30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên trong nhà đúng nhất

Ý nghĩa tượng Quan Công ngồi đọc sách

Ý nghĩa tượng Quan Công cầm đao trấn ải

Bài vị ông Táo mua ở đâu? Ý nghĩa chữ trên bài vị Táo Quân

Mèo Thần Tài hợp mệnh gì, tuổi gì?

Vị trí đặt mèo thần tài trong nhà chuẩn phong thủy

Mèo Thần Tài có ý nghĩa gì? Cách sử dụng thế nào đúng?

3 Mẫu tượng Tế Công đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tháp Văn Xương là gì? Ý nghĩa và cách đặt hợp phong thủy

Cách lập và bày trí bàn thờ thần tài thổ địa đúng phong thủy

Theo quan niệm dân gian, Thổ Địa là vị thần trông coi một mảnh đất, một khu vực nào đó còn Thần Tài có nhiệm vụ trông coi tiền tài, mang đến may mắn cho gia chủ. Thờ cúng thần tài thổ địa từ lâu đã được biết đến với niềm tin sẽ mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc, được thuận lợi trong việc làm ăn, kinh doanh buôn bán. Dưới đây là cách lập và bày trí bàn thờ thần tài thổ địa theo phong thủy mà bạn có thể tham khảo.

Theo quan niệm dân gian, thờ cúng thần tài thổ địa sẽ giúp gia đình được sung túc, ấm no, thịnh vượng, gặp nhiều may mắn về chuyện tiền bạc hơn
Theo quan niệm dân gian, thờ cúng thần tài thổ địa sẽ giúp gia đình được sung túc, ấm no, thịnh vượng, gặp nhiều may mắn về chuyện tiền bạc hơn

Thần tài thổ địa là ai?

Thần tài và Thổ địa được thờ phụng khá phổ biến trong các gia đình, người ta thường thờ hai vị thần này cùng một chỗ, như một cặp đôi không thể tách rời. 

Về Thần tài

Theo điển tích của Trung Quốc, thuở xưa có một người lái buôn tên gọi Âu Minh, một lần thuyền anh ta đi qua hồ Thanh Thảo thì được Thủy thần ban tặng cho một nô tỳ có tên là Như Nguyện. Anh ta mừng lắm, vội đưa về nhà và cưới nàng làm vợ. Sau khi cưới vợ, chỉ sau một vài năm Âu Minh đã làm ăn ngày càng phát đạt và nhanh chóng giàu to. 

Thế nhưng trong một ngày tết, do say rượu mà anh ta đánh đuổi Như Nguyện khiến nàng sợ hãi chạy trốn vào đống rác và biến mất. Kể từ đó Âu Minh trở nên sa sút, chẳng mấy chốc đã thành kẻ nghèo khó. Từ điển tích này mà dân gian xem Như Nguyện là thần tài và thờ cúng nàng. Đây cũng là lý do mà trong ba ngày Tết, người ta thường kiêng không quét nhà hốt rác vì sợ mất tài lộc, hốt cả Thần Tài khỏi nhà.

Theo một điển tích khác thì Thần Tài vốn là vị thần tiên giới, do say rượu mà rơi xuống trần gian, đầu bị va phải đá nên mất trí. Ông bị kẻ xấu trấn lột, không còn tiền nên phải đi lang thang xin ăn. Một hôm, ông được một chủ cửa hàng vịt quay mời ăn no, kể từ đó cửa hàng này bỗng đông người ra kẻ vào. Tuy nhiên, sau một thời gian, chủ cửa hàng không muốn mời Ngài ăn nữa, sợ Ngài ảnh hưởng đến khách hàng nên đã đuổi đi. Ông chủ cửa hàng đối diện thấy thế thì liền cưu mang Ngài, thế là khách từ bên kia lại chuyển sang hết cửa hàng này. Lúc ấy người ta mới ngộ ra đây chính là Thần Tài, khi ông mặc lại bộ quần áo lúc mới hạ trần thì kí ức được khôi phục và quay trở lại tiên giới. 

Về Thổ địa

Thổ Địa còn được gọi là Thổ Công, đây là vị Thần trông coi một mảnh đất hay một khu vực cụ thể nào đó. Tín ngưỡng thờ Thổ Địa xuất phát từ thời thượng cổ khi mà cuộc sống con người chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Lúc bấy giờ, càng có nhiều đất đai thì càng giàu có, có đất mới có thể làm nông nghiệp, có cơm ăn áo mặc, làm ra của cải và có được cuộc sống yên bình. Qua nhiều năm, Thổ Địa được trừu tượng hóa, được xem là bậc tôn thần tối cao có chức năng sản sinh và hàm dưỡng muôn vật. 

Tượng thổ địa có lúc được thể hiện dưới hình thức một cụ già râu tóc bạc phơ, đầu đội mũ mỏ quạ, râu trắng như cước. Đôi lúc lại được thể hiện ở hình tướng một ông già to béo, luôn toét miệng cười thoải mái, bụng phệ và vẻ mặt hiền lành. Tùy vào ảnh hưởng văn hóa ở từng khu vực mà hình tượng Thổ Địa ở mỗi nơi sẽ được thể hiện ở nhiều hình trạng khác nhau.

