Chùa, Tịnh Xá, Thiền Viện, Tự Viện, Am khác nhau thế nào?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chúng ta thường nghe đến các từ như chùa, tịnh xá, am, tự viện… Đây đều là những từ để chỉ cho nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ trong đạo Phật. Thế nhưng, tại sao lại có những tên gọi khác nhau như vậy, để biết chùa, tịnh xá, thiền viện, tự viện, am khác nhau như thế nào, đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Chùa, tịnh xá, thiền viện, am và tự viện khác nhau thế nào?
Nhiều người thường băn khoăn không biết tại sao đều là nơi thờ tự nhưng có nơi gọi là chùa, có nơi gọi là tịnh xá, lại có nơi chỉ gọi là tự viện hoặc là am. Thực tế, những từ này đều là danh từ chỉ chung cho nơi thờ tự, thế nhưng, tùy vào từng tông phái mà tên gọi sẽ khác nhau. Đạo Phật có lịch sử phát triển hơn 2.500, do đó, việc hình thành nên các bộ phái khác nhau là hoàn toàn bình thường.
Chính vì có sự khác nhau giữa các tông phái như vậy nên mới dẫn đến sự khác nhau về cách gọi của các nơi thờ tự. Các quốc gia rất rộng lớn, mỗi nơi lại tiếp nhận giáo lý của những tông phái khác nhau trong đạo Phật. Hơn nữa, hiện tại, Việt Nam tiếp nhận sự giao thoa của rất nhiều văn hóa tín ngưỡng khác nhau nên mặc dù trên một đất nước, các công trình kiến trúc Phật giáo cũng có những tên gọi khác nhau.
Nhìn chung, nói về sự khác nhau giữa chùa, tịnh xá, thiền viện, am và tự viện chúng ta có thể hiểu như sau:
1. Chùa
Chùa là công trình kiến trúc được xây dựng phổ biến ở Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Thái Lan, Việt nam, Nhật Bản, Trung Quốc… Chùa cũng là nơi tập trung của các sư tăng để sinh hoạt, tu hành, thuyết giảng đạo Phật. Bất kỳ ai, dù theo đạo hay không theo đạo điều có thể đến thăm, nghe giảng kinh tại chùa.
Chùa là dịch nghĩa từ chữ “Tự” trong tiếng Hán. Ban đầu, Tự là dinh thự, dịch quán, trụ sở, đến thời Hán là Tự là nơi tiếp đón quan khách, sứ đoàn. Khi Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, 2 nhà truyền giáo Ấn Độ đầu tiên đến Trung Quốc đã được Hán Minh Đế thỉnh đến ở Hồng Lô Tự. Sau xây thêm Bạch Mã Tự để hai vị Cao tăng tu tập, truyền bá Phật Pháp. Từ “Tự” (chùa) là cơ sở tôn giáo ở Trung Quốc cũng bắt nguồn từ đó và trở nên phổ biến hơn.
Thời Đức Phật còn tại thế, nơi tu tập của các tu sĩ được gọi là Tinh xá. Quanh tinh xá mỗi vị tu sĩ sẽ có một am thất riêng được gọi là tinh thất, còn nơi ở của Đức Phật được gọi là Hương thất.
Mặc dù tên gọi của những nơi này khác nhau nhưng đều được xây dựng bằng tranh, tre, đất và rất ít khi được làm bằng gỗ. Đến khi Phật Giáo được truyền vào các nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Lào… thì nơi thờ tự và tu tập của các tu sĩ được gọi là chùa.
Nhìn chung, hiểu nôm na thì chùa là nơi thờ tự và tu hành của Phật Giáo, tên gọi này phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á. Có từ điển cho rằng, từ chùa xuất phát từ Sanskrit là stùpa tiếng Phạn hay từ Thùpa tiếng Pali, có nghĩa là Tháp. Tại Ấn Độ, đây cũng là nơi cất giữ xá lợi Phật, đồng thời cũng chôn cất, cất giữ tro, cốt của các vị đại sư.
Một số ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như Chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Giác Lâm (TP.HCM), chùa Hương (Hà Nội), chùa Chuông (Hưng Yên, chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Tam Chúc (Hà Nam), chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Keo (Thái Bình), chùa Mã Tộc (Sóc Trăng), chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang)…
- Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo tại: Đồ Thờ Lộc Phát
2. Tịnh xá
Cũng giống như chùa, tịnh xá cũng là nơi thờ từ trong Phật giáo. Tuy nhiên, đây là nơi thờ tự của hệ phái Khất Sĩ. Trong tiếng Phạn, Tịnh Xá là Vihara, có nghĩa là nơi ở thanh tịnh, khá giống với tên nơi ở, tu tập của các tu sĩ được Đức Phật đặt, chữ Tinh và chữ Tịnh đồng nghĩa với nhau.
Tinh xá là nơi vắng vẻ, thanh tịnh dành cho các chư tăng tu hành, nhập định. Các Tịnh xá thường được xây theo mô hình như sau:
- Ngôi chánh điện có hình bát giác tượng trưng cho bát chánh đạo
- Có cổ lầu tứ giác tượng trưng cho tứ diệu đế
- Ở chánh điện có 4 cột lớn tượng trưng cho hàng tứ chúng gồm tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam cận sự, nữ cận sự
- Có bệ thờ Phật xây ba bậc tượng trưng cho Tam Vô Lậu Học (Giới, Định, Tuệ) hoặc tượng trưng cho Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)
- Tháp gỗ trên chánh điện có mười ba tầng tượng trưng cho mười ba nấc thang tiến hóa tâm linh
- Trên đỉnh chánh điện có hoa sen và ngọn đèn Chơn Lý tượng trưng cho sự thanh tịnh cao khiết
Các Tịnh xá thường có rất nhiều ở miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh… Nơi đây có nhiều người việt gốc Khmer và cũng có nhiều ngôi chùa Khmer, trong chánh điện chỉ thờ một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, ít thấy các tượng Phật, Bồ Tát.
Hệ phái Khất Sĩ là một tông phái Phật giáo thuộc Hội Phật giáo Việt Nam. Được thành lập bởi Tổ sư Minh Đăng Quang vào năm 1947 với chí nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”. Về y phục là hình thức tam y nhất bát, ăn ngọ của Phật giáo Nam Tông, giống hình ảnh Đức Phật thời cổ đại, cách ăn chay và thu nhận Ni giới xuất gia như Phật giáo Bắc Tông. Hệ phái Khất Sĩ là hình thức dung hòa giữa hai tông phái Nam tông và Bắc tông của đạo Phật.
3. Thiền viện
Ở Việt Nam, chùa là danh từ chung để chỉ cho nơi thờ tự, tu tập của Phật Giáo. Chùa rất phổ biến, vô cùng đa dạng, kiến trúc của các ngôi chùa cũng không giống nhau. Các ngôi chùa nổi tiếng có thể kể đến như chùa Tam Chúc, Chùa Bái Đính, chùa Linh Phước, chùa Trấn Quốc, Linh Sơn Cổ Tự, Sùng Hưng Cổ Tự, Thới Long Cổ Tự…
Chùa có lớn, có nhỏ, có thể tập trung nhiều hoặc ít tu sĩ, tăng ni, phật tử… Tuy nhiên, thiền viện thì lại khác, Viện là những nơi có quy mô lớn, nhiều ban. Như vậy, có thể hiểu, Thiền Viện là những ngôi chùa lớn chuyên tu thiền định. Thiền Viện cũng là nơi thờ tự, tu tập của tăng sĩ chuyên tu thiền định với quy mô lớn. Thậm chí có những thiền viện có đến hàng ngàn thiền sinh.
Tại Việt Nam, thiền viện nổi tiếng nhất có thể nói đến đó là Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Thiền Viện này rất lớn, thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được thành lập bởi Hòa thượng Thích Thanh Từ. Thiền Viện được xây dựng từ năm 1993, hiện là một trong những thắng cảnh thu hút rất nhiều khách tham quan du lịch của Đà Lạt.
Ngoài ra còn có một số thiền viện khác như thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử ở huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xây dựng vào năm 2013 tại khu di tích Lộ Vòng Cung, Cần Thơ. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là chùa Lân được xây dựng vào năm 1293 tại Uông Bí, Quảng Ninh.
4. Tự viện
Nhìn chung, tự viện cũng là tên gọi chung cho các ngôi chùa lớn. Như đã đề cập, trong tiếng Hán, Tự có nghĩa là chùa, như vậy tự viện cũng có nghĩa là những ngôi chùa lớn. Theo bộ sách ảnh “Chùa Việt Nam – Những kỷ lục về di sản văn hóa” có trên 250 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập bởi 160 tự viện Phật giáo. Bộ sách cũng giới thiệu đến độc giả 108 tự viện Phật Giáo.
Tự viện được hiểu là một đạo tràng để các tăng ni tu tập, hoằng dương Phật Pháp. Tự viện thực hiện nhiệm vụ bảo tốt và phát huy những giá trị tốt đẹp của Đạo Phật. Không chỉ vậy, tự viện cũng thường thực hiện những hoạt động có ích cho xã hội. Người trực tiếp quản lý tự viện là nhà sư hoặc tu sĩ, thường được xây dựng ở những nơi yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên.
