5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là hai vị Đại Bồ Tát trợ tuyên đắc lực của Đức Phật Dược Sư Quang Lưu Ly tại cõi Tịnh Lưu Ly. Trong kinh Dược Sư có đề cập, hai vị Bồ Tát này là bậc Thượng Thủ của vô số Bồ Tát, nắm giữ kho báu Chánh pháp của Đức Phật Dược Sư. 

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu là hai vị Bồ Tát bên cạnh Đức Phật Dược Sư. Các Ngài thường được nhắc đến trong Kinh Dược Sư và trong chú Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Nếu không biết về Phật Dược Sư, chắc hẳn chúng ta sẽ rất ít khi nghe đến danh hiệu quả hai vị Bồ Tát này.

Nhật Quang và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là hai vị Thượng thủ Bồ Tát của cõi Tịnh Lưu Ly
Nhật Quang và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là hai vị Thượng thủ Bồ Tát của cõi Tịnh Lưu Ly

Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai là bậc giáo chủ của cõi Tịnh Lưu Ly, nằm ở phương Đông, cách cõi Ta Bà hơn mười căn dà sa. Đây là cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh, không có đường dữ, không có tiếng khổ đau. Đất cõi ấy làm toàn bằng lưu ly, đường đi có dây bằng vàng giăng làm ranh giới, thành quách, cung điện, mái hiên cửa sổ, các lớp lưới bao phủ toàn bằng đồ thất bảo, trang nghiêm như cõi Tây Phương Cực Lạc.

Cõi Phật ấy, có hai vị Đại Bồ Tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu, là hai bực thượng thủ trong vô lượng, vô số Bồ Tát, và lại là những bậc sắp bổ xứ làm Phật. Hai vị này đều giữ kho báu chánh pháp của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai.”

Nhật Quang Biến Chiếu là vị Bồ Tát đứng hầu bên trái, Nguyệt Quang Biến Chiếu là vị Bồ Tát đứng hầu bên phải Đức Phật. Là hai vị Đại Phụ Tá đắc lực, có quan hệ sâu xa với Đức Phật Dược Sư. Bộ tượng ba vị Phật, Bồ Tát này được gọi là Đông Phương Tam Thánh hay Dược Sư Tôn.

Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Phật Dược Sư là đấng giác ngộ có lòng từ bi vô lượng, Ngài là đấng Y vương Toàn giác, có bình bát có thể diệt trừ các thứ bệnh khổ về thân và tâm cho tất cả chúng sinh. Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát hay Nhật Quang Bồ Tát là vị Đại Bồ Tát trợ tuyên nắm giữ kho báu Chánh Pháp của Đức Phật Dược Sư.

Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát là vị Bồ Tát ngự tại cõi mặt trời, danh hiệu của Ngài khiến người ta nghĩ ngay đến hình ảnh “mặt trời phóng ra ngàn ánh sáng chiếu khắp thiên hạ, phá mọi u tối“. Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, trong tiếng Phạn là Sūrya-prabha, bản nguyện của Ngài chính là phá nát sự tối tăm của sinh tử, giống như ánh mặt trời rực rỡ, chiếu rọi khắp thế gian.

Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát còn gọi là Nguyệt Quang Bồ Tát (Candra-prabha-bodhisattva) hay Nguyệt Tịnh. Ngài là vị Bồ Tát hầu cận bên phải Đức Phật Dược Sư tại thế giới Tịnh Lưu Ly cùng Nhật Quang Bồ Tát. Ngài thường ngự tại mặt trắng, biểu thị cho ánh sáng đẹp đẽ mà dịu êm của mặt trăng vào ban đêm.

Ngài thị hiện vào ban đêm để cho thấy rằng, trong đêm tối vẫn có những ngày trăng sáng rõ. Nương nhờ vào ánh sáng rõ ràng, soi tỏ của mặt trăng, con người có thể xóa bỏ mê muội, chạm đến với bến bờ Giác Ngộ. Trong phật Giáo, Ngài là vị Bồ Tát tượng trưng cho sự lắng tâm tĩnh lự (tĩnh định). Ánh sáng của Ngài trong suốt rực rỡ có thể giúp chúng sinh miễn trừ sự bức não và ảnh hưởng của 3 loại độc là tham, sân, si.

Hình tượng Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nhật Quang và Nguyệt Quang Bồ Tát đứng đầu trong hàng Bồ Tát tại thế giới Tịnh Lưu Ly của Đức Phật Dược Sư. Tượng Ngài ít khi được thờ riêng lẻ mà thường thờ cùng tượng Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương và tượng Nguyệt Quang Bồ Tát tạo thành bộ 3 tượng có tên gọi là Đông Phương Tam Thánh.

Hình tượng Nhật Quang Bồ Tát

Tranh, tượng Nhật Quang Bồ Tát thường thể hiện Ngài trong tư thế ngồi hoặc đứng trên tòa sen. Ngài được mô tả với thân sắc màu đỏ, bên tay phải cầm vòng hoa màu đỏ thắm, bên tay trái cầm Nhật Luân. Nhật Luân trong tay Ngài tượng trưng cho ánh sáng mặt trời, có năng lực mạnh mẽ, có thể phá nát mọi tăm tối của sinh tử.

Nhật Quang Bồ Tát trong tay cầm nhật luân tượng trưng cho ánh sáng mạnh mẽ phá tan mọi u tối
Nhật Quang Bồ Tát trong tay cầm nhật luân tượng trưng cho ánh sáng mạnh mẽ phá tan mọi u tối

Theo Nghi Quỹ Bố Đàn Pháp Tu Dược Sư, Nguyệt Quang Bồ Tát được an phía Đông Bắc của đàn tràng, có thân sắc màu vàng đỏ, tay phải cầm Ô Bà Lạp Hoa, trên hoa có trắp kinh, trên có mặt trời. Tay trái của Ngài bắt thủ ấn Kim Cang Quyền ở nơi bắp đùi.

Ngày nay, các tượng Nhật Quang Bồ Tát thường thể hiện Ngài trong tư thế đứng. Trong tay nâng Nhật Luân hoặc nâng một cành sen, phía trên cành sen là hình ảnh tượng trưng cho mặt trời. Đầu Ngài đội mũ báu, cổ đeo anh lạc, trên thân là các thứ trang sức báu thân trang nghiêm đẹp đẽ.

Hình tượng Nguyệt Quang Bồ Tát

Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát đứng bên phải Đức Phật Dược Sư. Ngài có nhiều hảo tướng tốt đẹp, thân sắc trang nghiêm. Nguyệt Quang Bồ Tát được thể hiện trong tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen. Trong tay Bồ Tát là một cành sen, phía trên là mặt trăng, tượng trưng cho việc soi sáng, dẫn đường cho chúng sinh trong đêm tối.

Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát trong tay nâng Nguyệt Nha tướng, tượng trưng cho ánh sáng mát dịu từ mặt trăng
Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát trong tay nâng Nguyệt Nha tướng, tượng trưng cho ánh sáng mát dịu từ mặt trăng

Ngoài ra, theo Tu Dược Sư Nghi Quỹ Bố Đàn Pháp, Nguyệt Quang Bồ Tát ở góc Đông Nam, có thân sắc màu trắng, tay phải cầm Ô Ba Lạp Hoa, trên hoa có trắp kinh, phía trên có Nguyệt Nha tướng (trăng lưỡi liềm). Tay trái của Bồ Tát thủ Kim Cang Quyền ấn để nơi đùi.

Một số tài liệu khác thì mô tả Nguyệt Quang Bồ Tát với thân sắc trắng. Ngài ngồi trên tòa ngỗng, tay cầm hoa sen xanh, trên đóa sen là Nguyệt Nha tướng, tức trăng lưỡi liềm. Trên thân mang nhiều thứ trang sức báu thân trang nghiêm, đẹp đẽ.

Ý nghĩa của việc thờ Nhật Quang – Nguyệt Quang Bồ Tát

Chúng ta thường thờ phụng Nhật Quang và Nguyệt Quang Bồ Tát cùng Phật Dược Sư để mong ánh sáng trí huệ từ các Ngài có thể soi đường, dẫn lối, giúp chúng ta một lòng kiên định hướng đến con đường giác ngộ và giải thoát. Thờ Phật, Bồ Tát là cách để chúng ta bày tỏ lòng kính ngưỡng, đồng thời cũng là để nương nhờ hình tướng các ngài mà tu tập.

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát quanh thân tỏa ra thứ ánh sáng thanh tịnh, thuần khiết như mặt trăng, mặt trời. Thứ ánh sáng ấy giúp diệt trừ tham – sân – si, phá tan mọi u tối, chướng ngại, giúp dễ dàng nhận ra chân tâm, từ đó có được cuộc sống an yên, hạnh phúc.

Con người sinh ra vốn có Phật tính, tuy nhiên, cuộc sống trần thế đầy những thứ độc tố vô minh khiến Phật tính bủa vây. Chính vì vậy, ánh sáng lưu ly từ 2 vị Bồ Tát sẽ giúp chúng ta hiển lộ Phật tính, dễ dàng hơn trên con đường giác ngộ, giải thoát.

Các tài liệu cũng cho biết, Nhật Quang và Nguyệt Quang Bồ Tát có quan hệ mật thiết với chú Đại Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát. người trì tụng chú Đại Bi kết hợp với vô lượng Thần Nhân của Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát sẽ giúp tăng thêm hiệu nghiệm. Nếu tiếp tục trì thêm Nhật Quang Bồ Tát Đà La Ni sẽ giúp mang đến phước lành và nhân tốt.

Nếu trì tiếp Nguyệt Quang Bồ Tát Đà La Ni có thể giúp diệt trừ chướng nạn, sự dày vò của những thứ bệnh ác về thân và tâm. Thành tựu thiện căn, thiện Pháp, xa lìa sợ hãi, giảm nhẹ khổ đau trên thân xác, thậm chí có thể hóa sự thống khổ thành hư vô nhờ ánh sáng dịu mát của Ngài.

Ý nghĩa của việc thờ Đông Phương Tam Thánh

Theo Kinh Dược Sư, nếu có thiện nam tín nữ nào muốn cúng dường Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì trước hết phải lập bàn thờ, thờ tượng Ngài. Tượng được đặt trên tòa cao sạch sẽ, rải bông, đốt các thứ hương, dùng tràng phan trang nghiêm, thờ như thế trong bảy ngày bảy đêm.

Tượng Dược Sư Tam Tôn gồm Phật Dược Sư, Nhật Quang và Nguyệt Quang Bồ Tát
Tượng Dược Sư Tam Tôn gồm Phật Dược Sư, Nhật Quang và Nguyệt Quang Bồ Tát

Khi lập bàn thờ cần thọ tám giới, ăn đồ thanh tịnh, tắm gội sạch sẽ, trang phục chỉnh tề, tâm trong sạch, thanh tịnh, không giận dữ, không sát sanh, khởi tâm từ bi, bình đẳng với các loài, làm lợi ích an vui, đánh nhạc ca hát ngợi khen, đi nhiễu quanh tượng Phật. Cần nhớ công đức bổn nguyện, đọc tụng kinh này. Làm như vậy thì người đó sẽ được toại ý việc mong cầu như cầu giàu sang, cầu sống lâu, cầu quan vị, cầu sanh được con gái, con trai…

Như vậy, việc thờ Phật Dược Sư và hai vị Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát trước hết là để thể hiện lòng tôn kính với các Ngài, nương nhờ tấm gương, hạnh nguyện của các Ngài để tu tập. Có thể thờ các Ngài để cầu bình an, cầu may mắn, sức khỏe, cầu được thoát khỏi những tai nạn nguy hiểm, được tướng mạo đoan nghiêm, an ổn ít bệnh tật.

Phật Dược Sư là Đấng Y vương toàn giác, có hạnh nguyện trị hết các thứ bệnh khổ về thân và tâm cho chúng sinh. Việc thờ phụng Ngài cùng 2 vị Bồ Tát, thường trì tụng Kinh Dược Sư, Chú Dược Sư được biết đến như một liệu pháp chữa bệnh vô cùng huyền bí. Có năng lực giúp chữa khỏi các thứ bệnh khổ về thân và tâm, loại bỏ các bệnh tật về thể xác và những u uất nơi tâm hồn.

