35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Phật Độ Mẫu Tara là vị Bản tôn mẫu tính được Phật giáo Kim Cương Thừa tôn kính nhất, được tán thán là Mẹ của tất cả chữ Phật. Ngài có 21 hóa thân, mỗi hóa thân đều có màu sắc và thuộc tính tâm linh khác nhau. Trong đó, Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh là một trong những hóa thân được thờ phổ biến nhất ở Tây Tạng. 

Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh

Đức Phật Độ Mẫu Tara nắm giữa toàn bộ sự gia trì, công hạnh của chư Phật. Ngài đã phát nguyện rằng, bất kỳ chúng sinh nào nghe thấy danh hiệu Ngài, nhìn thấy Ngài hay trì niệm chân ngôn của Ngài thì sẽ thoát khỏi hiểm nguy, được viên mãn những sở nguyện trên thế gian và xuất thế gian.

Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh là một trong những hóa thân của Đức Tara
Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh là một trong những hóa thân của Đức Tara

Ngài có 21 hóa thân, mỗi hóa thân đều có những màu sắc và ý nghĩa tâm linh khác nhau, biểu trưng cho các công hạnh khác nhau. Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh, ở đây có thể được hiểu theo hai nghĩa:

  • Lục: Nghĩa là Lục độ Ba La Mật gồm Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ.
  • Lục: Cũng có nghĩa là màu xanh, là hình thức xuất hiện của Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara xanh, ngài có thân sắc màu xanh lục.

Đặc điểm nổi bật nhất của Ngài chính là có thân sắc màu xanh lá, đây cũng là lý do Ngài thường được gọi là Đức Tara xanh. Tương truyền, sở dĩ ngài có thân sắc xanh là vì Ngài là phối ngẫu của Bất Không Thành Tựu Phật. Đức Bất Không Thành Tựu Phật có thân sắc xanh lục, nêu biểu cho sự bình an, là chủ của Nghiệp Bộ, biểu trưng cho thành tựu tu tập viên mãn, có năng lực chuyển hóa đố kỵ thành trí tuệ Thành Sở Tác Trí.

Cũng có thuyết đề cập rằng, Đức Tara Xanh là một nữ thần rừng. Nơi thiền định của Ngài được bao phủ bởi cây cối, thú rừng, khắp nơi những loài hoa mọc, là tiếng chim hót reo vui. Màu xanh lá cây của thân sắc ngài là màu của gió, màu của thiên nhiên, cũng thể hiện năng lực đáp lại lời cầu nguyện nhanh chóng của ngài với chúng sinh.

Ý nghĩa của Đức Tara Xanh

Đức Tara Xanh, hay Green Tara, còn được gọi là “Dolma”, Ngài là vị Bồ Tát, vị Phật có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo Kim Cương Thừa. Ngài đại diện cho trí tuệ, cho lòng bi mẫn, tình yêu thương và công hạnh thiện xảo của mười phương chư Phật.

Đức Tara là nêu biểu của từ bi, trí tuệ, sự gia trì đến mọi chúng sinh
Đức Tara là nêu biểu của từ bi, trí tuệ, sự gia trì đến mọi chúng sinh

Mỗi hóa thân của Ngài đều nêu biểu cho những khía cạnh khác nhau của con đường giải thoát. Màu sắc của Ngài biểu trưng cho các công hạnh, phẩm chất, thần lực cũng như các ý nghĩa, biểu tượng cụ thể. Ngài là hiện thân của bậc toàn tri, của các công hạnh giác ngộ và gia trì, mang đến lợi ích cho chúng sinh.

Sắc xanh của Ngài tượng trưng cho sự thành công của sự từ bi hỷ xả, sự bình đẳng trong thế giới trần tục. Có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang đến cho chúng sinh hy vọng, vui vẻ và lạc quan. Ngài là bậc từ mẫu, mặc dù được chú nguyện để kiếp sau không còn phải hóa thân làm thân nữ, nhưng ngài lại nguyện được thành tựu trong thân nữ và liên tục được hóa thân trở lại ở hình tướng nữ để cứu độ chúng sinh, để mọi người thấy rằng, trên con đường thành tựu giác ngộ, không có sự phân biệt nam nữ.

Ngài là đại diện cho khía cạnh thanh tịnh của Không Đại, bao hàm tất cả sự vật hiện tượng. Đức Tara xanh cũng nêu biểu cho phẩm chất giải thoát và bảo hộ, có thể giúp chúng sinh thoát khỏi hiểm nguy, chướng ngại, có thể thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu của chúng sinh trên thế gian và xuất thế gian.

Ngài là tượng trưng cho trí tuệ chứng ngộ thực tại, có thể loại bỏ vô minh, gốc rễ của sự đau khổ. Cũng là tấm gương để chúng ta thấy rằng, mọi chúng sinh đều có thể thành Phật nếu biết tích lũy công đức trí tuệ, phát nguyện, tu tập Phật pháp, nỗ lực rèn luyện tâm linh và không ngừng tinh tấn sẽ được thành tựu giác ngộ như Ngài.

Hình tượng Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh

Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara xanh đặc trưng bởi thân sắc màu xanh, bao gồm cả khuôn mặt. Ngài được thể hiện trong tư thế thoải mái, chân trái co vào, chân phải duỗi xuống dưới, tay trái bắt Ấn Tam Bảo, tay phải bắt Thí Nguyện Ấn. Trên đầu là vương miện, trên thân có nhiều thứ trang sức báu thân trang hoàng, trong tay trì giữ hoa Utpala (hoa sen xanh).

Phật Độ Mẫu Tara xanh có thân sắc màu xanh, một tay bắt Thí Nguyện Ấn, một tay bắt Tam Bảo Ấn
Phật Độ Mẫu Tara xanh có thân sắc màu xanh, một tay bắt Thí Nguyện Ấn, một tay bắt Tam Bảo Ấn

Ngài được thể hiện trong tư thế vũ điệu du hý tự do, cởi mở, thân thiện. Chân phải của Ngài duỗi xuống dưới, tượng trưng cho ý nghĩa sẵn sàng bước xuống cõi luân hồi khổ đau để cứu độ chúng sinh. Trước khổ đau, ngài không hề trốn trách mà đối mặt nó một cách từ bi, vô úy.

Chân trái Ngài co vào phía trong lòng, tượng trưng cho năng lực kiểm soát năng lượng vi tế bên trong. Với lòng từ bi vô lượng, ngài luôn cứu độ, gia trì cho chúng sinh. Dù ai đó tán thán hay hủy báng ngài thì cũng không làm mất đi tâm bình đẳng hay là mất cân bằng năng lực của Ngài.

Tay phải của Ngài được thể hiện ở tư thế Thí Nguyện Ấn, thể hiện cho việc sẵn sàng ban tài sản, tình thương, sự gia trì, bảo hộ hay giáo pháp cho chúng sinh. Tùy vào sở cầu của họ mà giúp cho những mong ước của họ đều được viên mãn.

Tay trái của Ngài bắt Ấn Tam Bảo, ở ấn này, ngón cái và ngón tay đeo nhẫn chạm vào nhau, 3 ngón còn lại hướng thẳng. Ba ngón duỗi thẳng này nêu biểu cho Tam Bảo, thể hiện ý nghĩa nương tựa Tam Bảo, một lòng kiên định không nghi chuyển và luôn nỗ lực thực hành giáo pháp giải thoát. Ngón cái và ngón áp út chạm nhau tượng trưng cho sự hợp nhất giữa lòng từ bi và trí tuệ tính không.

Trên đầu ngài đội vương miện, thường có Bản sư Di Đà bình an và mỉm cười. Hình tượng Phật A Di Đà được trang trí trên vương miện của Đức Tara để tượng trưng cho vai trò của một bậc Thượng sư hướng đạo, dẫn dắt đệ tử trên con đường giác ngộ. Đồng thời, cũng thể hiện rằng, Đức Tara luôn chú tâm vào giáo pháp mà Ngài được đón nhận từ bậc Thượng sư của mình.

Trên thân Ngài có 6 món trang sức trang hoàng gồm vòng tay, vòng chân, đai lưng, vòng cổ, khuyên tai và vương miện ngọc. Sáu món trang sức này nêu biểu cho sự viên mãn của Sáu Ba La Mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ. Ngoài ra, trên vương miện của ngài cũng được trang hoàng ba chữ chủng tử là OM AH HUNG.

Ý nghĩa của việc thờ Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh

Đức Tara Xanh là một trong những hóa thân của Đức Phật Mẫu Tara. Ngài từng phát nguyện rằng, bất kỳ người nào nghe được danh hiệu, thấy được Ngài, niệm danh hiệu Ngài hay trì tụng chân ngôn của Ngài thì tất cả các ước nguyện thế gian và xuất thế gian đều được thành tựu viên mãn.

Ý nghĩa của việc thờ và thực hành nghi quỹ Lục Độ Phật Mẫu là không thể nghĩ bàn. Từ “Tara” trong tên của ngài có nghĩa là “người cứu tinh”, “người giải phóng”. Khi chúng ta phải đối mặt với tình huống hiểm nguy, khi đứng trước những ngã rẽ phải đưa ra quyết định sáng suốt, Đức Tara xanh luôn được kêu gọi bởi năng lực cứu độ chúng sinh khỏi hiểm nguy của Ngài.

Ngoài ra, từ “Tara” cũng có nghĩa là “ngôi sao”, Ngài là bậc Thượng sư dẫn đường cho chúng ta trên con đường tâm linh. Ngài đã nguyện của Đức Quán Âm Bồ Tát giải thoát tất cả những chúng sinh vô minh trong cõi luân hồi thống khổ. Ngài cũng đã phát nguyện có đầy đủ năng lực để họ được viên mãn mọi sở cầu, được tiếp cận và giác ngộ về chân lý tuyệt đối.

Chân ngôn của Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh

Câu thần chú của Phật Mẫu Tara xanh là “OM TARE TUTTARE TURE SOHA“, đây là thần chú của Đức Tara Xanh, đôi khi cũng được dùng làm thần chú cho tất cả các hình thức Tara. Câu thần chú này mang đến những lợi ích tinh thần cực kỳ nhanh chóng, được người Tây Tạng sử dụng vô cùng phổ biến, chỉ sau câu chú “OM MANI PADME HUM” của Quan Thế Âm Bồ Tát.

Chân ngôn của Ngài có thể dẹp tan chướng ngại, hiểm nguy, giúp thành tựu sở nguyện chính đáng của chúng sinh
Chân ngôn của Ngài có thể dẹp tan chướng ngại, hiểm nguy, giúp thành tựu sở nguyện chính đáng của chúng sinh

Chân ngôn này không chỉ giúp thành tựu sở nguyện của chúng sinh, mà còn giúp làm tan biến những nỗi sợ như trộm cướp, rắn độc, tù đày, hỏa nạn, thủy nạn, phong nạn, thiên tai, binh tai, súc nạn, thú nạn, ma nạn… Chân ngôn của ngài chứa năng lượng mạnh mẽ, giúp mang lại nhiều phước lành, thành toàn những ý định tích cực và tinh khiết, giúp loại bỏ trở ngại, lo lắng, hiểu rõ bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, từ đó có thể thoát khỏi khổ đau do thiếu hiểu biết gây ra.

Ý nghĩa của câu tâm chú được giải thích như sau:

“OM”: Đại diện cho sự giác ngộ về thân, khẩu, ý, nêu biểu cho sự thịnh vượng, an bình và cân bằng. Chủng tử OM được kết nối với thân Phật và đặt chúng ta vào sự thực hành tâm linh.