Ý nghĩa của việc thờ Thần Tài Thổ Địa

Thờ Thần Tài Thổ Địa từ lâu đã là tín ngưỡng dân gian được nhiều người biết đến, đây là hai vị thần liên quan mật thiết đến cuộc sống, tài lộc của các gia đình. Ở bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, chúng ta thường thấy câu đối “Đất thường sinh ngọc trắng/ Địa có thể nảy vàng ròng”, nguyên văn là “Thổ năng sinh bạch ngọc/Địa khả xuất hoàng kim”. 

Bàn thờ thần tài thổ địa thường được lập tại nhà riêng, công ty, cửa hàng, nhà xưởng… 
Bàn thờ thần tài thổ địa thường được lập tại nhà riêng, công ty, cửa hàng, nhà xưởng…

Thần tài thổ địa là hai vị Thần mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ, là điểm tựa tâm linh cho họ trên con đường mưu sinh. Thần Tài trông coi tiền bạc, Thổ Địa bảo vệ đất đai, cả hai vị Thần đều mang yếu tố tâm linh giúp gia chủ làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió. Hiện nay, người ta không thờ một mình Thần tài hay Thổ địa mà thường thờ hai vị thần này cùng nhau. Đặc biệt, với những gia đình làm ăn buôn bán, các công ty, cửa hàng kinh doanh thì càng không thể thiếu bàn thờ thần tài thổ địa. Thông thường, người ta sẽ cúng Thần Tài quanh năm, với những người buôn bán thì thường sẽ rắc ít gạo và thắp hương để cầu xin được mua may bán đắt. 

Cách lập và bày trí bàn thờ thần tài thổ địa

Thờ thần tài thổ địa là cách chúng ta thể hiện mong muốn, ước mơ, tâm nguyện của chúng ta về sức khỏe, gia đạo và tài lộc với chư vị thần tiên, chư thần. Qua việc thờ phụng các Ngài, chúng ta sẽ ý thức được công việc và nỗ lực hơn trong công việc của mình để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi lập bàn thờ thần tài thổ địa cần:

1. Đồ thờ cúng cần thiết để bày trí bàn thờ thần tài thổ địa

Trước khi lập bàn thờ, gia chủ cần xác định được những vật phẩm, đồ cúng cần thiết trên bàn thờ. Những món đồ thờ cần thiết trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài bao gồm:

  • Khám thờ gỗ: Thường được làm bằng gỗ, được chạm khắc tinh tế để bày tỏ sự tôn trọng, hiếu kính của gia chủ với các vị thần để mong các Ngài phù hộ, che chở, ban tài lộc
  • Tượng Ông Địa Thần Tài: Thờ Thần Tài Thổ Địa thì không thể thiếu hai tôn tượng thờ. Trong đó, tượng Ông Địa thường được thể hiện với thân hình mập mạp, tư thế ngồi khoan thai, mặc áo hở bụng, khuôn mặt tươi cười rạng rỡ, đi chân trần, dáng vẻ phúc hậu, gần gũi. Còn Thần Tài đầu đội mũ, mặc áo quan trang nghiêm, một tay cầm gậy như ý, tay kia cầm đĩnh vàng hoặc nâng hũ vàng, khuôn mặt tươi cười phúc hậu tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, quyền lực và công việc vạn sự như ý.
  • Bài vị Thần Tài Ông Địa: Thường được đặt sau lưng Thần Tài Ông Địa ghi danh hiệu các vị thần
  • Tờ hiệu: Có viết tên gia chủ, tên người được thờ, thường in giấy vàng, chữ đỏ, tên người được thờ được viết dọc trong tờ giấy này.
  • Tượng Phật Di Lặc: Có thể có hoặc không, thường được đặt trên bàn thờ để quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
  • Hũ gạo, hũ nước đầy và hũ muối: Là vật phẩm tượng trưng cho sự giàu có, cuộc sống ấm no đủ đầy. Thường thì đến cuối năm mới thay mới một lần. 
  • Bát nhang: Có vai trò thể hiện lòng thành của gia chủ với Ông Địa Thần Tài, cầu mong các ngài phù hộ độ trì, để công việc kinh doanh, làm ăn buôn bán được thuận lợi. 
  • Khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất hoặc hình chữ Thập: Tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành
Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường có 5 chén nước hình chữ Nhất tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành
Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường có 5 chén nước hình chữ Nhất tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành
  • Đĩa trái cây ngũ quả: Là lễ vật bày tỏ lòng thành, lòng biết ơn của gia chủ với Thần linh, thường thì vào các ngày như mùng 1, mùng 10 và 15 gia chủ nên thắp hương và cúng hoa quả.
  • Lọ hoa tươi: Để bày tỏ lòng thành kính với Ông Địa và Thần Tài
  • Tô Minh Đường tụ Thủy: Dùng một tô sứ đẹp, chứa đầy nước và hoa tươi rồi rãi những cánh hoa lên trên để đón sinh khí và tài lộc vào nhà
  • 5 củ tỏi: Có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, tránh để ma quỷ phiền nhiễu thần linh
  • Cóc Thiềm Thừ và Long Quy: Là cặp linh vật chiêu tài lộc, trấn sát cho gia chủ. Thiềm Thừ là cóc ngậm tiền, ba chân, có lưỡng nghi trên đầu, miệng ngậm tiền, lưng cõng chòm sao Đại Hùng, có ý nghĩa mang đến may mắn, sung túc, ấm no. Còn Long Quy có mình Rùa, đầu Rồng, lưng cõng gậy như ý, cõng kim quy khắt bát quái âm dương có ý nghĩa trừ tà, trấn sát, cân bằng cuộc sống, đem đến cho gia chủ những điều tốt lành.
  • Tỳ hưu: Là linh vật giúp chiêu tài lộc mạnh mẽ giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, có nhiều tài lộc
  • Dây ngũ phúc ngũ hoa mai: Treo dọc 2 bên của bàn thờ là vật phẩm giúp chiêu tài lộc, mang đến bình an, may mắn cho gia đạo, tránh được tình trạng mất cân bằng tiền tài.
  • Đồng hoa Mai: Là vật phẩm phong thủy được làm bằng đồng có hoa mai 5 cánh, có tác dụng hóa sát, phòng ngừa tiểu nhân, giúp gia chủ tránh điều thị phi.

