Mẫu Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát Diện Đẹp Từ Bi
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả hộ trì của Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng là vị Bồ Tát thường trụ ở thế giới Ta Bà. Tôn tượng Ngài được thờ phụng đặc biệt rộng rãi trong Phật giáo Đại Thừa. Quý cô chú, anh chị có nhu cầu thỉnh tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc đang tìm kiếm một tôn tượng đẹp, hợp duyên thì có thể tham khảo các mẫu tượng dưới đây.
Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?
Quan Thế Âm Bồ Bát là hình tượng biểu trưng cho lòng từ bi, yêu thương, che chở, bảo bọc cho hết thảy mọi loài. Ngài như mẹ hiền với tình yêu thương vô bờ bến luôn dang rộng vòng tay đón lấy những đứa con đang lầm đường lạc lối, đang lúc khủng hoảng, gặp những khổ đau trở về tựa nương trong cơn giông bão cuộc đời. Vì thế, Quan Thế Âm Bồ Tát được gọi với một danh xưng vô cùng thân thương, thiêng liêng, cao quý đó là Mẹ hiền Quan Âm.
Quan Thế Âm Bồ Tát không chỉ quen thuộc với các Phật Tử, mà còn là vị Bồ Tát rất gần gũi với nhiều người dân Việt Nam. Hầu hết các gia đình Phật Tử đều lập bàn thờ Phật để thờ Phật tại gia. Tùy vào cái duyên đối với các chư vị Phật, Bồ Tát mà các gia đình thờ các vị Phật, Bồ Tát khác nhau. Trong đó, thờ Quan Thế Âm Bồ Tát là sự chọn của nhiều gia đình.
Quan Âm Bồ Tát còn gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Tự Tại, Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát… Ngài cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là hai vị trợ tuyên đắc lực của Đức Phật A Di Đà, có danh hiệu là Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Tức là vị Bồ Tát có tấm lòng bao la, rộng lớn, có khả năng quán xét âm thanh, lời cầu nguyện của thế gian.
Theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa, danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát xuất phát từ hạnh nguyện của Ngài. Trước Đức Phật, Ngài đã nguyện rằng nếu có người gặp không cảnh, không có nơi nương tựa, chỉ cần thành tâm xưng niệm danh hiệu Ngài cứu giúp. Nếu có vô lượng chúng sinh cùng bị khổ não, tai ách, một lòng xưng danh Ngài thì Quán Thế Âm sẽ lập tức quán xét, giúp họ được giải thoát.
Ngài hóa thân dưới nhiều hình tướng để cứu khổ cho chúng sinh. Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư vị Phật, Bồ Tát. Và là vị Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần giác ngộ và cứu vớt của Phật Giáo Đại Thừa.
Những mẫu tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp, thần thái nhất
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được chế tác dưới nhiều hình tướng, với nhiều chất liệu khác nhau. Tất cả đều làm toát nên sự trang nghiêm, từ bi, bao dung, thoát tục của người nhà Phật. Vnctongiao xin trân trọng giới thiệu tới quý khách hàng:
1. Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi
Hiện nay, đa phần các tranh, tượng thường thể hiện hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát trong tư thế ngồi trên đài sen. Ngài có ánh mắt khép hờ an yên tự tại, như đang dõi mắt nhìn xuống chúng sinh. Miệng Bồ Tát thoáng nở nụ cười cứu độ cảm thông mang đến cảm giác được sẻ chia, được thấu hiểu. Tay Ngài thường bắt ấn giáo hóa hoặc thường cầm trong tay một cành dương liễu và một chiếc bình ngọc. Một số tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi đẹp, thể hiện được thần thái từ bi, hỷ xả của Bồ Tát có thể kể đến như:
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đá Thạch Anh:
+ Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi đài sen vàng hổ phách
+ Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trắng ngọc đế to
+ Tượng Mẹ Quan Âm trắng viền vàng cao 68cm
+ Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát xanh ngọc vẽ hoa 3D
+ Tượng Quan Âm Bồ Tát y áo xanh trắng ngồi đài sen xanh
+ Tượng Quan Âm Bồ Tát xanh trắng viền vàng
Kích thước:
- Cao 30cm