“TARE”: Giải thoát khỏi luân hồi, đây cũng là hồng danh của Đức Tara, nghĩa là bậc thần tốc và anh hùng, có năng lực giải thoát chúng sinh khỏi mọi rắc rối và sợ hãi.

“TUTTARE”: Giải thoát khỏi tám nỗi sợ xuất phát từ tham, sân, si, nghi, tà kiến, thiết hiểu biết. Đồng thời cũng nêu biểu cho công hành đáp ứng mọi nguyện vọng, sở cầu, tâm nguyện của chúng sinh.

“TURE”: Giải thoát khỏi khổ đau, các nguyên nhân làm rối loạn suy nghĩ. Giúp thực hành giả đạt được trạng thái cân bằng, bất nhị tối thượng của Pháp thân.

SOHA”: Thiết lập cội gốc của con đường trong trái tim, kiến tạo con đường căn bản để đạt tới giác ngộ hoàn toàn.

Chân ngôn của Đức Phật Độ Mẫu Tara có thể trì tụng ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nếu có thể tụng đến 108 biến là tốt nhất. Hoặc có thể thực hành cầu nguyện 21 hóa thân Phật Mẫu Tara đều được.

Đức Tara Xanh là vị Phật, Bồ Tát có lòng từ bi vô mẫn, có trí tuệ siêu việt, sáng suốt, ngài tượng trưng cho các công hạnh giác ngộ, sự gia trì và lợi ích cho chúng sinh. Việc thờ và thực hành nghi quỹ Tara đúng đắn là vô cùng thù thắng, giúp chúng sinh thành tựu mọi mong nguyện chính đáng, tinh khiết, có năng lực vượt qua mọi chướng ngại, khổ nạn.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Đức Tara là hiện thân công hạnh của Quan Âm Bồ Tát

Đức Phật Độ Mẫu Tara là ai? Cầu nguyện 21 hóa thân Phật Mẫu Tara

Đức Phật Độ Mẫu Tara được tán thán là Mẹ của tất cả chư Phật, là vị Bản tôn Mẫu tính được tôn kính nhất trong Kim Cương Thừa. Ngài...

Tượng Phật Thích Trắng Đế 8 Cạnh Cánh Sen Dát Vàng TCTT-031

Mẫu Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Tĩnh Tâm Bằng Đá Đẹp Nhất

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong những vị Phật được tôn sùng và thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo. Tôn tượng Ngài không chỉ được thờ...

Đức Liên Hoa Sinh là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của Mật giáo tại Tây Tạng

Đức Liên Hoa Sinh là ai? Hình ảnh và ý nghĩa thờ cúng

Đức Liên Hoa Sinh được gọi là Guru Rinpoche, nghĩa là Đấng Thượng Sư vô cùng Quý báu. Ngài là người đã đặt nền móng cho sự truyền bá và...

Bạch Độ Phật Mẫu Tara Trắng là một trong những hóa thân của Đức Phật Mẫu Tara

Bạch Độ Phật Mẫu Tara Trắng: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Bạch Độ Phật Mẫu Tara trắng còn được gọi là Tăng Thọ Cứu Độ Phật Mẫu, Như Ý Luân Bạch Độ Phật Mẫu hay Thất Nhãn Phật Mẫu. Là một...

Phật giáo Đại Thừa đề cao quả vị Bồ Tát

Phật giáo Đại Thừa là gì? Xuất hiện khi nào? Thờ vị Phật nào?

Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái khác nhau, trong đó có hai hệ phái lớn là Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thủy. Phật giáo Đại...

Phật giáo Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Phật giáo Mật Tông là gì? Mật Tông thờ các vị Phật nào?

Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay, là một nhánh của Phật giáo Đại Thừa. Mật Tông tôn Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô...

Ẩn