5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát là ai? Ý nghĩa tượng và thờ cúng

Giám Trai sứ giả Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ nhiều tại trai đường và nhà trù của các chùa Viện. Hình tượng Ngài được thể hiện rất đa dạng, có khi mặt xanh, tóc đỏ, có khi mặt đen, tay cầm búa mạnh mẽ, võ nghệ siêu phàm. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết Giám Trai Sứ giả Bồ Tát là ai, ý nghĩa hình tượng ra sao thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây. 

Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát là ai?

Tôn hiệu của Ngài thường được chư Tăng xưng niệm mỗi ngày trong lễ cúng Ngọ là: Nam Mô Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát. Ngài là vị thần trông nom việc ăn uống của Tăng chúng trong chùa, hình tượng rất đa dạng. Có nhiều tài liệu ghi, nhiều ghi chép về Ngài Giám Trai, mỗi tài liệu đều có những khác biệt nhất định.

Vì Ngài có công đức hộ pháp, giữ gìn, thủ hộ chốn Già Lam nên được tôn là Bồ Tát. Tượng của Ngài thường được thờ tại trai đường, nhà trù của nhiều chùa viện ở Việt Nam và Trung Quốc như chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), Chùa Tây Phương (Hà Tây, Việt Nam, Hội Linh Cổ Tự (Cần Thơ, Việt Nam)…

Giám Trai Sứ giả Bồ Tát thường được thờ trong trai đường và nhà trù của Chùa Viện
Giám Trai Sứ giả Bồ Tát thường được thờ trong trai đường và nhà trù của Chùa Viện

Giám Trai sứ giả là hiện thân La hán Tân Đầu Lô Phả La Đọa

Một số tài liệu đề cập rằng, Giám Trai Sứ giả là hiện thân của La Hán Tân Đầu Lô. Theo Thích thị yếu lãm và Đạo An truyện, việc thờ tượng Ngài trong trai đường bắt nguồn từ ngài Đạo An.

Ngài Đạo An từng mộng thấy một nhà sư người Hồ (Ấn), tóc bạc, mày dài nói rằng hàng ngày dọn cơm cho Ngài (nhà sư) về ăn sẽ có Luật Thập Tụng. Sau đó, Ngài Đạo An đã dựng bệ thờ La hán Tân Đầu Lô trong thực đường và đặt thức ăn cúng dường.

Sau này, các chùa lấy đó làm phép tắc, từ đó, tượng La Hán Tân Đầu Lô Phả La Đọa Xà Tôn giả được thờ nhiều trong các trai đường, nhà trù của chùa viện ở Trung Quốc và Việt Nam.

Giám Trai sứ giả là thần Già Lam thủ hộ

Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, Giám Trai sứ giả là thị hiện của thần Khẩn Na La Vương. Ngài là một vị thần Già Lam thủ hộ chùa Thiếu Lâm. Ngài suốt ngày chỉ bổ củi, nấu cơm, thế nhưng, khi đối diện với giặc cướp, Ngài đã thể hiện thân thủ phi phàm, bảo vệ bình yên cho chùa rồi mai danh ẩn tích.

Chư Tăng chùa Thiếu Lâm đã tạc tượng Ngài với sắc mặt đen, thân thủ phi phàm, tay cầm bùa để thờ trong trai đường và nhà trù. Ngài được tôn xưng là Khẩn Na La Vương Bồ Tát. Trong Nghi thức chúc tán Giám Trai, có xưng niệm: Nam Mô Giám Trai sứ giả Đại Thánh Khẩn Na La Vương chi thần.

Một số ghi chép khác

Phật giáo Ấn Độ có vẽ hình tượng Giám Trai Bồ Tát ở nhà bếp, các tài liệu kinh điển Phật giáo cũng ghi chép rất nhiều về Ngài. Có thuyết đề cập rằng, Ngài là Đại Giám Thiền Sư Lục Tổ Huệ Năng. Thường suốt ngày làm việc nặng nhọc, hay bửa củi giã gạo, dù không được sự quan tâm, dạy dỗ của Tổ Sư Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn nhưng không hề phiền hà, trách móc, luôn chăm chỉ làm việc, phụng sự Tam Bảo.

Một hôm nọ, Tổ Sư đến chỗ Ngài giã gạo và hỏi rằng “gạo đã giã trắng chưa?”, Ngài liền đáp “dạ bạch, trắng rồi mà thiếu người sàng sảy”. Tổ gõ vào cối xoay ba cái rồi đi vào, thế là canh ba đêm ấy, Ngài Huệ Năng đến gặp Tổ Sư, được Ngài truyền y bát, sau được vua đường tặng thụy hiệu là Đại Giám Thiền Sư.

Hình tượng Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát

Giám Trai sứ giả được thờ nhiều trong các chùa viện ở Trung Quốc và Việt Nam. Có rất nhiều câu chuyện về Ngài, do đó, hình tượng của Ngài cũng vô cùng đa dạng.

Theo Phật Quang Đại Từ Điển, Giám Trai Sứ Giả được thể hiện ở hình dạng thiên thần kỳ dị, uy dũng, ngài có mặt xanh, tóc đỏ. Tại chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), tượng Ngài được thể hiện trong tư thế mạnh mẽ, võ nghệ siêu phàm, mặt đen, tay cầm búa.

Tượng Giám Trai sứ giả được thể hiện rất đa dạng
Tượng Giám Trai sứ giả được thể hiện rất đa dạng

Trong chùa Tây Phương (Hà Tây, Việt Nam), tượng Ngài được thể hiện với dáng dấp của một vị quan văn nho nhã, chân đi hài, đầu đội mũ cánh chuồn, ngồi trên bục. Tại Hội Linh Cổ Tự (Cần Thơ, Việt Nam), tượng Ngài được thể hiện trong tư thế ngồi nghỉ ngơi, dáng vẻ dân dã như một người nông dân, ở trần, quần vận lưng, mắt sáng quắc, mặt xương, má lõm, tay tì lên cán búa dựng trước ngực.

Hiện nay, hình tượng Giám Trai Sứ Giả phổ biến nhất là các tượng Ngài ở tư thế ngồi, thân trần, quần vận lưng. Đầu có tóc đỏ, khuôn mặt xương, má lõm, tay phải cầm vũ khí, tay trái cầm bát. Trên tay, chân là các vòng trang sức, tượng trưng cho ý nghĩa Bồ Tát nhập thế.

 Ý nghĩa hình tượng Giám Trai Sứ Giả

Tượng Giám Trai Sứ Giả thường được thờ tại nhà bếp để nhắc nhở mọi người rằng “nhơn tu vạn hạnh”. Tức là mỗi người tu hành đều có những chí nguyện riêng, cốt lõi của việc tu hành nằm ở chỗ dụng tâm, không câu nệ ở việc làm cao hay thấp, sướng hay cực, mỗi người mỗi đại nguyện riêng, mỗi người mỗi chí hướng công việc riêng.

Việc làm của mỗi người có thể khác nhau nhưng dụng tâm, sự kiên trì, bền bỉ là giống nhau. Dù làm việc vất vả nhưng thực hiện với lòng nhiệt tâm, một lòng hướng đến Phật Pháp, tâm hướng Phật, mong muốn làm điều an vui vì lợi tha thì liền xuất hiện hạt giống giác ngộ, giải thoát.

Chỉ cần một lòng hướng Phật, tu hành đúng Pháp, luôn kính trọng, biết phụng sự Tam Bảo, biết lo cho đại chúng thì công đức vô lượng. Chắc chắn sẽ được thành tựu Đạo quả giống như Ngài Giám Trai Bồ Tát.

Cách thờ cúng Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát

Có rất nhiều câu chuyện khác nhau về ông Giám, có tài liệu ghi chép rằng, Ngài là một vị Thần trông coi việc ăn uống cho Tăng chúng, có tài liệu thì cho rằng ngài là hiện thân của La Hán Tân Đầu Lô Phả La Đọa… Cách thờ cúng Ngài như sau:

  • Tượng Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát được thờ ở trai đường hoặc nhà bếp của chùa, thiền viện, tự viện…
  • Ngày vía Ngài là ngày 23/12 âm lịch hàng năm (ngày Thánh Đản đức Giám Trai).
  • Bàn thờ, vị trí thờ Bồ Tát phải sạch sẽ, trang nghiêm, tuyệt đối không đặt bùa chú, các vật phẩm lạ như giấy tiền, vàng mã lên bàn thờ.
  • Đồ cúng Phật, Bồ Tát là đồ chay, hoa tươi, trái cây tươi, tuyệt đối không cúng đồ mặn, hoa héo úa, trái cây giả.
  • Nước cúng Bồ Tát là nước suối, không cúng trà, nước sôi để nguội, không xức nước hoa lên tượng Bồ Tát.

Trên đây là một số thông tin về Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát mà bạn có thể tham khảo. Tượng Giám Trai sứ giả được thờ vô cùng phổ biến ở các chùa ở Nam Bộ với dáng vẻ dân dã, gần gũi cùng với tôn hiệu thường được xưng niệm là “Nam Mô Giám Trai sứ giả Đại Thánh Khẩn Na La Vương chi thần” hoặc “Nam Mô Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Thờ Phật và gia tiên chung một bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên trong nhà đúng nhất

Thờ Phật và gia tiên là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, đã có từ xa xưa và vẫn lưu giữ, tiếp nối đến ngày nay....

Phật giáo Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Phật giáo Mật Tông là gì? Mật Tông thờ các vị Phật nào?

Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay, là một nhánh của Phật giáo Đại Thừa. Mật Tông tôn Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô...

Phật giáo Đại Thừa đề cao quả vị Bồ Tát

Phật giáo Đại Thừa là gì? Xuất hiện khi nào? Thờ vị Phật nào?

Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái khác nhau, trong đó có hai hệ phái lớn là Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thủy. Phật giáo Đại...

Tam Thanh Đạo Tổ là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo

Tượng 3 Vị Tam Thanh Đạo Tổ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tam Thanh Đạo Tổ là 3 vị đồ đệ ưu tú của Hồng Quân lão tổ, được thờ phụng phổ biến trong Đạo Giáo. Các vị này gồm Nguyên Thủy...

Có nhiều trang phục đẹp, phù hợp để đi chùa

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Chùa viện là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thờ chư Phật, Bồ Tát, là nơi tu hành của nhiều bậc tăng nhân. Chính vì vậy, khi đi chùa, chúng ta...

Kim Cang Toát Đỏa là vị Bồ Tát có đại nguyện vô cùng độc đáo

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được tôn sùng trong Phật giáo Đại Thừa, nhất là trường phái Mật Chú và Kim Cương...

Ẩn