+ Tượng Quan Âm Bồ Tát ngồi áo vàng trắng
+ Tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát ngồi đài sen có hào quang
- 16 inch – Cao 40cm
+ Tượng Quan Âm Bồ Tát bằng sứ
+ Tượng Quan Âm hoa sen 3D
+ Tượng Quan Âm hoa mẫu đơn
+ Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bột đá màu khoáng
Kích thước:
- Cao 30cm
- Cao 40cm
- Cao 50cm
+ Tượng Phật Bà Quan Âm trắng viền vàng cao 40cm
Kích thước:
- Cao 40cm
+ Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bột đá trắng viền vàng
Kích thước:
- Cao 40cm
+ Tượng Phật Bà Quan Âm thạch anh viền vàng cao 40cm
+ Tượng Phật Bà Quan Âm đá xanh ngọc
Kích thước:
- Cao 40cm
+ Tượng Mẹ Quan Âm màu vàng thạch anh
Kích thước:
- Cao 50cm
+ Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát đế sen vàng
Kích thước:
- Cao 40cm
+ Tượng Phật Bà Quan Âm bằng bột đá thạch anh
Kích thước:
- Cao 50cm
+ Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đá trắng viền vàng áo rủ
Kích thước:
- Cao 40cm
+ Tượng Phật Bà Quan Thế Âm bằng đá thạch anh cao 50cm
Kích thước:
- Cao 50cm
+ Tượng Quan Âm áo gấm đỏ áo rủ
Kích thước:
- Cao 30cm
- Cao 40cm
- Cao 50cm
+ Tượng Phật Bà Quan Âm thạch anh 40cm
Kích thước:
- Cao 40cm
+ Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hoa sen cao 50cm
Kích thước:
- Cao 40cm
- Cao 50cm
+ Tượng Quan Âm non nước y áo xanh
+ Tượng Phật Quan Âm bằng Composite cao 40cm
Kích thước:
- 40 x 22 x 22cm
+ Tượng Quan Âm Liên Hoa đá trắng
Kích thước:
- Cao 50cm
+ Tượng Quan Âm Bồ Tát màu thiên thanh hào quang nhỏ
Kích thước:
- Cao 40cm
2. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng
Bên cạnh các tôn tượng ngồi, cửa hàng Lộc Phát còn có rất nhiều các mẫu tượng thể hiện Quan Âm Bồ Tát trong tư thế đứng. Ngài đứng trên tòa sen trắng, thân mặc y áo dài, tà áo phiêu dật theo gió mang đến cảm giác dịu dàng, cao quý, thoát tục.
Một số tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng với tướng diện tượng đẹp, từ bi có thể kể đến như:
- Cao 50cm
- Cao 65cm
- Cao 88cm
- Cao 128cm
+ Tượng Quan Âm Bồ Tát thạch anh đứng hào quang
+ Tượng Mẹ Quan Âm đứng bột đá vàng thạch anh
+ Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát đứng họa tiết viền vàng
+ Tượng Phật Bà Quan Âm đứng màu trắng
+ Tượng Mẹ Quan Âm đứng đá trắng có hào quang
+ Tượng Quan Âm đứng bột đá trắng viền vàng nổi bật
+ Tượng Quan Âm đứng non nước vẽ gấm
Cách chọn tượng Quan Âm Bồ Tát Phù hợp
Thờ Phật là cách chúng ta bày tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ trước đức hạnh, tấm lòng từ bi vô lượng của Bồ Tát. Đồng thời còn để dựa vào hình tướng của Ngài mà tu học, để bản tâm ngày một vững vàng, luôn nhắc nhở bản thân noi gương theo Ngài mà học tập. Do đó, khi thờ Quan Âm Bồ Tát hay bất kỳ một vị Bồ Tát, chư Phật nào thì điều đặc biệt quan trọng là phải chọn được tượng thờ phù hợp.
Bạn có thể chọn tượng thờ theo một số cách sau đây:
1. Chọn tượng thờ theo kích thước bàn thờ
Chia sẻ về cách chọn tượng thờ, nhiều người cho rằng khi chọn tượng thờ cần phải ngắm nhìn tôn tượng thật kỹ. Nếu khi ngắm tượng mà lòng sinh ra cảm giác thoải mái, an yên, tự tại, cảm thấy nhẹ nhàng, những muộn phiền lo âu trong lòng dường như vơi đi thì hãy chọn tôn tượng ấy. Vì chứng tỏ bạn hữu duyên với vị Phật, Bồ Tát, với tôn tượng ấy.
Khi chọn tượng Quan Âm Bồ Tát, cũng đừng bỏ qua một yếu tố quan trọng, chính là kích thước của bàn thờ, không gian thờ. Cụ thể:
- Với những bàn thờ, không gian thờ nhỏ, bàn thờ treo tường trên cao, tốt nhất nên chọn tượng Quan Âm Bồ Tát ngồi, kích thước từ 30 – 50cm hoặc 60cm cũng được. Không nên chọn các tượng quá lớn sẽ khiến không gian thờ thiếu cân bằng, thiếu sự trang nghiêm.
- Với những bàn thờ lớn, không gian thờ rộng rãi thì chọn tượng thờ kích thước lớn nhỏ tùy ý. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên chọn những tôn tượng đứng, tượng có kích thước lớn để tổng thể không gian hài hòa hơn.
