảo tháp có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy, là biểu tượng của trí tuệ, có thể hỗ trợ đường học vấn, công danh, sự nghiệp. Tháp có hình bát giác, lớn dần từ trên xuống dưới, phần đế tháp vô cùng vững chắc. Khi sử dụng tháp Văn Xương, gia chủ cần xác định được loại tháp nên sử dụng và vị trí đặt tháp phù hợp nhất để giúp phát huy tối đa hiệu quả phong thủy. 

Tháp Văn Xương là gì?

Tháp Văn Xương là bảo tháp hình bát giác, tượng trưng cho trí tuệ, sự thông minh, sáng suốt, có thể hỗ trợ cho việc học tập, công danh. Sử dụng tháp giúp người sở hữu đạt được thành tựu trong việc học tập, con đường học vấn rộng mở, có sự thăng tiến trong công danh, sự nghiệp.

Tháp Văn Xương tượng trưng cho trí tuệ, có thể hỗ trợ đường công danh sự nghiệp
Tháp Văn Xương tượng trưng cho trí tuệ, có thể hỗ trợ đường công danh sự nghiệp

Hình ảnh Tháp Văn Xương ngày nay được chế tác dựa trên hình ảnh tòa bảo tháp có thật ở phía Nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tháp được xây dựng tại Bình Sơn – Nguyên Lãng (Hồng Kông ngày nay) để mong cầu bình an, may mắn, con cháu thi cử đỗ đạt, công danh vinh hiển. Đúng như ý nguyện, sau khi xây xong, con cháu trong làng khi lớn lên đều trở thành những người tài giỏi, có vị thế cao trong xã hội.

Tháp Văn Xương được xây dựng ở rất nhiều nơi tại Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam. Thực tế, tháp được xây dựng ở vị trí Văn Xương để mong cầu sao Văn Xương soi chiếu. Văn Xương Văn Khúc là hai vị tinh tú chủ về công danh phúc lộc của nhân sĩ, người theo nghiệp học hành, công danh. Người được Văn Xương chiếu mệnh thì sẽ được thông minh, trí tuệ, chỉ cần nỗ lực là có thể gặt hái thành công, công việc, sự nghiệp suôn sẻ, thuận lợi.

Tháp Văn Xương mà phong thủy nói đến hiện nay là mô hình bảo tháp thực tế, tháp có 7, 9 hoặc 13 tầng, có hình dáng bát giác, lớn dần theo hướng từ trên xuống. Đặc biệt, phía trên đỉnh của tòa tháp có hình khối hồ lô. Tháp có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như ngọc, đá, bột đá cao cấp, đồng, kim loại mạ vàng…

Ý nghĩa của Tháp Văn Xương

Về ý nghĩa của Tháp Văn Xương, trước hết, đây là tòa bảo tháp nhiều tầng, tượng trưng cho thông minh, trí tuệ, sự thăng tiến trên con đường học vấn, công danh, sự nghiệp. Người sở hữu tháp sẽ nhận được nhiều may mắn, có được sự thông suốt về trí tuệ, từ đó cải thiện kết quả học tập, thi cử, đồng thời công việc cũng có thể giải quyết một cách thuận lợi, suôn sẻ.

Tháp Văn Xương giống với bảo tháp trong tay Phật
Tháp Văn Xương giống với bảo tháp trong tay Phật

Tháp Văn Xương có nhiều tầng, trong đó, tầng đế là chắc chắn, vững chãi nhất, là cơ sở để đặt những tầng tiếp theo. Cũng giống như việc học hành hay công việc phải có nền tảng vững chắc để làm tiền để cho sự phát triển của sau này. Các tầng tháp xếp chồng lên nhau, vút cao hướng thẳng lên trời tượng trưng cho sự thăng tiến, không ngừng vươn lên trong con đường học vấn, công danh, sự nghiệp.

Văn Xương và Văn Khúc là hai sao chủ về học hành, công danh, khoa bảng, văn chương. Trong khi Văn Xương là năng khiếu trời ban, sự thông minh, sáng suốt bẩm sinh thì Văn Khúc biểu thị cho sự chăm chỉ, tự giác. Do đó, đặt tháp Văn Xương ở vị trí phù hợp sẽ giúp người sở hữu và người thân trong gia đình được Văn Xương soi chiếu.

Như vậy, những người trong độ tuổi học hành thi cử sẽ được thuận lợi, suôn sẻ, gặp nhiều may mắn, thuận lợi trên con được học vấn, có thể thi cử đỗ đạt với kết quả cao. Những người theo con đường công danh, sự nghiệp thì đầu óc linh hoạt, thông tuệ, đường sự nghiệp rộng mở, có thể đưa ra những quyết định táo bạo, sáng suốt, gặt hái được nhiều thành công đáng kể.

Không chỉ vậy, nếu được sao Văn Khúc – Văn Xương soi chiếu thì trẻ con trong gia đình sinh ra, trẻ em trong nhà sẽ có thể thông minh, linh học, hoạt bát. Văn Xương là khiếu trời ban, khả năng thông minh thiên bẩm, đầu óc linh hoạt, nhanh nhạy, nếu có thêm Văn Khúc soi chiếu và khi trong tam hợp của Mệnh – Tài – Quan có Văn Xương – Văn Khúc thì có thể học lên cao đến thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sĩ hoặc có thể gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp.

Ngoài ra, hình ảnh Tháp Văn Xương khá giống với hình ảnh bảo tháp trong Phật Giáo. Đây là tháp tượng trưng cho trí tuệ, thường được đặt trong nhà để cầu bình an, may mắn, gia đạo ấm êm, các thành viên trong gia đình được an khang, mạnh khỏe. Các tòa bảo tháp trong Phật giáo là nơi thờ xá lợi, thờ Phật, Bồ Tát và đặt pháp khí nên có thể tụ khí lành, mang đến cát khí cho những gia đình có bảo tháp trong nhà.

Phân loại tháp Văn Xương trong phong thủy

Tháp Văn Xương có nhiều loại, chúng ta có thể phân loại theo số tầng của tháp hoặc theo chất liệu tạo nên tháp. Nhìn chung, ý nghĩa của tháp chính là biểu tượng của trí tuệ, của sự thông thái, thông minh thiên bẩm, có thể hỗ trợ đường công danh, sự nghiệp, học vấn. Tuy nhiên, mỗi loại tháp cũng mang những ý nghĩa khác biệt nhất định.

Phân loại tháp theo số tầng

Tháp Văn Xương là bảo tháp tượng trưng cho trí tuệ, sự thông thái, có thể mang đến bình an, may mắn, sự thông tuệ đồng thời còn giúp xua đuổi tà khí cho chủ nhân. Theo số tầng thì tháp được phân làm các loại sau đây:

Tháp 7 tầng

Là bảo tháp có 7 tầng, được sử dụng đặc biệt phổ biến, có ý nghĩa mang đến may mắn, trí tuệ giúp việc học hành, thi cử đỗ đạt cao, công danh sự nghiệp gặt hái được nhiều kết quả.

Một số giả thuyết cho rằng, tháp 7 tầng cũng mang ý nghĩa trong Phật giáo, vào ngày Phật đản sanh, ngài đã bước 7 bước, dưới 7 bước chân nở 7 đóa sen. Bảy bước này có ý nghĩa là vượt qua các ngã luân hồi là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, Atula, quỷ thần, trời và bước đến Niết bàn.

Tháp 9 tầng

Tòa tháp được xây dựng với 9 tầng xếp chồng lên nhau, tháp 9 tầng cũng là kiến trúc tiêu biểu tại các đình chùa. Tháp tượng trưng cho trí tuệ, uy lực gia trì của Phật Pháp. Sử dụng tháp có thể giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình được minh mẫn, sáng suốt, trẻ con yêu thích học tập.

Tháp Văn Xương 9 tầng là loại tháp được sử dụng phổ biến nhất
Tháp Văn Xương 9 tầng là loại tháp được sử dụng phổ biến nhất

Ngoài ra, một số tài liệu còn cho rằng, tháp 9 tầng tương ứng với 9 kiếp luân hồi của Đức Phật. Tháp chín tầng tượng trưng cho an nghỉ và giải thoát, không chỉ giúp người sở hữu được thông tuệ mà còn có thể xua đi muộn phiền, gia tăng lòng bác ái, giúp cuộc sống có những chuyển biến tích cực, tốt đẹp.

Tháp 13 tầng

Theo nhiều chuyên gia phong thủy, tháp 13 tầng là tháp có nguồn năng lượng phong thủy mạnh mẽ nhất. Theo đó, số 13 là con số thuộc cung Thiên Y, có ý nghĩa đặc biệt về may mắn và tài lộc.

Đặt tháp Văn Xương 13 tầng trong nhà có thể thúc đẩy năng lực học tập, giúp chủ nhân có được trí tuệ sáng suốt, có thể giải quyết công việc nhanh chóng hơn. Không chỉ vậy, tháp còn giúp hỗ trợ mang đến may mắn, vận khí, tài lộc, tác động tích cực đến công danh, sự nghiệp.

Phân loại tháp Văn Xương theo chất liệu

Tháp Văn Xương phong thủy là mô hình thu nhỏ của bảo tháp lớn được xây dựng từ xa xưa. Tháp được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau, tùy nhu cầu, sở thích mà bạn lựa chọn loại tháp phù hợp:

Tháp kim loại mạ vàng

Bảo tháo được làm từ chất liệu kim loại mạ vàng, đây là chất liệu mang đậm nét truyền thống, vô cùng sang trọng, mang màu sắc cổ điển, khiến cho không gian có cảm giác lắng đọng, trầm tư, hoài cổ, vô cùng thích hợp để trưng bày. Tháp được được thiết kế tinh tế, đường nét, chi tiết tỉ mỉ, vừa có giá trị thẩm mỹ cao vừa giàu ý nghĩa tâm linh.

Tháp Văn Xương kim loại mạ vàng là loại tháp có độ bền cực cao, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không sợ mối mọt, không cần lo lắng về việc va chạm hay đánh rơi khiến tháp hư hỏng, sứt mẻ. Không chỉ có tác dụng hỗ trợ về trí tuệ, đường công danh, sự nghiệp, tháp còn giúp thu hút tài lộc, mang đến tài vận và phát huy hiệu quả tích cực trong việc trừ tà, xua đuổi điềm rủi.

Tháp Văn Xương bằng đá cao cấp

Tháp Văn Xương bằng đá hay bột đá cũng là một trong những vật phẩm phong thủy được đặc biệt ưa chuộng hiện nay. Có rất nhiều loại tháp bằng đá như:

  • Tháp đá thạch anh: Đây là loại đá có khả năng tích tụ năng lượng phong thủy tích cực, tượng trưng cho thành công, trí tuệ. Không chỉ mang đến trí tuệ, sự sáng suốt mà tháp còn giúp trợ khí, mang đến tài lộc, hỗ trợ cân bằng âm dương, giúp gia tăng vận khí của gia đình.
  • Tháp Serpentine: Serpentine là loại đá có màu xanh lục đặc trưng, sở hữu nguồn năng lượng tự nhiên mạnh mẽ. Tháp có màu sắc lạnh, tươi mát, thích hợp để giúp tâm trí trấn tĩnh, hỗ trợ cải thiện sức khỏe và trí tuệ.
  • Tháp ngọc Onyx: Là loại tháp có thể giúp bạn phát triển tốt tiềm lực bản thân, đưa ra những quyết định mang tính táo bạo, mạnh mẽ, quyết đoán hơn. Tháp có thể giúp mang đến trí tuệ, cải thiện tinh thần, giúp đưa ra những quyết định đúng đắn, sáng suốt và mang đến nguồn năng lượng tích cực cho người sở hữu.
Tháp Văn Xương bằng đá cao cấp
Tháp Văn Xương bằng đá cao cấp

Tháp Văn Xương hợp với tuổi nào, ai nên sử dụng?

Tháp Văn Xương là biểu tượng của trí tuệ, sự thông thái, có thể mang đến bình an, may mắn, hỗ trợ cải thiện năng lực học tập, cải thiện con đường công danh, sự nghiệp. Đây là một trong những vật phẩm phong thủy được đánh giá cao và được nhiều người lựa chọn sử dụng.

Tháp Văn Xương là tòa bảo tháp, không có sự phân biệt về tuổi và mệnh. Do đó, người tuổi nào, dù nam hay nữ thì đều có thể sử dụng tháp để hỗ trợ cho đường học vấn và sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, khi sử dụng tháp Văn Xương thì cần lưu ý trong việc lựa chọn tháp để có thể chọn được mẫu tháp đẹp, hợp mệnh, có sự trợ giúp tốt nhất cho bản thân.

Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tháp, đặc biệt là những đối tượng sau đây:

  • Các gia đình có con cái đang trong độ tuổi học tập, con chăm chỉ nhưng kết quả học tập không tốt hoặc không có hứng thú với việc học tập. Đặt tháp trong nhà sẽ giúp con có tinh thần cầu tiến, có kiến thức vững vàng và đạt kết quả tốt hơn trong việc thi cử.
  • Người chuẩn bị tham gia các kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp, thi đại học hay các kỳ thi đặc biệt quan trọng như thi bằng ngoại ngữ, thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp, thi công chức…
  • Người muốn có sự thăng tiến trong công việc, có ý chí cầu tiến vươn lên muốn gặt hái được nhiều thành công hay đơn giản là mong muốn công việc, sự nghiệp được thuận lợi suôn sẻ…
  • Người có mong cầu gia đạo bình an, êm ấm, mong hóa giải các mâu thuẫn trong gia đình hoặc muốn xua đuổi tà khí, phòng ngừa kẻ xấu hãm hại.

Nhìn chung, tháp Văn Xương là vật phẩm phong thủy tính lành, không có sự kiêng kỵ về độ tuổi hay giới tính của người thờ. Bất kỳ ai chỉ cần yêu thích hoặc có sự mong muốn được cải thiện con đường học vấn, đường công danh, sự nghiệp đều có thể đặt tháp trong nhà để sử dụng. Tháp còn có tính thẩm mỹ cao, đặc biệt là các tháp được làm từ kim loại mạ vàng, mang màu sắc cổ kính, hoài cổ, rất phù để trang trí ở phòng khách, bàn làm việc, bàn học…

Cách chọn Tháp Văn Xương theo mệnh

Với các loại tháp bằng đồng, bằng kim loại mạ vàng bạn không cần quan tâm đến tuổi và mệnh của người sở hữu. Những loại tháp này có tính linh cao, mang nguồn năng lượng phong thủy vô cùng mạnh mẽ, là loại tháp truyền thống, bất cứ mệnh nào cũng có thể sử dụng được.

Bảo tháp này có thể sử dụng cho mọi độ tuổi, mọi giới tính
Bảo tháp này có thể sử dụng cho mọi độ tuổi, mọi giới tính

Trong khi đó, với những loại tháp bằng đá cao cấp, do tháp có nhiều màu sắc nên người sử dụng còn phải cân nhắc đến việc lựa chọn để tháp hợp mệnh, từ đó mang đến hiệu quả phong thủy tốt nhất. Dưới đây là gợi ý cách chọn tháp theo mệnh mà gia chủ có thể tham khảo:

Đối với người mệnh Kim: Người mệnh Kim tương sinh hành Thổ và tương hợp với hành Kim. Do đó, người mệnh này nên ưu tiên chọn các mẫu tháp có các màu sắc như vàng, nâu đất rồi mới đến các tháp có màu trắng, xám, ghi. Hạn chế chọn các tháp có màu sắc thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím vì Hỏa khắc Kim.