Tu viện và Tự viện thực tế cũng giống nhau. Tu viện là nơi chuyên tu của tăng, ni. Đây là danh từ để chỉ cho những ngôi chùa lớn. Tu viện khá lớn, có thể chứa được rất nhiều tăng ni đến tu tập. Tu viện là những viện chuyên tu, thường là trung tâm tu học lớn theo một tông phái nào đó, có thể là Tịnh độ tông hoặc Thiền tông.
5. Am
Am cũng là nơi thờ Phật, tuy nhiên, các am thường hoạt động riêng lẻ. Nếu như chùa là nơi tu tập, sinh hoạt, thuyết giảng đạo Phật và tu hành của các nhà sư, tăng, ni thì am cũng vậy, chỉ khác là am có quy mô nhỏ hơn.
Nguồn gốc của từ am xuất phát từ Trung Quốc. Ban đầu, đây là từ để mô tả những ngôi nhà nhỏ, lợp lá, được dùng để làm nơi cho con cái chịu tang cha mẹ. Sau này, kết cấu của am được thay đổi, để chỉ nơi có mái tròn, lợp lá, được dùng để làm nơi ở, đọc sách cho văn nhân.
Đến thời nhà Đường, từ Am được dùng để chỉ cho nơi tu hành và thờ Phật của các ni cô. Am có thể được đặt trong các vườn tư gia, kiến trúc của các am khá nhỏ. Tại Việt Nam, Am cũng là nơi thờ Phật, có thể kể đến các am như Hương Hải am (chùa Thầy), Thọ Am (chùa Đậu – Hà Tây).
Ngoài ra, trong dân gian, từ Am còn được dùng để chỉ cho ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm, thôn. Có thể kể đến như chùa Mõ là am do công chúa Thiện Thụy lập nên. Đôi khi, am còn dùng để chỉ cho miếu thờ cô hồn ở các bãi tha ma.
6. Một số tên gọi khác
Ngoài những từ như chùa, tịnh xá, am, tự viện, thiền viện… thì nơi thờ Phật và tu tập của tăng, ni còn có những tên gọi khác như:
- Già Lam: Được phiên âm từ chữ Phạn Sanghàràma, cũng có nghĩa là nơi thờ Phật và nơi ở của các chư tăng.
- Tổ đình: Đây là nơi chỉ cho những ngôi chùa tổ, bắt đầu của một pháp phái, có một vị Tổ sư khai sáng.
- Tùng Lâm: Được dịch từ tiếng Phạn là Vihàra, cũng có nghĩa là nơi thờ Phật, có tăng ni ở.
- Tịnh thất: Nơi ở và chuyên tu của một vài hành giả, thường chỉ những nơi có đặc điểm nhỏ, vắng lặng, ẩn dật.
- Ni tự: Chùa dành cho chư Ni, tức là người nữ xuất gia.
Lưu ý để phân biệt chùa, tịnh xá, thiền viện, am và tự viện khác nhau thế nào?
Hẳn qua những thông tin trên, bạn đã có thể phân biệt được chùa, tịnh xá, thiền viện, am và tự viện khác nhau như thế nào. Nhìn chung, đây đều là các từ để chỉ cho nơi thờ tự, tu tập của Phật Giáo chỉ khác nhau về tên gọi.
Các cơ sở tôn giáo của Phật giáo có thể khác nhau về danh xưng, tuy nhiên, đều có thể gọi là chùa. Tịnh xá, thiền viện, tu viện… ngoài ý nghĩa và chức năng của chùa thì còn mang sắc thái tu tập của tông phái và có những đặc điểm riêng về quy mô kiến trúc truyền thống.
Các tu viện, thiền viện là những ngôi chùa lớn còn các tùng lâm, già lam là những ngôi chùa nhỏ. Trong đó, Tùng lâm và Già lam thường rộng rãi có rừng hoặc vườn cây.
Đồng thời, để gọi là chùa thì cần có đủ bảy kiến trúc, thường được gọi là Thất đường. Sẽ bao gồm có Chánh điện (Phật điện), giảng đường, chung lâu (lầu chuông), tháp (thờ xá lợi hoặc thờ Phật), tăng phòng (phòng ở của chúng Tăng), tàng kinh các (phòng kinh sách) và thực đường (nhà ăn).
Tóm lại, chùa là nơi thờ tự, tu tập của tăng sĩ Phật Giáo. Chùa có 20 vị tăng tu tập trở lên thì gọi là tu viện. Chùa của hệ phái Khất sĩ sẽ được gọi là Tịnh xá. Nơi tu tập lớn của tu sĩ chuyên tu thiền định được gọi là Thiền Viện. Còn am cũng là nơi thờ Phật nhưng thường hoạt động riêng lẻ, có quy mô rất nhỏ.
Có thể bạn quan tâm: