35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Phật giáo Đại Thừa là gì? Xuất hiện khi nào? Thờ vị Phật nào?

Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái khác nhau, trong đó có hai hệ phái lớn là Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thủy. Phật giáo Đại Thừa phát triển trên nền tảng các giáo lý Phật giáo kết hợp với những tư tưởng mới để thích ứng phù hợp với thời đại. 

Phật giáo Đại Thừa là gì?

Phật giáo được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài là một nhân vật lịch sử có thật, nhập diệt vào khoảng năm 486 TCN. Sau khi Đức Phật tịch diệt khoảng 100 năm, giáo đoàn Phật giáo bắt đầu có sự tranh cãi về giáo nghĩa, giới luật cũng như phương pháp tư duy. Và chia thành hai phái bộ chính là “Thượng tọa bộ'” và Đại chúng bộ”.

Phật giáo Đại Thừa là một trong những hệ phái Phật giáo lớn hiện nay
Phật giáo Đại Thừa là một trong những hệ phái Phật giáo lớn hiện nay

“Đại Chúng Bộ” phát triển thành tông phái Phật giáo có tên là Đại Thừa, tiếng Phạn là mahāyāna, có nghĩa là “cỗ xe lớn”, còn gọi là Đại Thặng. Phật giáo Đại Thừa còn được gọi là Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Bắc truyền, phổ biến tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên…

Phật giáo Đại Thừa là phái cách tân, phát triển trên nền tảng các giáo lý như Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, Duyên Khởi, Tam vô lậu học, Tam tướng và có sự kết hợp với những tư tưởng mới để thích nghi với thời đại. Đại thừa tôn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm bổn sư, không chỉ thờ Ngài mà còn có nhiều vị Phật khác như Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc…

Đồng thời, tông phái Phật giáo này cũng được chia thành nhiều chi phái khác nhau như Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông, Hoa nghiêm tông, Pháp tướng tông, Tam luận tông… Ngoài các giáo lý, kinh điển sơ kỳ, Phật giáo Đại Thừa còn bổ sung rất nhiều học thuyết, kiến thức mới. Mục tiêu tối thượng của Đại Thừa không phải là đạt Niết Bàn mà là đưa tất cả chúng sinh đạt Niết Bàn.

Phật giáo Đại Thừa xuất hiện từ khi nào?

Theo các nghiên cứu, Phật giáo Đại Thừa xuất hiện và phát triển vào khoảng thế kỷ 1 TCN trở đi. Ban đầu, Đại thừa chỉ là một phong trào cải cách Phật giáo nhỏ ở Ấn Độ, sau này dần phát triển, trở thành trường phái có ảnh hưởng lớn, một trong hai hệ phái chính của Phật giáo.

Sau khi Đức Phật Thích Ca tịch diệt, cuộc kết tập kinh điển Phật giáo lần đầu tiên bắt đầu ngay sau khi Đức Phật nhập diệt. Lúc này, vẫn chưa có sự phân chia, mâu thuẫn trong Tăng đoàn, chủ yếu là tập hợp những lời Phật dạy thành Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng.

Đến Đại hội kết tập kinh điển lần thứ IV, mặc dù đã có sự phân chia 2 bộ phái là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ nhưng vẫn chưa có danh xưng Đại Thừa hay Tiểu Thừa. Đến khi Đại chúng bộ phát triển hưng thịnh, tên gọi Đại Thừa, tức là sự hiểu biết lớn, “cỗ xe lớn” mới xuất hiện.

Một số điều cơ bản về Phật giáo Đại Thừa

Phật giáo Đại Thừa thịnh hành ở Nam Ấn và truyền lên phía Bắc nên còn gọi là Phật giáo Bắc truyền. Những đặc trưng cơ bản của Phật giáo Bắc Tông như sau:

Về quả vị: Đại Thừa nhấn mạnh con đường Bồ tát đạo là quả vị tối thượng để được giác ngộ hoàn toàn. Xem mục tiêu trở thành Phật thông qua con đường Bồ Tát là quả vị cao nhất, trạng thái của quả vị A La Hán là chưa hoàn thiện.

Về giáo lý: Các tín đồ xuất gia và cư sĩ lấy đề cao việc “tự độ tự tha, tự giác tự tha”, nghĩa là tự giác ngộ và giúp người khác giác ngộ. Đồng thời cũng nhấn mạnh rất nhiều vào khái niệm tính không, hiểu biết về tính không là một trong những bước quan trọng để được giác ngộ.

