5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Các Ngày Vía Quan Âm Và Ý Nghĩa

Ngày Vía Quan Âm là ngày nào trong năm ? Ngày vía Quan Âm có ý nghĩa gì ? Vì sao chúng ta niệm danh hiệu của Ngài là “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Cách làm mâm cúng Quan Âm chuẩn nhất .

Các ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát và ý nghĩa

Hàng năm cứ vào các ngày 19/2, 19/6, 19/9 âm lịch là ngày vía Quan Âm Bồ Tát. Vào những ngày này Phật tử trên khắp thế giới sẽ làm lễ cúng Vía Bồ Tát Quan Âm.

Ý nghĩa các ngày Vía Đức Quán Thế Âm:

  • Ngày 19/2 (âm lịch) : Đây là ngày vía Quan Âm đản sanh. Vào ngày này hầu hết các ngôi chùa sẽ làm lễ cúng vía rất lớn để dâng hoa, tỏ lòng thành kính và hướng Phật. Tại Việt Nam chính xác hơn là tại Quần Thể Núi Bà Đen sẽ được tổ chức lễ vía Quan Âm Bồ Tát dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Niệm Thới.  – Ông là trưởng ban trị sự Phật Giáo Tây Ninh.
  • Ngày 19/6 (âm lịch): Đây là ngày vía Quan Thế Âm thành đạo.
  • Ngày 19/9 (âm lịch): Chính là ngày Vía Quan Thế Âm Bồ Tát xuất gia.

Các ngày vía Quan Âm có ý nghĩa lớn nhất chính là cùng nhau ôn lại những hạnh nguyện của Ngài đã chỉ dạy, cùng xem lại bản thân mình trong năm qua đã tích phước, hướng thiện như nào.

vía Quan Âm là ngày nào ?
vía Quan Âm là ngày nào ? y nghĩa từng ngày vía

Ý Nghĩa Danh Hiệu “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi Cứu khổ Cứu Nạn “

Chúng ta thường niệm danh hiệu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Tuy nhiên chúng ta đã hiểu rõ hơn về danh hiệu của Người chưa ?

  • Quán: tức là quan sát, tức là bao quán hết, hiểu rõ hết tất cả mọi việc
  • Thế: có nghĩa là thế gian, là cuộc sống đang hiện hữu
  • Âm: có nghĩa là lắng nghe lời thỉnh cầu của các chúng sanh, của Phật tử đang chịu cõi lầm than, đau khổ
  • Bồ Tát: có nghĩa là cứu vớt, cứu thoát và phổ độ mọi chúng sanh.
  • Đại từ đại bi: tức là lòng từ bi, bác ái, là nguồn suối tưới mát tâm hồn những chúng sanh đang trong cõi đau khổ.
  • Cứu khổ cứu nạn: vẫn mang ý nghĩa cứu vớt, và cầu xin người trở che để không còn phải ở cảnh đau khổ, lầm than.
vía Quan Âm là ngày nào ?
vía Quan Âm là ngày nào ? Niệm danh hiệu Quan Âm Bồ Tát như nào ?

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn. Niệm danh hiệu của Người để mong người có thể lắng nghe những nỗi niềm trong tâm hồn và mong dưới những hạnh nguyện của Người thì chúng ta có thể tự tháo gỡ, buông bỏ những đau khổ.

Quan Thế Âm Bồ Tát thường xuất hiện dưới hình dáng là một vị Phật bà, vì hình ảnh người bà, người mẹ dễ gần gũi và thể hiện đúng hơn với tấm lòng từ bi, nhân hậu. Chính vì lẽ đó mà hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát luôn là hình tướng Phật Bà.

Hòa Thượng Thích Thanh Từ cũng từng viết, hạnh từ bi của Đức Quan Âm là an ủi, khuyên răn, và hướng thiện  cho chúng sanh. Ở đâu có đau khổ, ở đâu có tiếng than thì người sẽ đều đến cứu Vớt. Chính vì vậy hạnh nguyện của Ngài giống với hình ảnh của một người mẹ, một người bà hơn. Nên thường hình tượng là nữ.

