30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên trong nhà đúng nhất

Ý nghĩa tượng Quan Công ngồi đọc sách

Ý nghĩa tượng Quan Công cầm đao trấn ải

Bài vị ông Táo mua ở đâu? Ý nghĩa chữ trên bài vị Táo Quân

Mèo Thần Tài hợp mệnh gì, tuổi gì?

Vị trí đặt mèo thần tài trong nhà chuẩn phong thủy

Mèo Thần Tài có ý nghĩa gì? Cách sử dụng thế nào đúng?

3 Mẫu tượng Tế Công đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tháp Văn Xương là gì? Ý nghĩa và cách đặt hợp phong thủy

3 Mẫu tượng Tế Công đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tượng Tế Công đặc biệt nổi tiếng trong phong thủy, được biết đến với các tác dụng như trấn trạch, trừ tà, gia tăng vượng khí, mang đến bình an, may mắn cho gia đình. Tượng đặc biệt thích hợp bày trí ở những khu đất gần nghĩa địa, đất xấu, địa thế nhà không tốt, âm khí nặng hoặc những ngôi nhà có trẻ em hay quấy khóc, người trong nhà bệnh tật liên miên không dứt. 

Đôi nét về hòa thượng Tế Công

Hòa thượng Tế Công hay còn được gọi là Tế Công Hoạt Phật (Phật sống Tế Công) là vị hòa thượng vô cùng đặc biệt, được biết đến qua những câu chuyện dân gian, qua sách truyện, phim ảnh với hình ảnh gần gũi chân thật, đôi khi mang màu sắc thần kỳ, huyền bí. Đây là một nhân vật có thật tại Trung Quốc, ông còn được dân gian gọi với cái tên độc đáo là hòa thượng Tế Điên.

Theo Phật Quang Đại Điển, đương thời, trước khi xuất gia, Tế Công tên thật là Lâm Tu Viễn, có nơi ghi là Tâm Viễn, hay Lý Tu Duyên. Ông là người đời Tống, sinh tại Lâm Hải, Chiết Giang, sống vào những năm 1150 – 1209. Lý Tu Duyên là con trai của một gia đình viên ngoại, có cha tên Lý Mậu Xuân, bà mẹ gọi là Vương Thị, ở tuổi ngoài 30 mới sinh được ông.

Có tài liệu viết rằng, lúc nhỏ, ông được Phương Trượng Tánh Không trưởng lão thu làm đồ đệ, được đặt tên là Lý Tu Duyên. Sau này, năm 18 tuổi, ông xuất gia tại chùa Linh Ẩn, từng tham học với nhiều vị cao tăng ở các ngôi chùa lớn như chùa Quốc Thanh, chùa Quán Âm, chùa Kỳ Viên. Sau này, ông trở thành môn hạ nối dòng pháp của ngài Hạt Đường Huệ Viễn. Một vị thiền sư nổi tiếng tại Trung Quốc, thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế.

Hòa thượng Tế Công rất giàu lòng từ bi, luôn giúp đỡ người danh giải quyết những vấn đề rắc rối, bất công. Sư từng xin những con ốc được người dân Tần Hồ bắt, chặt đuôi để thả lại chúng trong nước, dù đã bị chặt đuôi nhưng những con ốc này vẫn có thể sống sót thần kỳ. Có rất nhiều câu chuyện về Tế Công được dân gian lưu truyền, đặc biệt là những câu chuyện ly kỳ, nhất là chuyện hàng phục yêu ma quỷ quái.

Mặc dù xuất gia tu đạo như ông lại có tánh tình cuồng phóng, không hề ăn chay giữ giới như thông thường mà lại có sở thích ăn thịt, uống rượu. Không những vậy, ông còn ăn mặc cũ vá nhiều chỗ, trong tay phe phẩy chiếc quạt rách, đôi mắt láo liêng như người điên nên được người đời gọi với “hỗn danh” là Tế Điên. Ngài thọ 60 tuổi, thi tịch năm 1209, nhục thân nhập tháp Hổ Bào.