Đối với người mệnh Mộc: Người mệnh Mộc tương sinh với hành Thủy và tương hợp với hành Mộc. Do đó, người mệnh này nên ưu tiên chọn các mẫu tháp có các màu sắc như xanh đen, xanh nước biển, đen rồi mới đến các màu sắc thuộc hành Mộc như xanh lá cây, xanh cốm, xanh lục… Nên hạn chế chọn các tháp có màu sắc thuộc hành Kim như trắng, xám, ghi vì Kim khắc Mộc.

Đối với người mệnh Thủy: Người mệnh Thủy tương sinh với hành Kim và tương hợp với hành Thủy. Do đó, người mệnh này nên ưu tiên chọn các tháp có màu sắc thuộc hành Kim như trắng, xám, ghi rồi mới đến các tháp có màu xanh đen, xanh nước, đen… Đặc biệt, nên hạn chế các màu sắc thuộc hành Thổ như vàng, nâu đất vì Thổ khắc Thủy.

Đối với người mệnh Hỏa: Người mệnh Hỏa tương sinh với hành Mộc và tương hợp với hành Hỏa. Vì thế, người mệnh này nên ưu tiên chọn các mẫu tháp có màu xanh lá cây, xanh lục, xanh cốm rồi mới đến các màu đỏ, hồng, tím, cam… Nên hạn chế các màu sắc thuộc hành Thủy như xanh đen, xanh nước, đen vì Thủy khắc Hỏa.

Đối với người mệnh Thổ: Người mệnh Thổ tương sinh với hành Hỏa và tương hợp với hành Thổ. Do đó, người mệnh này nên ưu tiên chọn các bảo tháp có màu đỏ, hồng, tím, cam rồi mới đến các màu như vàng, nâu đất. Nên hạn chế các màu thuộc hành Mộc như xanh lục, xanh lá cây, xanh cốm vì Mộc khắc Kim.

Cách chọn tháp Văn Xương, tháp bao nhiêu tầng là tốt nhất?

Tháp Văn Xương là biểu tượng của trí tuệ, việc đặt bảo tháp trong nhà có thể thúc đẩy việc học hành, công danh, sự nghiệp. Không chỉ vậy, tháp còn mang đến bình an, may mắn cho người sở hữu, giúp tâm trí trấn tĩnh. Hiện tháp có rất nhiều loại như 7 tầng, 9 tầng, 13 tầng hay 21 tầng.

Tương truyền, tháp Văn Xương càng cao thì năng lượng và hiệu quả phong thủy mang lại càng mạnh mẽ. Tháp có năng lượng mạnh sẽ thúc đẩy đường công danh, sự nghiệp rộng mở, vì vậy, nhiều người thường tin rằng bảo tháp tốt nhất nên chọn loại 13 hoặc 21 tầng sẽ mang đến hiệu quả phong thủy tích cực.

Mỗi loại tháp Văn Xương đều có những ý nghĩa khác nhau
Mỗi loại tháp Văn Xương đều có những ý nghĩa khác nhau

Tuy nhiên, thực tế, tháp càng có nhiều tầng thì giá tiền càng cao. Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan niệm cho rằng, bảo tháp phong thủy có khả năng hỗ trợ tốt nhất cho đường công danh, sự nghiệp là tháp 7 tầng và 9 tầng. Trong đó, nam mệnh thì nên chọn thì nên chọn tháp 7 tầng, nữ mệnh thì nên chọn tháp 9 tầng. Lý giải điều này, nhiều người cho rằng con người có 3 hồn 7 vía, tuy nhiên, người nữ thường có 9 vía nên sử dụng tháp 9 tầng sẽ là tốt nhất.

Thế nhưng cũng có nhiều quan niệm cho rằng, đúng là tháp Văn Xương càng cao thì hiệu quả phong thủy càng mạnh mẽ. Tháp có hiệu quả tốt nhất là tháp cao 13 tầng. Riêng với nam giới, nên chọn tháp Văn Xương 9 tầng mới là thích hợp nhất. Lý do là số 9 là số chí tôn tối cao, là con số cát tường đại diện cho nam giới.

Nhìn chung, tháp Văn Xương tượng trưng cho trí tuệ, tháp càng cao thì hiệu quả phong thủy càng tốt. Tuy vậy, khi chọn tháp, tùy vào điều kiện kinh tế, sở thích mà bạn lựa chọn tháp có số tầng phù hợp. Dù là 7 tầng, 9 tầng hay 13 tầng thì đều có ý nghĩa tốt đẹp, có thể sử dụng được mà không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực gì đến với người sở hữu.

Cách đặt tháp Văn Xương trong nhà hợp phong thủy

Theo phong thủy, nếu đặt tháp ở đúng vị trí Văn Xương soi chiếu sẽ giúp kích thích vận học hành, sự nghiệp mạnh mẽ. Văn Xương Đế Quân là vị thần chủ quản công danh phúc lộc được Đạo giáo tôn sùng. Sao Văn Xương nắm giữ công danh, văn vận của thế nhân.

Người được sao Văn Xương chiếu mệnh sẽ có trí thông minh thiên bẩm, đầu óc linh hoạt, cơ trí, có học thức, có trí tuệ, đầu óc nhạy bén, năng lực sáng tạo vượt trội. Tháp Văn Xương có thể đặt ở nhiều vị trí trong nhà như bàn học, bàn làm việc, phòng khách. Đặc biệt, nếu xác định vị trí Văn Xương để đặt tháp thì hiệu quả sẽ vô cùng tốt.

Việc xác định vị trí Văn Xương cần dựa vào thiên can của ngày sinh, trường hợp không nhớ rõ ngày sinh thì mới sử dụng vị trí Văn Xương theo can năm sinh. Trước tiên, gia chủ dùng la bàn xác định vị trí trọng tâm của căn phòng, sau đó xác định vị trí Văn Xương theo thiên can.

Sau đây là cách đặt tháp Văn Xương trong nhà theo thiên can:

  • Những người sinh ngày Giáp hoặc năm Giáp (Giáp Tý, Giáp Thân, Giáp Dần, Giáp Ngọ, Giáp Tuất, Giáp Thìn) nên đặt tháp ở hướng Tị, tức hướng Đông Nam.
  • Những người sinh ngày Ất hoặc năm Ất (Ất Sửu, Ất Mão, Ất Dậu, Ất Mùi, Ất Hợi) thì nên đặt tháp ở hướng Ngọ, tức là hướng Nam
  • Những người sinh ngày Bính hoặc năm Bính (Bính Tý, Bính Dần, Bính Thìn, Bính ngọ, Bính Tuất) thì nên đặt tháp ở hướng Thân, tức hướng Tây Nam
  • Những người sinh ngày Mậu hoặc năm Mậu (Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thân, Mậu Ngọ, Mậu Tuất) thì nên đặt tháp ở hướng Tây Nam 
  • Những người sinh ngày Quý hoặc năm Quý (Quý Sửu, Quý Mão, Quý Mùi, Quý Tỵ, Quý Dậu) thì nên đặt tháp ở hướng Đông
  • Những người sinh ngày Đinh hoặc năm Đinh (Đinh Sửu, Đinh Dậu, Đinh Mão, Đinh Tỵ), sinh ngày Kỷ hoặc năm Kỷ (Kỷ Sửu, Kỷ Mão, Kỷ Dậu, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi) thì nên đặt tháp ở hướng Tây
  • Những người sinh ngày Canh hoặc năm Canh (Canh Tý, Canh Dần, Canh Thân, Canh Thìn, Canh Tuất) thì nên đặt tháp ở hướng Tây Bắc
  • Những người sinh ngày Nhâm hoặc năm Nhâm (Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất) thì vị trí Văn Xương ở Đông Bắc.
  • Những người sinh ngày Tân hoặc năm Tân (Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi) thì vị trí Văn Xương ở hướng Bắc

Lưu ý: Khi xác định vị trí Văn Xương, cần dựa vào can của ngày sinh. Trường hợp nếu không nhớ chính xác ngày sinh thì mới dựa vào can của năm sinh.

Sử dụng tháp Văn Xương có cần khai quang không?

Tháp Văn Xương là pháp bảo phong thủy tượng trưng cho trí tuệ, khi được đặt ở vị trí Văn Xương sẽ kích thích việc học tập, đường công danh sự nghiệp, giúp cho quan lộ rộng mở, người sở hữu có thể thăng quan tiến chức, việc học hành thi cử được thuận lợi suôn sẻ. Chính vì là pháp bảo phong thủy, nên khi sử dụng bảo tháp này, nhiều người thường thắc mắc có nên khai quang hay không.

Nên khai quang để tháp có thể phát huy tối đa hiệu quả phong thủy
Nên khai quang để tháp có thể phát huy tối đa hiệu quả phong thủy

Thực tế, việc khai quang điểm nhãn, lễ hô thần nhập tượng chủ yếu được áp dụng với những linh vật phong thủy có mắt để nhận chủ. Với những vật phẩm phong thủy không cần mở mắt thì có thể tiến hành khai quang cũng được, không khai quang cũng chẳng sao. Tùy vào mỗi gia chủ mà chúng ta quyết định có khai quang hay không.

Việc khai quang tháp Văn Xương được khuyến khích thực hiện vì người ta tin rằng, sau khi khai quang, tháp sẽ phát huy được tối đa hiệu quả, mang đến nguồn năng lượng phong thủy mạnh mẽ hơn. Từ đó mà hỗ trợ tích cực cho con đường học vấn, công danh, sự nghiệp của gia chủ và những người thân trong gia đình.

Tháp Văn Xương còn gọi là tháp Hành Văn, tháp Văn Phong, thường được đặt ở trong nhà, bàn học, bàn làm việc, văn phòng, công ty thậm chí là ở bàn thờ của gia đình… Sau khi chọn được vị trí thích hợp để đặt tháp, gia chủ chọn địa chỉ tin cậy để mua tháp và tiến hành khai quang cho tháp. Cách khai quang cho tháp Văn Xương vô cùng đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Cách khai quang cho tháp Văn Xương

Khai quang là một cách để chúng ta kích hoạt năng lượng phong thủy, giúp tháp có thể phát huy được tối đa hiệu quả. Với vật phẩm này, chúng ta có thể tự khai quang tự nhà mà không cần phải nhờ đến các chuyên gia phong thủy. Sau đây là những bước khai quang mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Chọn giờ tốt, ngày tốt để khai quang cho tháp. Có thể chọn các ngày tốt theo lịch vạn sự hoặc chọn các ngày Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Cát theo Khổng Minh Lục Diệu.
  • Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng cần thiết là mâm ngũ quả hoặc mâm trái cây đơn giản, đặt lên bàn thờ gia tiên. Nếu gia đình không có bàn thờ thì chuẩn bị một cái bàn, bày hoa quả, nước lọc và một chén đựng gạo để cắm nhang.
  • Bước 3: Dùng rượu trắng thêm gừng giã nhỏ vào, khuấy đều, lấy một cái khăn sạch, thấm rượu lau chùi tháp để tẩy uế cho tháp. Sau đó dùng khăn sạch, thấm nước rồi lau lại, cuối cùng lau khô bằng một chiếc khăn sạch khác.
  • Bước 4: Đặt tháp lên bàn thờ, đọc bài khấn khai quang để cầu công danh, sự nghiệp, bình an, may mắn.

Bài chú khai quang Tháp Văn Xương như sau:

Gia chủ thắp 3 cây nhang rồi tiến hành khấn

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, 

Cung thỉnh: Chư vị Phật Thánh thập phương hải hà vô lượng

Bản gia Ngũ phương ngũ hổ Long mạch, Tiền hậu Địa chủ Tài thần.

Hôm nay nhân cát nhật lương thành, 

Tín chủ con là:… (họ tên), ngụ tại:… (địa chỉ)

Hôm nay là ngày… tháng… năm…; Tín chủ con thành tâm xin phép các vị thần linh được khai quang và trưng bày vật phẩm Tháp Văn Xương để xin giải ách trừ tai, thu hút cát khí, phò trợ đường công danh tài lộc,… (đọc điều gia chủ muốn cầu khấn). 

Chúng con xin rập đầu khấn vái!

Nam Mô A Di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Sau khi đọc xong thì cắm nhang, đợi nhang tàn thì mang tháp xuống và đặt ở vị trí muốn trưng bày. Đến đây thì việc khai quang cho tháp đã hoàn tất, gia chủ có thể bày trí bình thường.

Lưu ý khi sử dụng tháp Văn Xương

Tháp Văn Xương là vật phẩm phong thủy, do đó, khi sử dụng tháp, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tháp cần được đặt ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm, tuyệt đối không đặt ở nhà vệ sinh, nhà bếp, nơi tối tăm, nhiều bụi bẩn. Tháp cũng gắn liền với chùa chiền trong Phật giáo, sử dụng tháp không đúng cách có thể ảnh hưởng đến gia đình.
  • Tháp Văn Xương có thể là món quà tặng phong thủy tuyệt vời, giàu ý nghĩa đối với những gia đình có con cái đang học hành, những người theo nghiệp công danh. Tuy nhiên, khi tháp đã khai quang thì tuyệt đối không mang tặng người khác.
  • Trong quá trình sử dụng, cần hạn chế xê dịch vị trí của tháp, điều này sẽ khiến tháp bị tiêu hao năng lượng, không thể phát huy được hiệu quả phong thủy như trước.
  • Cần chọn mua tháp ở những địa chỉ cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng. Khi mua tháp nhớ tìm hiểu về chính sách bảo hành của sản phẩm.

Trên đây là một số thông tin về tháp văn xương và ý nghĩa cũng như cách bày trí trong nhà sao cho hợp phong thủy. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vật phẩm phong thủy này, hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Có thể bạn quan tâm: 

Cùng chuyên mục

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng cao cấp

5 Mẫu Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đệ tử hầu cận của Quán Thế Âm Bồ Tát, do có cơ duyên gặp gỡ, được cảm thụ Phật Pháp và trở thành...

Tháp Xá Lợi thường được làm từ chất liệu thủy tinh, pha lê, hình dáng giống các bảo tháp ở Tây Tạng

Tháp Xá Lợi là gì? Ý nghĩa của Tháp Xá Lợi trong Phật giáo

Tháp Xá Lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Phật Giáo, là minh chứng cho kết quả của quá trình tu tập của Phật và một số bậc...

Tượng Thiên Hậu Nương Nương bằng bột đá cao cấp y áo vẽ gấm chuyển màu

Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu đẹp: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu hay còn gọi là bà Thiên Hậu, Thiên Hậu Nương Nương là một trong những vị thần nữ được người Việt gốc Hoa khu vực Nam...

Tượng Tế Công đứng bằng bột đá cao cấp

3 Mẫu tượng Tế Công đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tượng Tế Công đặc biệt nổi tiếng trong phong thủy, được biết đến với các tác dụng như trấn trạch, trừ tà, gia tăng vượng khí, mang đến bình an,...

Tượng mèo Thần Tài nâng thỏi vàng, trước ngực là 4 chữ "Sinh Ý Hưng Long"

Mèo Thần Tài có ý nghĩa gì? Cách sử dụng thế nào đúng?

Mèo Thần Tài hay Maneki-neko, mèo vẫy tay, mèo may mắn, mèo chiêu tài... là linh vật phong thủy có nguồn gốc từ Nhật Bản. Được xem là biểu tượng...

Bàn học hay bàn làm việc cũng là một trong những vị trí đặt mèo Thần Tài trong nhà phù hợp

Vị trí đặt mèo thần tài trong nhà chuẩn phong thủy

Mèo Thần Tài hay mèo chiêu tài, mèo Maneki-neko là linh vật biểu tượng của may mắn, tài lộc, có khả năng chiêu tài, thu hút khách hàng, bảo vệ...

Ẩn