Chính vì lẽ đó mà danh hiệu, Phật Bà Quan Âm, Mẹ Quan Thế Âm, Quan Âm Như Lai,… đều là tên gọi chung của Quan Âm Bồ Tát

=> Xem thêm: Phật Bà Quan Thế Âm là ai

Hạnh nguyện của Quan Âm

Phật Quan Âm không chỉ có ở chùa, ở nơi tranh, tượng… mà Phật Quan Âm có ở khắp mọi nơi. Nếu chúng sanh có lòng cầu nguyện thì Ngài sẽ xuất hiện và cứu vớt.

Có đôi khi chúng ta niệm danh hiệu của Người rồi chờ mong người sẽ xuất hiện. Tuy nhiên Những người sống với hạnh nguyện “sáng cho người thêm vui, chiều giúp người bớt khổ” – đây chính là hạnh nguyện từ bi của đức Quán Thế Âm, thì chúng ta cũng sẽ được gặp Người.

Phật Quan Âm không phải sẽ xuất hiện dưới hình tướng là một vị Phật Bà tay cầm nhành dương liễu, tay cầm bình cam lộ. Lúc đó, ta có thể gặp bất kể một ai cho bạn sự lắng nghe, giúp bạn buông bỏ, giải quyết khó khăn thì đó cũng chính là hiện thân của Ngài.

Học theo hạnh nguyện của Người tức là chúng ta cần nuôi dưỡng lòng từ bi, hướng thiện, từ bỏ việc ác, phát tâm thiện nguyện làm nhiều việc có đức để cuộc đời chúng ta luôn an yên và hạnh phúc.

vía Quan Âm là ngày nào ?
vía Quan Âm là ngày nào ? Hạnh nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát

Nên cúng gì trong ngày vía Quan Âm

Dâng lễ cúng Phật nói chung hay cúng Vía Quan Âm nói riêng thì tất cả các lễ cúng đều là lễ chay. Chính vì vậy mà các gia chủ và Phật tử nên chuẩn bị những lễ vật sau:

  • Hoa tươi: chọn hoa cúc, hoa vạn thọ…các loại hoa có mùi hương thanh mát dễ chịu, không chọn hoa hồng.
  • Tái cây: Nên chọn trái cây tươi và căng mọng như cam, bưởi, lê, táo, xoài…
  • Bánh kẹo: có thể làm bánh, hoặc các loại bánh quy đều được
  • Xôi chè: xôi chè nên có trong ngày cúng vía Quan Âm
  • Nhang: là thứ không thể thiếu trên bàn thờ Phật
  • Đèn: Ánh sáng của ngọn đèn chính là nơi chúng ta thể hiện lòng thành kính cũng như thể hiện tâm nguyện, mong muốn của chúng sanh với Phật
  • Ly nước : ly nước không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện sự cân bằng phong thủy trên ban thờ Phật.

Đọc kinh gì trong ngày Vía Quan Âm

Trong ngày Vía Quan Âm thông thường sẽ đọc văn khấn Quan Âm hoặc các Phật tử có tu tập sẽ đọc kinh sám cầu nguyện Quán Thế Âm

Văn khấn Vía Quan Âm:

Văn khấn vía quan âm tại nhà
Văn khấn vía quan âm tại nhà

Tụng kinh sám Quán Thế Âm tại nhà cho Phật tử tu tập tại gia

Đối với các Phật tử có tu tập thì ngày vía Quan Thế Âm cũng chính là ngày tỏ lòng thành và xem lại chặng đường tu tập của mình.

tụng kinh sám vía quan thế âm bồ tát
tụng kinh sám vía quan thế âm bồ tát

Đọc 12 hạnh nguyện trong ngày vía Quan Âm

12 hạnh nguyện nên đọc trong vía Quan Âm
12 hạnh nguyện nên đọc trong vía Quan Âm

Cách làm mâm cúng Vía Quan Âm

Trên bàn thờ Phật Quan Âm ngày vía cần có những hoa thơm, trái ngọt. Bày mâm cúng vía Phật Bà rất được coi trọng và chúng ta nên làm mâm cúng trang nghiêm nhất có thể.

2 bình hoa tươi

2 dĩa trái cây

1 dĩa xôi, oản, chè, bánh kẹo

1 ly nước

đôi đèn.

Thắp nhang thờ phụng vào ngày vía sau đó đọc văn khấn hoặc tụng kinh Quan Âm mời Ngài chứng cho lòng thành của gia chủ. Đồng thời thể hiện những nguyện vọng mong muốn cũng như những điều mà chúng ta đã làm được trong chặng đường đã qua.

  •  Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây
vía Quan Âm là ngày nào ?
vía Quan Âm là ngày nào ?

Những điều cấm kỵ trong ngày Vía Quan Âm

Trong các ngày lễ vía Quan Âm cần có một số điều lưu ý, tránh làm những điều này:

  • Ăn mặn trong ngày lễ cúng Vía là đại kỵ
  • Tư trang chỉnh tề để thắp hương cúng bái, không ăn mặc lôi thôi
  • Bàn thờ Phật Quan Âm phải luôn được dọn dẹp sạch sẽ
  • Không cúng lễ mặn trên bàn thờ Phật
  • Không sát sanh, giữ tâm luôn hướng thiện và làm phước
  • Nên chọn các giờ đẹp làm lễ cúng bái

Trên đây là đôi nét về ngày Vía Phật Quan Âm và những điều cần lưu ý. Đây cũng là ngày được nhiều Phật tử cũng như các gia chủ chọn làm ngày thỉnh tượng về tại nhà.

Để thỉnh tượng và chọn giờ đẹp thì Quý Phật tử nên chọn tượng trước. Có thể thỉnh tượng mới về nhà luôn, tới ngày giờ đẹp an vị lên bàn thờ.

=> Có thể tham khảo một số mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát đẹp.

 

Cùng chuyên mục

Lễ quy y Tam Bảo thường được tiến hành long trọng và nghiêm trang

Quy y Tam Bảo là gì? Nghi thức và lợi ích Quy y Tam Bảo

Chúng ta thường nghe đến từ quy y hay quy y Tam Bảo. Thế nhưng thực sự hiểu về ý nghĩa, lợi ích cũng như nghi thức quy y thì...

thờ 3 vị Quan Công gồm Quan Công, Quan Bình, Châu Thương ở đâu ?

Thờ 3 Ông Quan Công Là Ai? Vì Sao Thờ Quan Công Không Thờ Lưu Bị

Thờ 3 Ông Quan Công Gồm Những Ai ? Trong rất nhiều đền thờ và tại một số nhà thường thờ 3 ông Quan Công. 3 ông Quan Công được...

Phật Bà Quan Âm hay Quán Thế Âm Bồ tát là một trong những vị Bồ Tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa

Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Là Ai? Ý Nghĩa Hình Tượng Và Cách Thờ Cúng

Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng...

phật bản mệnh tuổi dậu là ai ?

Phật Bản Mệnh Tuổi Dậu Là Ai ?

Phật bản mệnh tuổi dậu là ai? Vị Phật đó có hạnh nguyện như thế nào ? Tuổi Dậu là những người có tính cách mạnh mẽ, nhiệt tình và...

Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đã xuất hiện từ lâu và được lâu truyền rộng rãi tại Việt Nam

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Ngũ Hành Nương Nương hay 5 mẹ Ngũ Hành là 5 vị thần đại diện cho năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương...

Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ rất nổi danh trong hàng ngũ nữ tiên

Tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được thờ vô cùng phổ biến, bà là thần độ mạng, đại diện cho chính nghĩa, công lý, luôn bảo vệ, chở che cho...

Ẩn