3 Mẫu tượng Tế Công đẹp bằng bột đá cao cấp

Tượng Tế Công được thờ cúng rộng rãi trong Phật giáo và Lão giáo. Đặc biệt, tượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phong thủy, có tác dụng trấn trạch, trừ tà, đuổi tà khí, mang đến vượng khí, may mắn, bình an cho gia chủ. Ngài vô cùng am hiểu Phật pháp, có nhiều phép thần thông quảng đại, thường giúp đỡ mọi người.

Tượng Tế Công có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau, được nhiều người thỉnh về thờ tại gia hoặc bày trí trong nhà. Dưới đây là một số mẫu tượng Tế Công đẹp được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp:

1. Tượng Tế Công đứng bằng bột đá cao cấp

Đây là mẫu tượng Tế Công được làm từ bột đá cao cấp, màu xanh ngọc nhẹ nhàng, tươi mát. Tượng thể hiện hình ảnh ngài trong tư thế đứng, giơ cao chiếc quạt trong tay. Chân ngài mang dép, đạp trên đám mây trắng, trong tay là bình rượu hồ lô vàng thường được mang theo bên người.

Hòa thượng Tế Công có dáng vẻ gầy gò nhưng thân hình khỏe khoắn, mạnh mẽ. Đây là tôn tượng vô cùng chân thật, truyền thần, có tính thẩm mỹ cao, thể hiện hòa thượng Tế Công với ánh mắt tinh tường sáng suốt, miệng nở nụ cười vui tươi, hoan hỷ.

Tượng Tế Công đứng bằng bột đá cao cấp
Tượng Tế Công đứng bằng bột đá cao cấp
Tượng Tế Công đứng bằng bột đá cao cấp
Tượng Tế Công đứng bằng bột đá cao cấp

Kích thước: 

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm

2. Tượng Tế Công ngồi bằng bột đá cầm thỏi vàng

Mẫu tượng này được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp. Điểm nổi bật của tôn tượng là phần y áo được vẽ gấm đẹp mắt, phối màu tinh tế, hài hòa. Phần đế tượng tạo hình tảng đá vững chắc độc đáo. Tế Công hòa thượng ngồi trên tảng đá, chân đặt trên vò rượu lớn, trên cổ đeo một chuỗi tràng hạt vàng, trong tay là thỏi vàng lớn. Đây là mẫu tượng phong thủy có tác dụng trấn sát, trừ tà, mang đến tài lộc, may mắn, của cải cho gia đình.

Kích thước: 

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm
Tượng Tế Công ngồi bằng bột đá cao cấp
Tượng Tế Công ngồi bằng bột đá cao cấp

3. Tượng Tế Công ngồi bột đá cầm bình rượu

Đây cũng là mẫu tượng cũng được làm từ bột đá cao cấp. Tượng thể hiện Tế Công ngồi trên tảng đá, chân mang dép, dưới chân là một bình rượu ngọc màu trắng. Ông có thân hình gầy gò, mặc bộ quần áo vá nhiều chỗ, khuôn mặt tươi cười rạng rỡ. Trong tay ông là một chiếc quạt, tay kia là bình rượu hồ lô vàng, trên cổ là chuỗi tràng hạt vàng.

Kích thước: 

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm
Tượng Tế Công bằng bột đá cao cấp tay cầm bình rượu
Tượng Tế Công bằng bột đá cao cấp tay cầm bình rượu

Vì sao tượng Tế Công được nhiều người thờ tại nhà?

Tượng Tế Công được thờ rất phổ biến trong Phật Giáo và Lão Giáo. Đặc biệt, trong dân gian có rất nhiều câu chuyện về ông được lưu truyền. Người ta tin rằng, Tế Công vô cùng linh ứng, ai gặp nạn, gặp khó cầu ngài đều sẽ được cứu giúp. Niềm tin về sự linh hiển của ngài vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Ý nghĩa của việc thờ tượng Tế Công

Hòa thượng Tế Công còn được gọi là Tế Công Hoạt Phật hay Phật sống Tế Công. Ông rất am hiểu Phật pháp, từng tham vấn học pháp với rất nhiều vị cao tăng nổi danh và có rất nhiều phép thần thông, thường xuyên giúp đỡ người dân, đi khắp nơi cứu nhân độ thế.

Nhiều thuyết cho rằng, Tế Công đã thành tựu A La Hán, đạo pháp cao thâm, chỉ là chưa thành Phật mà thôi. Ông có cách sống khác thường, tu Phật nhưng lại thích ăn thịt, uống rượu, đi khắp nơi giúp đỡ người nghèo khổ, người gặp oan trái bất công. Ông được rất nhiều người thờ cúng, kính ngưỡng, có rất nhiều chùa, miếu thờ tượng Tế Công ở Trung Quốc.

Không chỉ vậy, tương truyền, Tế Công là Hàng Long La Hán chuyển thế, vị La Hán thứ 17 trong Thập Bát La Hán. Ngài đã ra tay hàn phục một con rồng lớn dâng nước nhấn chìm đảo Sư Tử, có công đức lớn trong việc cứu giúp dân chúng nên được phong tặng danh hiệu Hàng Long La Hán. Tượng Tế Công được thờ tại nhiều ngôi chùa, đặc biệt nổi danh là tôn tượng ở chùa Tây Viên Tổ Châu.

Hòa thượng Tế Công mặc dù bản tính kỳ lạ, điên điên khùng khùng, hành sự không giống lẽ thường nhưng lại giàu lòng từ bi, luôn hết lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn, oan ức, đói khổ. Ông không sợ cường quyền, không sợ bạo lực, thường bênh vực kẻ yếu, những câu chuyện về tài trí, lòng từ bi của ngài đến nay vẫn còn được lưu truyền ca tụng.

Có rất nhiều nơi thờ tượng Tế Công, cũng có rất nhiều người dân thỉnh tượng ngài thờ tại nhà. Trước hết, việc thờ tượng ông là để ca ngợi, ghi nhớ công lao, những điều tốt đẹp ông từng làm, đề cao tinh thần trượng nghĩa, trí tuệ, sự công bằng. Nhiều người cho rằng, tượng Tế Công có tính linh rất cao, thờ cúng ông sẽ được giúp đỡ, cứu độ những lúc gặp khó khăn, gian nguy, khốn khổ.

Ý nghĩa của tượng Tế Công trong phong thủy

Tượng Tế Công không chỉ được thờ nhiều tại các ngôi chùa, được người tín Phật thỉnh về thờ tại gia mà còn đặc biệt có ý nghĩa trong phong thủy, nhất là trong việc trấn trạch, trừ tà, xua đuổi tà ma, mang đến vượng khí cho gia đình. Có rất nhiều câu chuyện dân gian về Tế Công, nhất là những chuyện ông trừ yêu, diệt ma, hàng phục yêu quái, giải quyết những chuyện kỳ bí, ly kỳ bằng những phương pháp lạ thường, tức cười.

Với tượng Tế Công, chúng ta có thể lập bàn thờ, thờ cúng tại nhà hoặc chỉ cần thỉnh tượng về nhà, bày trí theo phong thủy là được. Như đã đề cập, tượng Tế Công được sử dụng rất nhiều trong phong thủy, ý nghĩa của việc sử dụng tượng Tế Công như sau:

  • Trấn trạch, trừ tà, hóa giải hung khí, bảo vệ gia đình và gia chủ. Tế Công nổi tiếng là vị hòa thượng có nhiều phép thần thông, có tài trừ tà bắt ma. Theo các chuyên gia phong thủy, đặt tượng Tế Công ở những khu đất xấu, đất có âm khí nặng nề, nơi có nhiều vong, nơi u ám, đặc biệt là đất ở gần nghĩa địa sẽ phát huy rất tốt hiệu quả trấn trạch trừ tà, giúp ngăn chặn các nguồn năng lượng xấu ảnh hưởng đến gia đình.
  • Hóa giải âm khí, ngăn chặn các luồng khí xấu, mang đến vượng khí, cát khí và bình an, may mắn cho gia đình. Hòa thượng Tế Công có sự hiểu biết sâu rộng về Phật Pháp, là vị cao tăng đắc đạo A La Hán. Do đó, đặt tượng Tế Công trong nhà có thể mang đến bình an, may mắn, ngăn chặn và hóa giải các luồng khí xấu có thể ảnh hưởng đến gia đình.
  • Tượng Tế Công còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe, hóa giải hung khí, tà khí, tránh cho trẻ em, người già bị tà ma quấy nhiễu. Những gia đình có trẻ nhỏ mệnh yểu, trẻ em quấy khóc không rõ nguyên do, người thân trong gia đình thường xuyên bệnh tật, khám không ra bệnh, bệnh nhẹ nhưng kéo dài mãi không khỏi nên đặt tượng ngài trong nhà sẽ giúp cải thiện tình trạng này đáng kể.
  • Mang đến công danh, tài lộc, may mắn cho gia chủ: Hòa thượng Tế Công thường cứu giúp những người gặp khó khăn, nghèo khổ. Có rất nhiều câu chuyện về ngài, đặc biệt là câu chuyện giúp đỡ ông bà già nghèo khổ ở quạt đường, giúp ông bà già và những người nghèo khổ ở nơi đó mua may bán đắt, có cuộc sống ổn định. Do đó, tượng Tế Công ngoài tác dụng trừ tà thì còn giúp mang đến tài lộc, của cải, vượng khí cho gia đình.

Ngoài ra, tượng Tế Công có khuôn mặt tươi cười, rạng rỡ mang đến cảm giác vui vẻ, thoải mái, giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, việc đặt tượng ngài trong nhà còn có thể giảm mâu thuẫn, căng thẳng, mang đến sự hòa thuận và niềm vui cho các thành viên trong gia đình.

Hình tướng tượng hòa thượng Tế Công

Tế Công hay Tế Điên là vị hòa thượng bản tính khác thường, hành động không theo lẽ thường, dáng vẻ điên điên, khùng khùng. Tuy nhiên, theo người đời, vẻ ngoài của ngài chỉ là giả vờ, giả vờ điên khùng chẳng qua là để cứu giúp mọi người mà không vướng bận gì cả. Ai cũng rõ, dù ngài khác thường, có vẻ điên dại nhưng lại là người tỉnh táo hơn ai hết.

Tế Công được khắc họa với thân hình gầy gò, đầu còn tóc, đội mũ lệch, mắt láo liên, khuôn mặt tươi cười sảng khoái
Tế Công được khắc họa với thân hình gầy gò, đầu còn tóc, đội mũ lệch, mắt láo liên, khuôn mặt tươi cười sảng khoái

Ông là vị thánh tăng am hiểu Phật Pháp, tiêu biểu cho tinh thần trượng nghĩa, giàu lòng từ bi, thường tế thế cứu dân, giải quyết những việc kỳ lạ cho dân chúng. Ông vô cùng rộng lượng, có nhiều phép thần thông, hình tượng hòa thượng Tế Công xuất hiện rất nhiều trong các câu chuyện dân gian, trong các tác phẩm văn chương và còn xuất hiện trong nhiều phim ảnh.

Các tôn tượng Tế Công ngày nay được xây dựng dựa trên các tượng được thờ ở những ngôi chùa trước kia. Tượng thể hiện Tế Công trong dáng vẻ trung niên chất phác, ngoại hình rách rưới, thân người gầy gò, đầu còn tóc đội mũ lệch,  dáng vẻ điên khùng, luôn tỏ ra ngờ nghệch, ngớ ngẩn. Thế nhưng, ông tuy điên mà tỉnh, quyền pháp cao thâm, luôn giải quyết những vấn đề rắc rối của người dân bằng những phương pháp lạ thường, tức cười.