Ngoài ra, Phật giáo Đại Thừa hướng đến việc điều chỉnh các lời Phật dạy sao cho phù hợp với nhu cầu, khả năng của từng người, không nên quá cứng nhắc, giáo điều. Giáo lý căn bản của Đại Thừa được chứa đựng trong nhiều bộ kinh, luận, phát triển một cách uyển chuyển để phù hợp với khả năng Giác ngộ của mỗi người.

Về kinh điển Phật giáo: Các kinh điển Đại Thừa vô cùng đồ sộ, nổi tiếng là những bộ kinh như Pháp Hoa, Bát Nhã, Lăng Già, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Đại Niết Bàn, kinh Kim Cương…

Phật giáo Đại Thừa đề cao quả vị Bồ Tát
Phật giáo Đại Thừa đề lý tưởng Bồ Tát và Bồ đề tâm

Nhìn chung, Phật giáo Đại Thừa không quá chú trọng đến đời sống cá nhân của tu sĩ, có thể tu tại gia hay tu tại nhà đều được. Quan niệm rằng, Niết Bàn cùng giải thoát không khác biệt, người cư sĩ sống trong đời thường vẫn có thể nhận được sự chứng đắc.

Phật giáo Bắc Tông đặc trưng bởi giáo lý và thực hành, một số giáo lý cốt lõi trong truyền thống Đại Thừa gồm:

  • Lý tưởng Bồ Tát: Là một chúng sinh đã được giác ngộ, lựa chọn ở lại trong vòng sinh tử để cứu độ, giúp người khác giác ngộ. Con đường Bồ Tát được đặc trưng bởi sáu ba la mật là bố thí, nhẫn nhục, trì giới, tinh tấn, định và tuệ.
  • Bồ đề tâm: Là nền tảng của con đường Đại Thừa, được trau dồi qua thực hành thiền định, việc phát triển trí tuệ, hành vi đạo đức và trưởng dưỡng lòng từ bi.
  • Tánh không: Là khái niệm triết học cốt lõi, đề cập rằng tất cả các hiện tượng không có sự tồn tại cố hữu hay tự tính.
  • Phật tính: Tiềm năng giác ngộ bẩm sinh, là bản chất cơ bản của tâm, là nền tảng cho lý tưởng Bồ Tát, cũng là cội nguồn của trí tuệ và lòng từ bi.

Phật giáo Đại Thừa thờ vị Phật nào?

Phật giáo Đại Thừa chia thành rất nhiều tông phái Phật giáo khác nhau. Đây cũng là lý do mà có rất nhiều vị Phật, Bồ Tát được thờ trong hệ phái Phật giáo này. Dù là Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Đại Thừa thì đều tôn Phật Thích Ca Mâu Ni là bổn sư của đạo Phật. Do đó, vị Phật mà Phật giáo Đại Thừa thờ phổ biến nhất là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ngoài ra, Phật giáo Đại Thừa cũng thờ các vị Phật sau:

1. Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc, đây là cõi tịnh độ trang nghiêm, đẹp đẽ, cách thế giới Ta Bà 10 vạn ức cõi Phật. Vãng sinh về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà là con đường ngắn nhất để mọi loài thành Phật trong một kiếp.

Tượng Phật A Di Đà được thờ đặc biệt phổ biến trong Tịnh độ Tông
Tượng Phật A Di Đà được thờ đặc biệt phổ biến trong Tịnh độ Tông

Phật A Di Đà thường được tu sĩ Tịnh độ tông thờ Phụng. Tịnh độ tông là pháp môn dựa trên đại nguyện của Phật A Di Đà, dùng nguyện lực để tạo ra cõi Tây Phương Cực Lạc. Phật A Di Đà thường thờ cùng Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát trong bộ Tây Phương Tam Thánh.

Tịnh độ Tông có nhiều kinh điển riêng như Vô Lượng Thọ Kinh, Đại Phật A Di Đà kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Phật thuyết A Di Đà kinh, Thanh tịnh bình đẳng giác kinh, Cổ Âm Thanh Tán Đà La Ni kinh, Tịnh Độ Vãng Sinh luận…

2. Phật Dược Sư

Phật Dược Sư cũng là một trong những vị Phật được thờ vô cùng phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa. Ngài là tôn chủ của cõi Tịnh Lưu Ly, là cõi tịnh độ trang nghiêm đẹp đẽ không kém gì cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Phật Dược Sư còn gọi là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật hay Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương. Ngài là vị Phật có danh hiệu thầy thuốc, có đại nguyện chữa hết các thứ bệnh khổ về thân và tâm cho chúng sinh, cứu độ chúng sinh khỏi sinh tử khổ đau.

Tượng Ngài thường thờ cùng Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát trong bộ Dược Sư Tam Tôn. Mặc dù trụ ở thế giới Tịnh lưu ly nhưng các ngài có thâm duyên với chúng sinh cõi Ta Bà và thường cứu độ chúng sinh ở cõi này.

3. Đại Nhật Như Lai

Đại Nhật Như Lai còn gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật, Ngài là giáo chủ, là bản tôn căn bản của Mật Tông. Trong tiếng Phạn, tên của Ngài là Varocana, có nghĩa biến chiếu, soi sáng khắp nơi, diệt trừ tất cả u tối, là đại biểu cho ánh sáng và trí tuệ.

Đại Nhật Như Lai là Pháp thân Như Lai, là mấu chốt giáo lý của Mật Tông, có trí tuệ uyên mẫn, có thể giúp chúng sinh tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực và những điều tai ác. Tượng của Ngài có thể thờ độc tôn, thờ cùng Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát hoặc thờ trong bộ Ngũ Trí Như Lai.

4. Các vị Bồ Tát

Ngoài các vị Phật trên, các tông phái Phật giáo của hệ phái này cũng thường thờ Phật Di Lặc và các vị Bồ Tát như:

  • Địa Tạng Vương Bồ Tát
  • Quan Thế Âm Bồ Tát
  • Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
  • Phổ Hiền Bồ Tát
  • Kim Cương Tát Đỏa
  • Hư Không Tạng Bồ Tát…

Phật giáo Đại Thừa được xem là một hệ phái Phật giáo phong phú, đa dạng, uyển chuyển, có cách tiếp cận toàn diện và từ bi đối với con đường giác ngộ. Hệ phái Phật giáo này nhấn mạnh lý tưởng Bồ Tát, tầm quan trọng của việc giúp đỡ tất cả các chúng sinh được thành tựu giải thoát.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Bạch Độ Phật Mẫu Tara Trắng là một trong những hóa thân của Đức Phật Mẫu Tara

Bạch Độ Phật Mẫu Tara Trắng: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Bạch Độ Phật Mẫu Tara trắng còn được gọi là Tăng Thọ Cứu Độ Phật Mẫu, Như Ý Luân Bạch Độ Phật Mẫu hay Thất Nhãn Phật Mẫu. Là một...

Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh là một trong những hóa thân của Đức Tara

Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Phật Độ Mẫu Tara là vị Bản tôn mẫu tính được Phật giáo Kim Cương Thừa tôn kính nhất, được tán thán là Mẹ của tất cả chữ Phật. Ngài...

Đức Tara là hiện thân công hạnh của Quan Âm Bồ Tát

Đức Phật Độ Mẫu Tara là ai? Cầu nguyện 21 hóa thân Phật Mẫu Tara

Đức Phật Độ Mẫu Tara được tán thán là Mẹ của tất cả chư Phật, là vị Bản tôn Mẫu tính được tôn kính nhất trong Kim Cương Thừa. Ngài...

Phật giáo Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Phật giáo Mật Tông là gì? Mật Tông thờ các vị Phật nào?

Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay, là một nhánh của Phật giáo Đại Thừa. Mật Tông tôn Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô...

Thờ Phật và gia tiên chung một bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên trong nhà đúng nhất

Thờ Phật và gia tiên là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, đã có từ xa xưa và vẫn lưu giữ, tiếp nối đến ngày nay....

Giám Trai Sứ giả Bồ Tát thường được thờ trong trai đường và nhà trù của Chùa Viện

Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát là ai? Ý nghĩa tượng và thờ cúng

Giám Trai sứ giả Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ nhiều tại trai đường và nhà trù của các chùa Viện. Hình tượng Ngài được thể hiện rất...

Ẩn