Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc An Giang là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực Tây Nam Bộ. Lễ vía Bà diễn ra vào tháng 4 âm lịch hàng năm, gồm phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo du khách tham gia.
Ngày tổ chức lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc
Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang là vị nữ thần thịnh vượng, bảo vệ biên cương, mang đến bình an, may mắn và tài lộc cho những người thành tâm lễ bái Bà. Tượng Bà được thờ tại Miếu Bà Chúa Xứ, tọa lạc tại làng Vĩnh Tế, dưới chân núi Sam, thuộc địa phận Châu Đốc An Giang. Pho tượng có lịch sử lâu đời, nổi tiếng với nhiều câu chuyện tâm linh huyền bí.
Tục thờ Bà Chúa Xứ là một phần trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân Tây Nam Bộ. Bà là điểm tựa tâm linh vững chắc, là vị thần bảo hộ, bảo vệ cuộc sống, giúp mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no, phù trợ việc làm ăn kinh doanh, buôn bán, ban phước lành cho những người tôn kính, tin thờ, kính ngưỡng Bà.
Không chỉ xây dựng miếu thờ, người dân còn tổ chức lễ vía trang trọng với nhiều nghi thức trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính, tri ân Bà Chúa Xứ. Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào từ ngày 22 – 27/4 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 25/4 là ngày lễ chính.
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Bà chúa Xứ núi Sam sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27/4/2024 âm lịch. Năm 2001, lễ hội được Bộ Văn hóa Thông Tin công nhận là lễ hội cấp quốc gia. Năm 2014, Lễ hội được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài ra, những giá trị của lễ hội còn phù hợp với tiêu chí của UNESCO theo Công ước 2003 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Châu Đốc nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng, duy trì, thực hành và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng năm, lễ hội thu hút hàng ngàn lượt du khách đến thăm quan, lễ bái, cúng viếng, xin vía Bà.
Đến với lễ hội, du khách không chỉ được chứng kiến phần lễ trang nghiêm và tham gia phần hội đặc sắc mà còn được thưởng thức thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử. Khu danh thắng núi Sam với quần thể di tích gồm miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hàng, lăng Thoại Ngọc Hầu là những di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa xứ được đề nghị UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Lễ hội mang giá trị tâm linh sâu sắc, thể hiện văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu của người dân Nam Bộ. Các hoạt động trong lễ hội được thực hiện đầy đủ, trang nghiêm với sự phối hợp của UBND tỉnh An Giang và người dân địa phương.
Có gì tại lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam?
Các hoạt động chính của lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam sẽ diễn ra từ ngày 23 – 27/4 âm lịch hàng năm. Ngoài ra, tùy vào quyết định của UBND thành phố Châu Đốc mà ngày lễ hội có thể kéo dài, diễn ra trong nhiều ngày hơn. Chẳng hạn, vào năm 2023, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ diễn ra từ ngày 2 đến ngày 14/6 (tức ngày 15 đến 27/4 âm lịch), các nghi lễ truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27/4 âm lịch.
Được biết, Lễ vía Bà Chúa Xứ gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Có rất nhiều hoạt động đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa và giá trị tâm linh được mong đợi. Có thể kể đến như:
Phần lễ của Lễ vía Bà chúa xứ
Phần lễ của lễ hội là một chuỗi nghi lễ trang nghiêm, được diễn ra với quy mô lớn. Các hoạt động này bao gồm:
- Lễ tắm bà lúc 0 giờ đêm 23/4, rạng sáng đêm 24/4 âm lịch
- Lễ thỉnh sắc, rước sắc và bài vị ông Thoại ngọc Hầu cùng hai vị phu nhân từ Sơn lăng đến Miếu bà vào 15 giờ chiều 24/4
- Lễ túc yết, lễ xây chầu vào lúc 0 giờ đêm 25 rạng sáng 26/4 âm lịch
- Lễ hồi sắc, thỉnh bài vị Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ miếu Bà về Sơn lăng vào 16 giờ chiều 27/4 âm lịch.
Trong các nghi lễ này, lễ tắm Bà được chuẩn bị vô cùng chu đáo và kỹ lưỡng. Nước phải được đun sôi với 9 loại hoa tươi, để nguội và lắng lọc cho tinh khiết. Khi thực hiện nghi lễ, toàn bộ gian thờ Bà trong chánh điện sẽ được che màn nhung.
Sau đó, 9 người phụ nữ đồng trinh được chọn sẽ lần lượt thực hiện nghi thức tắm Bà. Khi tắm xong, tượng sẽ được thay áo mão mới, tấm áo cũ sẽ được cắt thành nhiều mảnh nhỏ để phân phát cho khách tham gia và người dân, gọi là lộc Bà Chúa Xứ. Lộc Bà được xem như lá bùa hộ mệnh, có thể trừ ma quỷ, bảo hộ gia đình, mang đến may mắn và tài lộc.
Phần hội của Lễ vía Bà Chúa Xứ
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được đánh giá là có phần lễ nặng hơn phần hội. Phần hội của chương trình được tổ chức vào trước đêm tắm bà. Chương trình có nhiều tiết mục đặc sắc, nổi bật với nhiều trò chơi, nhiều hoạt động văn hóa thể thao, triển lãm nghệ thuật…
Phần hội còn có nhiều trò chơi dân gian thú vị như trò chơi vận động liên hoàn, kéo co, đẩy gậy, cờ người, cờ tướng, chọi gà, thả diều nghệ thuật, chọi gà. Nhiều hoạt động nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc như múa lân, múa bóng rỗi, múa đĩa chén, múa mâm thao…
Lễ hội được đầu tư hoành tráng và được tổ chức vô cùng sôi nổi. Phần lễ được giữ nguyên, phần hội có nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, phản ánh đa dạng văn hóa dân tộc, đặc biệt là 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa.
Như vậy, với thắc mắc lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra ngày nào thì câu trả lời là ngày 22 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm. Trong đó, các phần lễ chính diễn ra từ ngày 23 đến ngày 27, ngày lễ chính là ngày 25 tháng 4. Phần đặc sắc và được mong chờ nhất trong lễ hội này chính là tục xin xăm, xin lộc Bà Chúa Xứ. Cách xin lộc bà đã được đề cập trong bài viết trước.
Có thể bạn quan tâm: