35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Kinh Pháp Cú là một trong 15 phần thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali, có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo Nguyên Thủy. Bộ Kinh tập hợp ngắn gọn, súc tích mà sâu sắc lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong ba trăm trường hợp giáo hóa. 

Kinh Pháp Cú là gì?

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một quyển kinh phổ biến trong Phật giáo, được dịch ra nhiều thứ tiếng, chiếm 2 phần trong 15 phần của Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Bộ kinh này tập hợp ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong ba trăm trường hợp giáo hóa.

Kinh Pháp Cú là thuộc Tiểu Bộ Kinh, gồm 26 phẩm và 432 bài kệ
Kinh Pháp Cú là thuộc Tiểu Bộ Kinh, gồm 26 phẩm và 432 bài kệ

Kinh Tạng Pali gồm hơn 10.000 bài Kinh, chia làm 5 bộ lần lượt là Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, Ưng Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh, trong đó Tiểu Bộ Kinh có 15 phần. Kinh được viết bằng tiếng Pali, gần ngôn ngữ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường dùng.

Trong tên gọi của bộ kinh này thì “Pháp” là giáo lý, chân lý và “Cú” là những lời nói, câu kệ. Thực tế, những câu trong Kinh do Đức Phật nói ra khi Ngài còn tại thế, tuy nhiên, lúc này chỉ là những lời thuyết pháp chứ không viết ra sách. Sau này, khi Đức Phật nhập Niết Bàn, tại đại hội kết tập Phật giáo, những lời giảng của Ngài được các vị đệ tử đọc và ghi chép lại. Kinh Pháp Cú cũng xuất hiện trong Đại hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ nhất này.

Kinh có 423 bài kệ, được chia làm 26 phẩm, được trình bày một cách giản dị, dễ đọc dễ hiểu, giúp bất kỳ ai, người nào cũng có thể đọc và hiểu được, giúp ích cho việc tu tập tinh tấn. Kinh Cú Pháp được xem là một tác phẩm văn học tuyệt vời của Ấn Độ, được xếp vào thể loại thi ca Kavya. Kinh phù hợp với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch, không phân tuổi tác, sang hèn, giàu nghèo.

Tại nhiều quốc gia Phật giáo Nguyên Thủy, các Sa Di phải thuộc lòng Kinh Pháp Cú. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Đại Thừa nên kinh ít được biết đến do không được xếp vào danh sách các kinh tụng niệm hàng ngày.

Ý nghĩa của kinh Cú Pháp

Các bài kệ của Kinh được trình bày ngắn gọn súc tích nhưng chứa đựng nội dung tu học sâu sắc, phong phú. Khi đọc những bài kệ này, chúng ta sẽ có cảm giác như đang được nhìn thấy những lần giáo hóa của Đức Phật, đang được trực tiếp nghe lời dạy của Đức Phật.

Bộ kinh này tóm gọn tinh hoa giáo lý những lời Phật dạy và trình bày ở dạng kinh kệ đơn giản, dễ nghe, dễ hiểu. Mỗi phẩm của Kinh đặt trọng tâm vào một đề tài chính, chứa đựng nội dung sâu sắc, súc tích, nếu người đọc thường xuyên tụng niệm, chịu nghiền ngẫm, suy niệm sẽ có bước tiến vững vàng trên con đường tu học.

Nếu có thể đem những lời dạy của Đức Phật trong kinh để thực hành, áp dụng vào cuộc sống sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho bản thân. Những giáo lý, lời dạy trong Kinh chính là nguồn cảm hứng cao đẹp, giúp người tu tập có niềm tin vững chắc, kiên định hơn trên con đường tu học, tìm kiếm giác ngộ và giải thoát.

Đức Phật từng nói rằng, Ngài chỉ là người dẫn đường chỉ lối, con người phải tự mình tu tập để giải thoát. Bộ Kinh được ví như ngọn đuốc soi đường, giúp chúng ta xác định được phương hướng tiến về phía trước. Chỉ khi tự chiêm nghiệm, thấu đáo lời dạy của Ngài, tự tu sửa, không ngừng tinh tấn thì sẽ được giác ngộ, giải thoát, không bị cuốn vào vòng luân hồi sinh tử.

Tóm lược nội dung kinh Pháp Cú

Kinh Pháp Cú được chia ra làm 26 phẩm, theo hình thức các bài kệ ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ tụng đọc. Mỗi bài kệ gồm có 4 hoặc 6 câu ngắn, có vần, diễn tả đầy đủ thông điệp của Đức Phật dưới mọi khía cạnh. Mỗi câu kệ nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại chứa đựng nội dung phong phú, xâu xa, chứa đựng triết lý, lời Chánh Pháp của Đức Phật.

Ảnh minh họa trong kinh Pháp Cú
Ảnh minh họa trong kinh Pháp Cú

Phẩm Song Yếu mở đầu bộ Kinh, chỉ ra khuôn khổ chung của đạo Phật: Ý dẫn đầu các pháp, tất cả là do tâm, do ý thức của con người tạo nên. Sự khổ đau của con người là kết quả của những ảo tưởng gây ra bởi sân hận, thân ái và vô minh. Có thể dẹp tan được bằng cách điều phục tâm, khẩu, ý, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực của mình.

Con người thường bị lôi cuốn bởi những độc tố vô minh và không ý thức được điều này. Chúng ta có thể lựa chọn hai lối sống, hai thái độ, một là buông lung, không tự chế, hai là sống trong đạo hạnh, thiền định. Sự tu tập chuyên cần trên con đường đạo hạnh sẽ mang đến trạng thái an bình, tự tại.

Kinh cũng đề cập, con người phải ý thức được rằng, tất cả đều tùy thuộc ở mình, tự mình là nguyên nhân của sự khổ đau cũng như sự giải thoát của mình:

“165. Tự mình làm điều ác,

Tự mình sanh nhiễm ô,

Tự mình không làm ác,

Tự mình thanh tịnh mình.

Tịnh hay không, do mình, 

Không ai thanh tịnh ai.”

Sự chiến thắng chính mình vẻ vang hơn tất cả mọi chiến thắng. Điều mà chúng ta cần phải điều phục, chế ngự chính là ba loại độc tố dẫn đến khổ đau gồm tham ái, sân hận và vô minh. Tham ái sinh ưu sầu, sợ hãi, chỉ có dứt tham ái thì mới hết ưu sầu.

Sân hận bắt nguồn từ sự thiếu cảm thông, lỗi của mình thì khó nhận biết, lỗi của của người khác thì vạch ra tỉ mỉ, lấy bụng ta suy ra bụng người. Chỉ có từ bỏ mọi thắng bại, không hận, không thù thì mới được an tịnh, được hạnh phúc.

“Hận thù diệt hận thù

Đời này không thể có.

Từ bi diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu.”

Vô minh, sự thiếu sáng suốt và trí huệ chính là nguồn gốc của tham ái và sân hận. Vô minh cần được loại trừ bởi chánh định và chánh niệm, hai trong Bát Chánh Đạo. Giữa Định và Huệ có mối liên hệ mật thiết với nhau, không có huệ thì không định, không có định thì không có huệ. Chỉ khi có định có huệ thì mới có thể đạt Niết Bàn viên tịnh.

Tóm lại thì con người cần tránh ác làm thiện, giữ tâm thanh tịnh, tự mình điều phục, chế ngự thân, khẩu, ý. Loại bỏ tham ái, sân hận và vô minh, chỉ khi tự chế ngự chính mình thì mới có thể thoát khỏi mọi khổ đau.

Hai mươi sáu phẩm trong Kinh Pháp Cú lần lượt là:

  1. Phẩm Song Yếu
  2. Phẩm Không Phóng Dật
  3. Phẩm Tâm
  4. Phẩm Hoa
  5. Phẩm Ngu
  6. Phẩm Hiền Trí
  7. Phẩm A La Hán
  8. Phẩm Ngàn
  9. Phẩm Ác
  10. Phẩm Hình Phạt
  11.  Phẩm Già
  12. Phẩm Tự Ngã
  13. Phẩm Thế Gian
  14. Phẩm Phật Đà
  15. Phẩm An Lạc
  16. Phẩm Hỷ Ái
  17. Phẩm Phẫn Nộ
  18. Phẩm Cấu Uế
  19. Phẩm Pháp Trụ
  20. Phẩm Đạo
  21. Phẩm Tạp Lục
  22. Phẩm Địa Ngục
  23. Phẩm Voi
  24. Phẩm Tham Ái
  25. Phẩm Tỳ Kheo
  26. Phẩm Bà La Môn

Lợi ích và cách trì tụng Kinh Pháp Cú

Việc trì tụng đem lại rất nhiều lợi ích cho tâm hồn và cuộc sống. Bản kinh tóm lược lời dạy của Đức Phật, các thông điệp ở mọi khía cạnh mà Ngài thuyết giảng trong suốt 45. Từ ngữ đời thường, giản dị, không cần phải tra cứu tài liệu chuyên sâu cũng có thể đọc và hình dung được.

Do đó, khi tụng đọc kinh này, chúng ta sẽ nắm được phần cốt lõi của đạo Phật. Việc thường xuyên đọc, chiêm nghiệm, thường lặp lại sẽ giúp chúng ta thấm nhuần tinh hoa giáo lý của đạo Phật, nhận được nguồn sinh khí mới trong cuộc sống.

Đối với những người mới tìm hiểu đạo Phật, đọc, chép Kinh Pháp Cú sẽ giúp chúng ta tăng cường sự chánh niệm, cảm nhận được sự hiện diện của Phật Pháp. Bản Kinh được ví như ngọn đuốc sáng dẫn đường cho những ai đang chìm đắm trong tham ái, sân hận, vô minh, biết cách tự cứu rỗi, giải thoát cho chính bản thân mình.

Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà chúng ta có cách thức trì tụng kinh sao cho phù hợp. Có thể tham khảo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Hành giả trước khi tụng kinh Pháp Cú tại nhà cần vệ sinh sạch sẽ, súc miệng rửa mặt, mặc trang phục trang nghiêm, chỉnh tề.

Bước 2: Lạy Phật, tụng kinh

Tiếp đó, bạn thắp hương lên bàn thờ Phật, lạy ba lạy và giữ nguyên tư thế chắp tay, chọn tụng đầy đủ bộ Kinh hoặc chọn tụng một Phẩm mà mình muốn tụng. Có thể đặt mục tiêu tụng Kinh trong ngày, khi dừng ở phần nào thì đánh dấu lại để ngày hôm sau lại tiếp tục.

Lưu ý: Trong quá trình tụng, có thể tụng to thành tiếng, tụng thầm trong miệng hoặc tụng trong tâm tùy vào hoàn cảnh. Khi tụng thì cần thành tâm, nếu có thể thì nên có chuông, mõ kèm. Quá trình hành trì nếu duy trì chánh niệm tuyệt đối thì công đức và phúc báu tạo ra mới thật sự viên mãn.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Việc trì tụng chú Đại Bi thường xuyên, đúng pháp sẽ mang đến nhiều lợi lạc

Chú Đại Bi là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Chú Đại Bi

Chú Đại Bi là một trong những thần chú phổ biến, được nhiều người biết đến và thường xuyên trì tụng nhất hiện nay. Bài chú được Quan Thế Âm...

Giám Trai Sứ giả Bồ Tát thường được thờ trong trai đường và nhà trù của Chùa Viện

Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát là ai? Ý nghĩa tượng và thờ cúng

Giám Trai sứ giả Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ nhiều tại trai đường và nhà trù của các chùa Viện. Hình tượng Ngài được thể hiện rất...

Thờ Phật và gia tiên chung một bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên trong nhà đúng nhất

Thờ Phật và gia tiên là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, đã có từ xa xưa và vẫn lưu giữ, tiếp nối đến ngày nay....

Bát Chánh Đạo là con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Bát Chánh Đạo hay Bát Chính đạo là con đường chân chính chia làm tám chi, một trong những giáo lý căn bản được nhắc đến trong Đạo Đế thuộc...

Cách sống này giúp chúng ta dần hiểu được giá trị chân chính của cuộc sống

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Tỉnh thức là dùng sự tỉnh táo để tập trung vào một đối tượng duy nhất, còn được gọi là sự thức tỉnh tâm lý. Tỉnh thức chánh niệm là...

Tứ Đại Thiên Vương là bốn vị hộ trì Phật Pháp, bảo vệ chúng sinh, cai quản Tứ Đại Bộ Châu

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Có rất nhiều ngôi chùa có điện thờ Thiên Vương, trong điện thờ gồm có 4 vị vũ tướng, dáng vẻ uy vũ, hùng tráng. Bốn vị này còn gọi...

Ẩn