2. Chọn màu sắc tượng Quan Thế Âm Bồ Tát theo mệnh
Thật ra, trong Phật Giáo không có quan niệm chọn màu sắc tượng phải lưu ý đến tuổi và mệnh. Bất cứ gia chủ thuộc mệnh nào, tuổi nào, chỉ cần có lòng thành tâm thì đều có thể thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát về thờ tại gia. Thế nhưng, nếu lưu ý một chút về yếu tố phong thủy thì cũng không thừa chút nào. Sau đây là một số gợi ý về cách chọn màu sắc tượng Quan Âm Bồ Tát theo mệnh cho gia chủ:
- Đối với gia chủ mệnh Kim: Người mệnh Kim tương sinh với hành Thổ, do đó, những màu sắc thuộc hành Thổ như vàng, nâu đất rất tốt cho người mệnh này. Tiếp đó mới đến các màu tương hợp như màu trắng, màu xám, màu ghi…
- Đối với gia chủ mệnh Mộc: Theo quy luật ngũ hành thì Thủy sinh Mộc, do đó, người mệnh Mộc rất thích hợp với những màu thuộc hành Thủy như xanh nước biển, đen… Tiếp đó là các màu sắc tương hợp thuộc hành Mộc như xanh ngọc, xanh lá cây, xanh thiên thanh…
- Đối với gia chủ mệnh Thủy: Theo quy luật ngũ hành tương sinh thì Kim sinh Thủy, vì vậy, các màu sắc thuộc hành Kim như trắng, xám, ghi rất tốt cho vận mệnh của người mệnh Thủy. Sau đó mới đến các màu thuộc hành Thủy như xanh nước, đen.
- Đối với gia chủ mệnh Hỏa: Rất phù hợp với các màu thuộc hành Mộc như xanh ngọc, xanh lá cây, rồi mới đến các màu thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím, cam…
- Đối với gia chủ mệnh Thổ: Phù hợp với các màu thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím, cam… rồi mới đến các màu thuộc hành Thổ như vàng, nâu đất…
Quan Thế Âm Bồ Tát với những lời đại nguyện
Quan Thế Âm Bồ Tát đã trải qua nhiều kiếp tu hành theo hạnh nguyện cứu khổ, độ sanh. Ngài có rất nhiều công hạnh cao quý và những lời nguyện rộng lớn. Dưới đây là 12 lời nguyện lớn của Quan Thế Âm Bồ Tát:
- Nguyện thứ 1: “Phật Viên Thông Thánh Tự Tại, Quan Âm Như Lai rộng phát hoằng thệ nguyện”. Được xưng tặng là hiểu biết đầy đủ thông dong hoàn toàn, Ngài nguyện đem pháp tu hành mà khuyên độ khắp cùng.
- Nguyện thứ 2: “Nhất niệm tâm vô quái ngại, Quan Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện”. Quyết một lòng không sợ khó, Ngài nguyện thường ở biển Phương Nam để cứu độ chúng sinh.
- Nguyện thứ 3: “Trú Ta Bà U Minh giới, Quan Âm Như Lai tầm thanh cứu khổ nguyện”. Luôn ở cõi Ta Bà và cõi U Minh để cứu độ chúng sinh nào kêu cầu tới Ngài.
- Nguyện thứ 4: “Hàng tà ma trừ yêu quái, Quan Âm Như Lai năng trừ nguy hiểm nguyện”. Trừ khử ta ma yêu quái, Ngài có đủ năng lực cứu người gặp nguy hiểm.
- Nguyện thứ 5: “Thanh Tịnh Bình thùy Dương Liễu, Quan Âm Như Lai Cam Lộ sái tâm nguyện”. Ngài dùng nhành Dương Liễu dịu dàng nhúng vào nước ngọt mát trong bình Tịnh Thủy để rưới tắt lửa lòng của chúng sinh.
- Nguyện thứ 6: “Đại Từ Bi năng Hỷ Xả, Quán Âm Như Lai thường hành bình đẳng nguyện”. Thương xót người đói và sẵn lòng tha thứ. Ngài nguyện không phân biệt kẻ oán người thân, tất cả đều đối xử như nhau.
- Nguyện thứ 7: “Trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như Lai thệ diệt tam đồ nguyện”. Suốt ngày đêm đi khắp đó đây quan sát để cứu giúp chúng sinh ra khỏi các sự tổn hại. Ngài nguyện cứu giúp chúng sinh ra khỏi ba đường ác: Địa ngục, ngã quỷ và súc sinh.