Tế Công hòa thượng thường mặc một bộ đồ rách rưới, trên đầu đội mũ, chân mang giày rách. Trong tay ngài là chiếc quạt rách đặc trưng chỉ có nan, rách đến mức không thể sửa lại được nữa. Ngoài ra, tay kia của ông thường cầm một bình hồ lô chứa rượu hoặc một thỏi vàng lớn. Khuôn mặt ngài vô cùng sinh động, miệng nở nụ cười tươi rạng rỡ, ánh mắt láo liên, có khi tinh tường, có khi ra vẻ ngờ nghệch, ngớ ngẩn.

Cách chọn thỉnh tượng hòa thượng Tế Công

Tượng Tế Công có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gỗ, composite, đá, bột đá cao cấp… Mỗi loại chất liệu đều có những ưu nhược điểm riêng. Trước hết, tượng bằng đồng thường có màu sắc cổ điển, vô cùng sang trọng, đẹp mắt, tuy nhiên, tượng đồng có chi phí cao, mẫu mã kiểu dáng cũng không được đa dạng, phong phú.

Trong khi đó, tượng gỗ có giá thành phải chăng hợp lý, tượng đa dạng, tuy nhiên, tượng gỗ khó thể hiện được thần thái, nhất là ánh mắt của Tế Công. Hơn nữa, nhược điểm của tượng Tế Công bằng gỗ là dễ bị mối mục, dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của yếu tố môi trường. Tượng Composite, tượng sứ cũng có giá thành rẻ, tuy nhiên, mẫu mã cũng không quá đa dạng, tính thẩm mỹ của tượng cũng không được đánh giá cao.

Hiện nay, các tượng Tế Công, tượng Phật, tượng Quan Âm Bồ Tát, tượng phong thủy như Quan Công, Phúc – Lộc Thọ… thường được chế tác từ bột đá cao cấp. Đây là các mẫu tượng được ưa chuộng hơn hết do có giá cả phải chăng, hợp lý hơn nữa tượng còn có tính linh, tính thẩm mỹ cao.

Khi chọn tượng Tế Công, quý khách nên chọn những tôn tượng có diện đẹp, thể hiện được thần thái từ bi lại vừa có chút ngớ ngẩn, ngờ nghệch mà không kém phần trí tuệ, tinh tường của ông. Quý khách có thể tham khảo các mẫu tượng đã đề cập, tượng có nước da hồng hào, đường nét được thể hiện tỉ mỉ, chân thực, sống động.

Theo chia sẻ của nhiều người, dù chọn tượng thờ hay tượng phong thủy, khi chọn tượng, gia chủ nên ngắm nhìn tượng thật lâu. Nếu tôn tượng nào càng ngắm càng thấy yêu thích, trong lòng bất giác sinh ra cảm giác vui tươi, nhẹ nhàng kèm theo sự tôn kính thì hãy thỉnh tôn tượng ấy. Thế nhưng, cần nhớ rằng, chỉ nên thỉnh những tượng thần thái từ bi, vui tươi, hoan hỷ, không thỉnh những tượng hung dữ, thần sắc kỳ lạ.

Cách bày trí tượng Tế Công trong nhà hợp phong thủy

Hiện nay, đa số các tượng Tế Công thường được thỉnh về nhà để trấn trạch, trừ tà, mang đến tài lộc, may mắn, của cải, xua đuổi tà khí, ngăn chặn các luồng khí xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hầu hết nhiều người thường sử dụng tượng Tế Công là tượng phong thủy, có tác dụng giống với các tượng như Hưng Đạo Vương, Quan Công, tượng Bồ Đề Đạt Ma…

Đối với tượng phong thủy, vị trí bày trí tượng đóng vai trò vô cùng quan trọng, chỉ khi tượng được đặt ở vị trí thích hợp thì mới có thể phát huy được tối đa hiệu quả phong thủy. Theo các chuyên gia, các thầy phong thủy, những người am hiểu tâm linh thì tượng Tế Điên nên đặt và thờ ở những nơi thế đất xấu, gần bãi tha ma, gần nghĩa địa, những ngôi nhà nhiều âm khí, có vong quấy quả… Đặc biệt, cần lưu ý rằng, dù là tượng phong thủy thì cũng cần phải thờ cúng.

Tượng Tế Công cần đặt ở vị trí phù hợp để phát huy hiệu quả trấn trạch trừ tà
Tượng Tế Công cần đặt ở vị trí phù hợp để phát huy hiệu quả trấn trạch trừ tà

Vị trí tốt nhất để đặt tượng Quan Công trong nhà đó chính là ở tại cửa chính, mặt tượng hướng ra ngoài. Trường hợp thế nhà xấu, gia chủ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, thầy phong thủy thì mới chọn được vị trí tốt nhất, thích hợp nhất. Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp để bày trí tượng, gia chủ cần chọn ngày tốt, giờ tốt để làm lễ thỉnh tượng và lễ khai quang hô thần nhập tượng rồi mới tiến hành lễ an vị tượng.

Tượng Tế Công cần được khai quang để có thể phát huy được tối đa hiệu quả phong thủy. Đối với những ngôi nhà hướng xấu, gần như khu đất xấu, việc đặt tượng ở cửa chính cửa chính, hướng mặt tượng ra ngoài sẽ giúp mang đến tác dụng trấn trạch, trừ tà, đuổi tà ma, ngăn ngừa các luồng khí xấu xâm nhập, át đi vận khí xấu gây mất mát, bệnh tật, tai họa cho gia đình.

Cách thờ tượng Tế Công trong nhà

Tế Công là vị hòa thượng có tinh thần trượng nghĩa, ông được khắc họa với thân hình gầy gò, đầu còn tóc, đội mũ lệch, mắt láo liên, khuôn mặt tươi cười sảng khoái. Quần áo ngài xộc xệch, rách rưới, đôi khi đi chân đất, đôi khi mang giày rách, cổ có đeo tràng hạt, trên tay là một bình rượu, tay kia là chiếc quạt rách.

Tượng Tế Công khi thờ cúng phải được đặt ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ, không gian thoáng đãng. Tuyệt đối không đặt tượng ở những nơi tối tăm, bụi bặm, nhất là gầm cầu thang hay phòng ngủ. Trong quá trình thờ cúng tượng, cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ để tượng có thể phát huy được tối đa hiệu quả an lạc, cảm hóa, cũng như tác dụng trấn trạch, trừ tà.

Trước khi thờ cúng, gia chủ cần xem xét ngày tốt để thỉnh tượng về nhà, sau đó tiến hành làm lễ khai quang điểm nhãn, hô thần nhập tượng và lễ an vị tượng. Nếu nhà có không gian rộng rãi, có thể lập bàn thờ Tế Công trong nhà, trên bàn thờ đặt 1 lư hương, chóe nước, bình hoa, đĩa trái cây…

Khi làm lễ khai quang tượng, cần chuẩn bị mâm cỗ cúng là mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Tốt nhất nên chuẩn bị một hũ/chai rượu ngon để cúng ngài vì tương truyền Tế Công rất yêu thích uống rượu, đặc biệt là rượu ngon. Sau đó, tiến hành tẩy trần cho tượng bằng rượu trắng pha gừng, dùng khăn mềm lau tượng, phủ lên một tấm vải điều để chuẩn bị khai quang.

Đặt tượng ở vị trí trang nghiêm, không có bất kỳ người qua lại, đọc bài văn khấn khai quang tượng, sau khi đọc xong thì mở bỏ tấm khăn trùm tượng. Dùng khăn mềm, thấm vào chậu nước sạch, chấm nhẹ lên 2 mặt rồi đọc bài chú điểm nhãn cho tượng “Điểm nhãn nhãn thông minh. Điểm nhĩ nhĩ thinh thinh. Điểm khẩu khẩu năng thuyết. Điểm phủ túc thông hành. Cấp cấp như luật lệnh. Tống thần! Tống thần! Tống thần!

Những câu chuyện về hòa thượng Tế Công

Như đã đề cập, có rất nhiều câu chuyện về Tế Công được lưu truyền trong dân gian. Không phải ngẫu nhiên mà tượng ngài có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy, được nhiều người thỉnh về thờ tại gia. Dưới đây là một số câu chuyện được nhắc đến nhiều hiện nay:

Sự ra đời của Tế Công

Tế Công, khi chưa xuất gia tu đạo là con của một gia đình viên ngoại, cha tên Lý Mậu Xuân, mẹ là Vương Thị. Hai ông bà đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn chưa có con. Lúc nào, hai vợ chồng cũng mong mỏi con cháu, ngày ngày đến La Hán đường thắp hương cầu con.

Một đêm nọ, bà mẹ nằm mơ thấy mình được một vị La Hán tặng cho đóa sen ngũ sắc. Bà nhận lấy và nuốt xuống, sau đó thì mang thai và sinh ra một bé trai khỏe mạnh. Ngày sinh, quanh phòng có ánh sáng đỏ rực rỡ, mùi thơm lạ xộc vào mũi. Đứa trẻ được sinh ra với tướng mạo bất phàm, thế nhưng lại khóc mãi không thôi. Đến ngày thứ 3 sau sinh, có một vị Phương trượng chùa Quốc Thanh đến chúc mừng, vừa nhìn thấy ngài, đứa bé liền nín khóc.

Phương trượng đã thu cậu làm đệ tử, đặt tên là Lý Tu Duyên. Từ nhỏ, cậu rất ít tụ tập chơi đùa với những đứa trẻ cùng tuổi. Đến tuổi học hành, Lý viên ngoại đã mời thầy về dạy tại nhà cho cậu. Cậu nổi tiếng với trí nhớ siêu phàm, tài năng xuất chúng, 14 tuổi đã thi lấy Tú Tài. Tuy nhiên, sau đó, năm 18 tuổi thì cha mẹ cậu đều mất.

Lúc này, cậu rời nhà du hành tứ xứ, đến chùa Linh Ẩn xuất gia, tham học với rất nhiều vị cao tăng. Sau đó, Tế Công đột nhiên trở nên điên khùng, bản tính vô cùng kỳ lạ, sở thích lạ thường không hề giống các bậc cao tăng tu Phật. Thế nhưng, ngài lại có bản lãnh hơn người, có nhiều phép thần thông và thường xuyên cứu nhân độ thế.

Một số câu chuyện khác

Tế Công còn được biết đến với rất nhiều câu chuyện khác, đặc biệt là chuyện chuyển gỗ ở dưới giếng. Chuyện kể rằng chùa Tịnh Từ ở Hàng Châu phải trùng tu, cần rất nhiều gỗ, thế nhưng gỗ xây chùa lại ở ra xa cách chùa đến 900 dặm.

Bằng phép thần thông của mình, ông đã bảo trụ trì chùa chuẩn bị rượu ngon cho mình. Sau khi uống rượu say mèm, ông ngủ liền 3 ngày không tỉnh, sau khi tỉnh lại liền hô to “gỗ đã đến, gỗ đã đến”. Rồi bảo chúng tăng đến giếng trong chùa làm trục quay kéo gỗ lên. Gỗ được kéo lên từ giếng, đủ 70 khúc gỗ trùng tu lại chùa. Sau này, giếng này được gọi là giếng thần vận chuyển hay giếng Thần Mộc.

Ngoài ra, người ta cũng nói, việc ngài ăn thịt thật ra xuất phát từ bản lãnh có thể siêu độ chúng sinh của ngài. Khi ngài ăn thịt chúng sinh, ngài có thể nhả ra chúng, và thứ nhả ra là còn sống. Tương truyền, khi được mọi người mời ăn cơm, ngài ăn rất nhiều, thịt, cá, gà, vịt đều có cả. Sau khi ăn xong, ngài ra hồ phóng sanh, mở to miệng, chim, cá, gà, vịt đều chạy ra ngoài.

Lưu ý khi thờ tượng Tế Công tại nhà

Tượng Tế Công được rất nhiều người thờ tại nhà với mong cầu bình an, may mắn, tài lộc. Đặt tượng trong nhà có thể giúp trấn trạch, trừ tà, bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, khi thờ tượng Tế Công, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trong nhà không nên thờ quá nhiều tượng phong thủy có cùng một công dụng. Chẳng hạn, tượng Tế Công, tượng Quan Công, tượng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đều có hiệu quả trong việc trấn trạch, trừ tà. Vì thế, gia chủ chỉ nên chọn thỉnh một tượng nhất định để thờ.
  • Nếu gia đình đã thờ Phật, Bồ Tát thì không nhất thiết phải thờ thêm tượng Tế Công, nếu chỉ thờ một tượng Phật, một tượng Bồ Tát thì cũng có thể thỉnh tượng Tế Công bày trí ở cửa chính ngôi nhà vẫn được.
  • Mâm cúng Tế Công có thể là mâm chay hoặc mâm cúng mặn. Vào những dịp đặc biệt, nên dâng mâm cúng và lau chùi, vệ sinh tượng thường xuyên để tượng sạch sẽ, có thể phát huy được tối đa hiệu quả.
  • Trước khi thỉnh tượng, nên chọn những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Tượng sẽ được thờ trong thời gian dài, do đó, không nên chọn những tượng kém chất lượng.

Trên đây là một số mẫu tượng Tế Công diện đẹp, hảo tướng, thể hiện được thần thái của ngài mà bạn có thể tham khảo. Tượng Tế Công thường được đặt trong nhà để cầu bình an, may mắn, tài lộc, để trấn trạch, trừ tà, bảo vệ sức khỏe cho gia chủ và gia đình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn và có cách bày trí tượng sao cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bảo tháp này có thể sử dụng cho mọi độ tuổi, mọi giới tính

Tháp Văn Xương là gì? Ý nghĩa và cách đặt hợp phong thủy

Tháp Văn Xương là bảo tháp có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy, là biểu tượng của trí tuệ, có thể hỗ trợ đường học vấn, công danh, sự...

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng cao cấp

5 Mẫu Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đệ tử hầu cận của Quán Thế Âm Bồ Tát, do có cơ duyên gặp gỡ, được cảm thụ Phật Pháp và trở thành...

Tháp Xá Lợi thường được làm từ chất liệu thủy tinh, pha lê, hình dáng giống các bảo tháp ở Tây Tạng

Tháp Xá Lợi là gì? Ý nghĩa của Tháp Xá Lợi trong Phật giáo

Tháp Xá Lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Phật Giáo, là minh chứng cho kết quả của quá trình tu tập của Phật và một số bậc...

Tượng mèo Thần Tài nâng thỏi vàng, trước ngực là 4 chữ "Sinh Ý Hưng Long"

Mèo Thần Tài có ý nghĩa gì? Cách sử dụng thế nào đúng?

Mèo Thần Tài hay Maneki-neko, mèo vẫy tay, mèo may mắn, mèo chiêu tài... là linh vật phong thủy có nguồn gốc từ Nhật Bản. Được xem là biểu tượng...

Bàn học hay bàn làm việc cũng là một trong những vị trí đặt mèo Thần Tài trong nhà phù hợp

Vị trí đặt mèo thần tài trong nhà chuẩn phong thủy

Mèo Thần Tài hay mèo chiêu tài, mèo Maneki-neko là linh vật biểu tượng của may mắn, tài lộc, có khả năng chiêu tài, thu hút khách hàng, bảo vệ...

mèo thần tài hợp mệnh gì tuổi gì

Mèo Thần Tài hợp mệnh gì, tuổi gì?

Mèo thần tài hợp mệnh gì, tuổi gì là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Có một số quan niệm cho rằng, chỉ khi sử dụng mèo thần...

Ẩn