Mệnh gì nên thờ Phổ Hiền Bồ Tát
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trong cuộc sống ai cũng có những khó khăn, những thăng trầm, tai ương hay rủi ro bất ngờ bất không lường trước được. Nhưng chúng ta tin rằng mỗi người sẽ có một vị Phật bản mệnh luôn ở bên phù hộ, che chở, dẫn lối cho ta. Để trên đường đời chúng ta làm những việc tốt, hướng tới điều thiện lành. Nhờ đó hóa giải mọi tai ương, khó khăn, thử thách, đem lại may mắn, và bình an, hạnh phúc cho chúng ta.
Phật bản mệnh không phân biệt sang hèn, cao thấp, già trẻ… Chỉ cần chúng ta thành tâm cầu khấn thì mỗi Đức Phật đều có công đức vô lượng bảo hộ cho ta vượt qua mọi khó khăn. Tùy theo năm sinh mà ta phân định con giáp nào được vị Phật nào hộ mệnh. Và Phật hộ mệnh sẽ theo ta suốt cuộc đời chứ không thay đổi theo năm.
Thông qua ngũ hành, Phật Giáo tạo ra thuyết 8 vị bản tôn, là chủ quản của 12 con giáp. 8 vị chủ tôn ấy thường được gọi là Phật bản mệnh hay Phật hộ thân. Phổ Hiền Bồ Tát chính là 1 trong 8 vị Phật bản mệnh độ trì cho 12 con giáp. Vậy “Mệnh gì nên thờ Phổ Hiền Bồ Tát” thì Vnctongiao mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mệnh gì nên thờ Phổ Hiền Bồ Tát
Theo quan niệm Phật giáo thì Phổ Hiền Bồ Tát chính là vị Phật bản mệnh của người tuổi Thìn và người tuổi Tỵ. Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho lý trí, đức độ và đại hạnh, Ngài sẽ phù hộ cho người tuổi Thìn, tuổi Tỵ thân tâm an yên, xóa bỏ ưu phiền, trừ bỏ tiểu nhân, hoàn thành ước nguyện, tăng khí thế uy quyền của người lãnh đạo, giúp họ cầu được ước thấy và hạnh phúc viên mãn.
Người tuổi Tỵ
Người tuổi Tỵ có các năm sinh: 1941 – Tân Tỵ, 1953 – Quý Tỵ, 1965 – Ất Tỵ, 1977 – Đinh Tỵ, 1989 – Kỷ Tỵ, 2001 – Tân Tỵ, 2013 – Quý Tỵ… Tuổi Tỵ trời sinh có quý khí, mạnh mẽ, cẩn trọng, không dễ tin người, mọi việc tự tay làm mới yên tâm nên dễ làm bản thân mệt mỏi. Phổ Hiền Bồ Tát có lý trí, đức độ và đại hạnh sẽ mang tới nhiều may mắn, cát lợi cho người tuổi Tỵ.
Để thành công, ngoài trí tuệ còn cần thời cơ và sự may mắn. Người tuổi Tỵ đeo bản bệnh Phổ Hiền Bồ Tát có thể cải thiện quan hệ xã hội, thúc đẩy tín nhiệm, chia bớt gánh nặng cho người khác và nắm bắt được thời cơ. Khi có vướng mắc, khó khăn về sự nghiệp, tình cảm, sức khỏe, tài vận người tuổi Tỵ hãy Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ắt sẽ được che chở, soi đường dẫn lối.
Như vậy người tuổi Tỵ có vị Phật bản mệnh là Phổ Hiền Bồ Tát độ trì sẽ được phù trợ những điều sau: Tâm luôn hướng thiện không vướng vào tham – sân – si. Tránh xa điều xấu không bị tà khí xâm nhập. Được Phổ Hiền Bồ Tát soi sáng trí tuệ và đưa ra những quyết định sáng suốt. Không bị người khác quấy rối, chia rẽ, không gây mâu thuẫn, xung đột với các mỗi quan hệ xã hội. Luôn được yêu mến trong một tập thể và các mối quan hệ khác. Gia đình luôn hạnh phúc, thuận hòa. Công Việc ngày càng tiến triển và thành công. Sức khỏe được cải thiện và hạn chế bệnh tật.
Người tuổi Thìn
Người tuổi Thìn có các năm sinh: 1940 – Canh Thìn, 1952 – Nhân Thìn, 1964 – Giáp Thìn, 1976 – Bính Thìn, 1988 – Mậu Thìn, 2000 – Canh Thìn, 2012 – Nhâm Thìn… Tuổi Thìn thiên tính thông minh, có năng lực lãnh đạo nên tính cách không tránh khỏi có phần kiêu ngạo. Phổ Hiền Bồ Tát có lý trí, đức độ và đại hạnh, lấy trí đạo soi lối chúng sinh, dùng trí tuệ dẫn dắt đường hướng. Ngài hộ mệnh cho người tuổi Thìn, giúp hóa giải năng lượng xấu, tránh hạn tiểu nhân, ảnh hưởng tới tinh thần và tài chính.
Người tuổi Thìn thỉnh bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát mang bên mình sẽ giảm bớt tính tự phụ, sản sinh sự hài hòa với người xung quanh. Để thành công cần có những người bạn đồng hành, người tuổi Thìn nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công khi có Phật bản mệnh bên mình.
Người tuổi Thìn đeo Phật bản mệnh bên người và thành tâm hướng Phật sẽ được Ngài phù hộ. Giúp cho đường tài vận thêm hanh thông, tích lũy được nhiều tài lộc, luôn có quý nhân phù trợ, tránh bị tiểu nhân hãm hại, cuộc sống luôn bình an, hạnh phúc.
Tìm hiểu về Phổ Hiền Bồ Tát
Ý nghĩa danh hiệu Phổ Hiền Bồ Tát:
Phổ – là trải khắp mọi nơi, Hiền – là diệu thiện nhất. Phổ Hiền – là nguyện hạnh phát ra từ tâm Bồ Đề và sự cân bằng của thân – khẩu – ý được phổ chiếu khắp nơi, diệu thiện thuần nhất, có đủ các đức. Tâm nguyện và chức trách của Phổ Hiền Bồ Tát là đem diệu nghĩa thuần thiện phổ cập đến tất thảy mọi nơi, hiện thân khắp mười phương pháp giới và tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.
Phổ Hiền Bồ Tát dạy rằng: “Nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu Ngài, thấy và chạm đến thân Ngài, hay nằm mộng thấy Ngài, hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân Ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh”.
Địa vị của Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật Giáo, ba vị Bồ Tát còn lại là: Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát và Địa Tạng Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát là hai thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng đứng thị giả bên phải và Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử xanh đứng thị giả bên trái.
Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho những phương tiện vĩ đại, lớn lao, thấy Phổ Hiền Bồ Tát là thấy được chân lý. Ngài dạy con người tránh xa ảo tưởng ảo vọng để trở về chân lý, dùng trí tuệ để nhìn vào chân lý mà gạt bỏ vô minh để đạt được giác ngộ như Đức Phật.
Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ cho những ai tuyên giảng đạo pháp.
Đặc điểm nhận biết Phổ Hiền Bồ Tát
Nhìn từ bên ngoài hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát hơi mang tính nữ. Điều này phù hợp với danh hiệu của Ngài đầy từ bi và trí tuệ. Xong Phổ Hiền Bồ Tát không thể phân biệt là nam hay nữ và Ngài đã trải quan hằng sa kiếp để thành Phật. Quan trọng nhất là Ngài dùng ánh sáng trí tuệ để chiếu khắp mọi loài, độ trì cho hết thảy chúng sinh dù là giới tính nào đi nữa.
Phổ Hiền Bồ Tát được khắc họa cưỡi voi trắng sáu ngà, đầu đội vương miện, y trang đầy ắp châu báu.
Pháp khí của Phổ Hiền Bồ Tát là viên bảo châu thường được Ngài cầm bên tay trái. Hoặc tay phải cầm cành hoa sen và trên đóa sen là viên minh châu.
Đôi khi trong nhiều tranh, tượng Phổ Hiền Bồ Tát được khắc họa một hoặc hai bàn tay bắt ấn giáo hóa, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau tạo thành hình tam giác. Hoặc tay trái Ngài cầm cuộn kinh hay kim cương chử.
Phổ Hiền Bồ Tát thường xuất hiện cùng Phật Thích Ca và Văn Thù Bồ Tát. Khi đó, Phật Thích Ca đứng ở giữa, Phổ hiền Bồ Tát đứng bên phải và Văn Thù Bồ Tát đứng bên trái.
Bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!