- Nguyện thứ 8: “Vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như Lai già tỏa giải thoát nguyện”. Nếu ai quay về núi hướng Nam mà hết lòng cầu nguyện, thì dầu có bị gông cùm xiềng xích cũng được thoát khỏi.
- Nguyện thứ 9: “Tạo pháp thuyền du khổ hải, Quan Âm Như Lai độ tận chúng sinh nguyện”. Dùng phép tu hành để làm chiếc thuyền, Ngài đi cùng trong biển khổ để độ hết chúng sinh.
- Nguyện thứ 10: “Tiền tràng phan hậu bảo cái, Quan Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện”. Nếu ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn. Thì khi rời bỏ xác thân này sẽ có phướng dài đi trước, tang lọng quý giá theo sau để rước về Tây Phương.
- Nguyện thứ 11: “Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện”. Ở cảnh giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngài đã được cho biết trước là về sau Ngài sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó.
- Nguyện thứ 12: “Đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như Lai quả tu thập nhị nguyện”. Được thân hình trang nghiêm, tâm sáng suốt không ai so sánh được với Ngài. Đó là kết quả của sự tu theo mười hai lời nguyện lớn ấy.
Một số lưu ý khi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cũng như các chư vị Phật khác tại gia
Thờ Phật phải một lòng thành tâm hướng Phật. Khi lập bàn thờ Phật tại gia, gia chủ phải luôn giữ gìn ngũ giới, cần hạn chế và tốt nhất là không sát sinh tại nhà. Nên tạo thói quen ăn chay niệm Phật, giữ thân – khẩu – ý thiện lành, biết nhận ra sai trái và sám hối, tránh gây ác nghiệp, thường xuyên làm điều thiện, việc thiện và thực hành bố thí theo gương Bồ Tát.
Thờ Phật, Bồ Tát không nên vì mục đích cầu được che chở, phú quý, giàu sang. Khi lễ Phật cũng không nên xin có được tiền tài, công danh. Thờ Phật là để tỏ lòng tri ân, tôn kính, ngưỡng mộ đối với chư Phật, Bồ Tát, với Tam Bảo, đồng thời khẳng định tín ngưỡng của bản thân, giúp cho việc tu học được ngày càng tinh tấn.
Quan Thế Âm Bồ Tát với lòng từ bi bác ái sẽ che chở cho gia chủ cùng các thành viên trong gia đình khỏi những tai nạn, xui xẻo, mọi việc thuận lợi, gặp nhiều may mắn, bình an trong cuộc sống. Từ đó tâm biết ơn, tâm cung kính tăng trưởng, tích lũy được nhiều phước đức cho bản thân cũng như gia đình.
Ngoài ra, khi thờ Quan Âm Bồ Tát, gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bàn thờ Phật tốt nhất nên được đặt ở vị trí giữa nhà, nơi cao ráo, thoáng đãng, có nhiều ánh sáng. Lưng bàn thờ tựa vào tường, nơi có điểm tựa vững chắc. Bàn thờ đặt hướng ra phía cửa chính để mọi người dễ dàng nhìn thấy bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ.
- Trong nhà đã thờ Phật thì chỉ nên có bàn thờ gia tiên, chứ không nên thờ các vị thần thánh khác. Và bàn thờ phật phải đảm bảo luôn được đặt tại vị trí cao nhất.
- Bàn thờ Phật không cần bài trí quá cầu kỳ, chỉ cần đơn giản, thể hiện được đủ lòng thành là được. Hoa dâng nên Phật là hoa tươi, tốt nhất là hoa sen, hoa huệ.
- Trái cây thì nên chọn loại quả có hương thơm nhẹ nhàng, thanh mát. Tuyệt đối không đặt hoa úa, trái cây héo lên bàn thờ, không đặt giấy tiền, vàng mã, bùa chú trên bàn thờ Phật.
- Bàn thờ Phật không được đặt theo hướng đối diện vào cầu thang, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ… Cũng không đặt bàn thờ tựa lưng vào tường nhà tắm, nhà vệ sinh, cầu thang… Bởi vì đó là những nơi ô uế, không sạch sẽ.
- Bàn thờ Phật cũng không nên đặt ở phòng ngủ. Tuy nhiên, nếu chỉ có 1 phòng mà có lòng thờ Phật, Bồ Tát thì nên dùng khăn sạch phủ tượng lại, lúc nào lễ Phật thì dọn dẹp phòng sạch sẽ và lấy khăn xuống.
- Nếu tượng Phật trong nhà thờ đã lâu, tượng đã quá cũ thì gia chủ nên làm mới lại hoặc thay tượng mới. Tượng cũ không được vứt bỏ bừa bãi mà nên mang lên Chùa, miếu hoặc hóa cùng tiền vàng.
- Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ, nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Đức Phật.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!