Tiền thân của Phật Dược Sư và hai vị Bồ Tát

Tương truyền, Nhật Quang, Nguyệt Quang Bồ Tát và Phật Dược Sư có quan hệ vô cùng sâu xa. Trong thời quá khứ xa xưa, khi đức Điện Quang Như Lai hành hóa ở nhân gian đã gặp một vị phạm sĩ Bà La Môn và hai người con của vị ấy. Vị phạm sĩ và hai người con của ngài đều cảm thấy sự trược loạn của thế gian và khởi phát Tâm Bồ Đề, mong muốn cứu lấy các chúng sinh đang bệnh khổ trong thế gian.

Điện Quang Như Lai đối với họ vô cùng khen ngợi, cho vị phạm sĩ kia đổi tên là Y Vương (Dược Vương), hai người con đổi tên là Nhật Chiếu và Nguyệt Chiếu. Thường ở chỗ Đức Điện Quang Như Lai siêng tu Phạm Hạnh, nhận được sự phó chúc, các vị này đã phát đại nguyện Vô Thượng Bồ Đề, thề cứu hết các chúng sinh hữu tình trong sáu đường, thoát khỏi nỗi khổ luân hồi.

Sau này, khi thành Phật, vị Dược Vương ấy trở thành Đức Phật Dược Sư. Hai người con của Ngài cũng trở thành 2 vị Đại Bồ Tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát. Hai vị này đứng hàng thượng thủ, lãnh đạo rất nhiều vị Bồ Tát của thế giới Tịnh Thổ Lưu Ly. Khi Đức Dược Sư Như Lai nhập Niết Bàn, hai vị Bồ Tát sẽ lần lượt theo thứ tự mà thay thế Phật Dược Sư.

Cách thỉnh và thờ tượng Nhật Quang – Nguyệt Quang Bồ Tát

Tượng Nhật Quang và Nguyệt Quang Bồ Tát thường được thờ cùng tượng Phật Dược Sư trong bộ Dược Sư Tam Tôn. Cách thờ hai vị Bồ Tát này cũng giống với cách thờ các vị Phật, Bồ Tát khác. Trước hết, chúng ta cần lập bàn thờ, thỉnh tượng hai vị Bồ Tát về và làm lễ an vị tượng.

1. Cách thỉnh tượng Phật, Bồ Tát

Trường hợp trong nhà đã có bàn thờ Phật và có tượng Phật Dược Sư, gia chủ chỉ cần chọn địa chỉ uy tín để thỉnh tượng. Sau đó gửi tượng vào chùa để nhờ các sư khai quang hoặc chọn ngày tốt, bày biện các thứ lễ vật cần thiết cho lễ an vị gồm hoa, quả, đèn, hương, 3 chén nước trong, 3 bát cơm trắng (lục cúng) và một 1 ly nước lọc, 1 cành hoa nhỏ để trên bàn thờ. Nếu có bàn thờ gia tiên thì cúng gia tiên hoa, quả, đèn và mâm cúng chay. Tiếp đó, thỉnh tượng Bồ Tát về nhà rồi tiến hành lễ an vị Phật, Bồ Tát tại tư gia.

Xem thêm: Thờ Thất Phật Dược Sư (7 vị) có ý nghĩa gì?

Tượng Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát đế 8 cạnh
Tượng Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát đế 8 cạnh

Trường hợp trong nhà chưa có bàn thờ Phật, nếu muốn gia chủ có thể thỉnh bộ 3 tượng Phật Dược Sư, Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát hoặc thỉnh bộ 2 tượng Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát đều được. Các bước thỉnh tượng cần tiến hành tuần tự như sau:

  • Chọn vị trí đặt bàn thờ Phật (Bồ Tát), chọn bàn thờ có kích thước phù hợp và lắp đặt bàn thờ
  • Chọn địa chỉ uy tín và mẫu tượng thờ phù hợp, hợp duyên, chuẩn bị các vật phẩm cần thiết cho bàn thờ (bộ sứ thờ, nhang, đèn)
  • Bày biện bàn thờ, khai quang tượng Phật (Bồ Tát), chọn ngày tốt để làm lễ an vị tượng

Với nghi thức an vị tượng Phật (Bồ Tát), gia chủ có thể mời các sư về nhà để thực hiện cho đúng nghi thức. Hoặc có thể tự tìm hiểu trên website hay nhờ cửa hàng tư vấn cách thực hiện sao cho đúng và đủ lễ đều được.

2. Cách chọn tượng Nhật Quang Nguyệt Quang Bồ Tát

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi chuẩn bị thờ Phật, Bồ Tát chính là làm sao để chọn thỉnh được tôn tượng phù hợp, ưng ý. Sau đây là gợi ý về cách chọn thỉnh tượng mà bạn có thể tham khảo:

  • Tượng Bồ Tát có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó các tượng bằng đá, composite và lưu ly thường được ưa chuộng hơn hết.
  • Khi chọn tượng, nên cảm tượng theo duyên, tức là hãy ngắm nhìn diện tượng, nếu tượng nào khiến bạn sinh ra cảm giác hoan hỉ, những muộn phiền, đau khổ dường như vơi đi thì hãy thỉnh tôn tượng ấy.
  • Việc chọn tượng cũng cần cân nhắc đến các yếu tố như chất lượng, tính thẩm mỹ và kích thước tượng. Đặc biệt, cần chú ý đến kích thước bàn thờ và không gian thờ cúng để chọn được mẫu tượng thờ phù hợp.

Ngoài ra, nên chọn thỉnh tượng ở những cơ sở cung cấp tượng thờ chuyên nghiệp. Tượng thờ khác với tượng trang trí, các chi tiết tượng có độ chính xác cao, chuyên phục vụ cho mục đích thờ cúng. Bên cạnh đó, cũng nên chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng, công khai minh bạch giá cả sản phẩm và có chính sách bảo hành rõ ràng, cụ thể.

Rước Tài Lộc là địa chỉ uy tín, có nhiều mẫu tượng Phật (Bồ Tát) diện đẹp, trang nghiêm
Rước Tài Lộc là địa chỉ uy tín, có nhiều mẫu tượng Phật (Bồ Tát) diện đẹp, trang nghiêm

3. Cách thờ tượng Bồ Tát tại nhà

Phật Dược Sư và hai vị Nhật Quang Biến Chiếu, Nguyệt Quang Biến Chiếu là 3 vị Phật, Bồ Tát của cõi Tịnh Lưu Ly, có hạnh nguyện cứu độ hết các thứ bệnh khổ về thân và tâm cho chúng sinh. Sau đây là cách thờ tượng các vị này tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Bàn thờ Phật, Bồ Tát cần được đặt ở nơi thanh tịnh, an tĩnh, trang nghiêm. Ngày thường có thể thay hoa, thay nước cho bàn thờ, nước được dùng nên là nước suối, nước giếng, nước tự nhiên, không dùng nước trà, nước ngọt.
  • Hoa cúng, quả cúng phải là đồ tươi, không cúng hoa giả, trái cây giả. Vào ngày rằm, mồng một, các ngày lễ lớn trong Phật giáo cần ăn chay, làm việc thiện điều thiện, tích đức cho bản thân.
  • Theo Kinh Dược Sư, nếu người nào đang mắc bệnh, cần tắm rửa sạch sẽ, trước bàn thờ Phật Dược Sư, nhất tâm tụng chú Dược Sư 108 biến, chú nguyện trong thức ăn, nước uống hoặc nước vô trùng rồi ăn, uống thì những bệnh khổ ấy sẽ mau dứt.
  • Nếu muốn được thành tựu sở cầu, mỗi sớm súc miệng, đánh răng, tắm gội sạch sẽ, xong lại thắp hương, rải dầu thơm cúng dường tượng Phật, một lòng thọ trì kinh Dược sư sẽ được chư Phật phò hộ.

4. Thần chú Nguyệt Quang Biến Chiếu

Chân ngôn của Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát thường được trì tụng sau khi tụng Chú Đại Bi:

Tiếng Phạn: Om Candraprabhah Svaha

Phiên âm: Án Tán nại la bát la bà dã Sa Phộc Hạ

Dịch nghĩa: Quy mệnh Nguyệt Quang Thành Tựu

Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát Đà la Ni: “Thâm đê đế đồ tô tra, a nhược mật đế ô đô tra, thâm kỳ tra, ba lại đế gia di nhược tra, ô đô tra, câu la đế tra, kỳ ma tra, thoa cáp”.

Cách tụng thần chú Nguyệt Quang Bồ Tát: 

NAMO BUDDHĀ KUṆAMI : Nam mô bột đà cù na mê

NAMO DHARMA MAHATI : Nam mô đạt ma mạc ha để

NAMO SAṂGHA TAYĀNI : Nam mô tăng già đa dạ nê

TIRABHŪBI SATVADAṂ_ NAMA DABHA SVĀHĀ : Để lị bộ tất, Tát đốt đam nạp ma, sa bà ha

NAMO RĀGAYE SARVA SATAVAṆID DHARĀSAṂRĀ SVĀHĀ

Câu tụng liền mạch: Nam mô bột đà cù na mê, Nam mô tăng già đa dạ nê, Để lị bộ tất, Tát đốt đam nạp ma, sa bà ha.

Một số lưu ý khi thờ Nhật Quang Nguyệt Quang Bồ Tát

Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu là hai vị Bồ Tát của cõi Tịnh Lưu Ly. Khi thờ tượng các ngài cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Chúng ta có thể thờ tượng các Ngài để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn, muốn noi theo hạnh nguyện các ngài để tu tập. Hoặc để cầu vãng sanh về cõi tịnh độ Tịnh Lưu Ly hay cầu các Ngài phò trợ, độ trì, trị các thứ bệnh về thân và tâm.
  • Tuyệt đối không nên thờ Phật, Bồ Tát khi không tín Phật, không có niềm tin nơi Tam Bảo, không có lòng tôn kính các Ngài, chỉ để che giấu những điều sai trái, bất lương.
  • Nên chọn thỉnh những tượng có diện đẹp, hảo tướng, trang nghiêm, toát được sự từ bi độ lượng của chư Phật, Bồ Tát. Không chọn các tượng có vẻ ngoài dữ dằn, nhăn nhó, khó chịu.
  • Trên bàn thờ Phật, Bồ Tát không được đặt các vật như giấy tiền, vàng mã. Bàn thờ nên bày trí đơn giản, gọn gàng, đảm bảo được sự trang nghiêm, thanh tịnh.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai và cách thờ tượng các Ngài tại nhà. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng có thể tham khảo cửa hàng Rước Tài Lộc qua số điện thoại 093.9194.468 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tôn giả Xá Lợi Phất được Đức Phật ca ngợi bằng những mỹ từ đẹp đẽ với mười sáu phẩm hạnh cao quý

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Tôn giả Xá Lợi Phất là một trong 10 vị đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn giả được Đức Phật khen là Trí tuệ...

Bông hồng cài áo Vu Lan tượng trưng cho chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Bông hồng cài áo Vu Lan là một trong những nghi thức đặc biệt, giàu ý nghĩa với Phật tử Việt Nam, thường được tổ chức tại các ngôi chùa...

Trì niệm, quán tưởng Đức Phật A Di Đà sẽ được vãng sinh về cõi tịnh độ của ngài

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Tịnh Độ Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn, vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Pháp môn này chủ trương niệm Phật, quán tượng Đức Phật...

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc - An Giang được tổ chức với quy mô lớn, vô cùng hoành tráng

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc An Giang là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực Tây Nam Bộ. Lễ vía Bà diễn ra...

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là Phật bản mệnh của người tuổi Thân và tuổi Mùi

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được xem là bản tôn của Mật Tông. Tượng Đại Nhật...

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng bột đá cao cấp vẽ gấm

35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị đại bồ tát của Phật giáo Đại Thừa, Ngài được Phật giáo phương Đông vô cùng tôn sùng, được xem...

Ẩn