2. Hướng đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

Khi bày trí bàn thờ thần tài thổ địa, một vấn đề mà gia chủ không thể bỏ qua chính là vị trí hay hướng đặt bàn thờ sao cho phù hợp. Bàn thờ thường đặt ở những hướng tốt, bao quát được toàn bộ không gian nhằm mang nhiều tài lộc cho gia chủ. Có thể chọn những vị trí như song song với cửa chính; theo hướng ra cửa chính hoặc đặt ở phương vị cung Tài Lộc hoặc cung Quý Nhân, thường là:

  • Bàn thờ ở cung Tài Lộc (Thiên Lộc): Bàn thờ đặt ở hướng này sẽ giúp ích cho việc thăng tiến của gia chủ, giúp việc làm ăn được phát đạt, tấn tới. Bên cạnh đó, theo phong thuỷ thì sự thịnh vượng của cung này sẽ càng tăng tiến, bền chặt nếu bạn tránh được sự tác động của các sao Tử và Tuyệt.
  • Bàn thờ ở phương vị cung Quý Nhân: Đặt bàn thờ ở phương vị này sẽ mang đến sự may mắn, thuận hòa, giúp gia chủ gặp dữ hóa lành, chuyển hung thành cát, được quý nhân phù trợ trên cả đường công danh lẫn kinh doanh. 

Nếu bàn thờ chư Phật, gia tiên kê trên cao thì bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cần đặt dưới đất ở một góc nhà, hướng ra cửa chính, mặt trước quang đãng, sáng sủa. Ngoài ra, hướng đặt bàn thờ cần cân nhắc theo tuổi và mệnh của gia chủ. Thông thường, nếu bạn thuộc Tây tứ mệnh thì bàn thờ kê về hướng Tây trạch gồm các hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc; còn nếu thuộc Đông tứ mệnh thì bàn thờ kê về Đông tứ trạch gồm các hướng Đông, Đông Nam, Nam và Bắc. 

Khi chọn hướng đặt bàn thờ, có thể đặt ở phương vị cung Quý Nhân hoặc cung Tài Lộc hay đặt theo tuổi và mệnh của gia chủ
Khi chọn hướng đặt bàn thờ, có thể đặt ở phương vị cung Quý Nhân hoặc cung Tài Lộc hay đặt theo tuổi và mệnh của gia chủ

Khi chọn bàn thờ thì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên ưu tiên đặt bàn thờ theo hướng “Tọa sơn hướng thủy”, tức là lưng bàn thờ tựa vào tường vững chắc, tránh các vị trí động
  • Không đặt bàn thờ ở nơi có vật nhọn chĩa vào vì có nhiều sát khí làm ảnh hưởng đến việc chiêu tài lộc, khiến Ông Địa và Thần Tài không hài lòng
  • Không đặt tựa vào cầu thang, tường bị hỏng hóc, tránh các nơi như chân cầu thang và những vị trí không sạch sẽ như nhà tắm, nhà bếp, nhà vệ sinh
  • Không đặt đối diện với vật phản chiếu hay đối diện gương. 

3. Cách bố trí bày trí bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

Khi bày trí bàn thờ thần tài thổ địa, gia chủ nên biết cách bày trí sao cho đúng với phong thủy. Thông thường, bàn thờ thần tài thổ địa sẽ được bày trí như sau:

  • Bố trí theo lối tả thanh long, hữu bạch hổ, trong đó thổ địa đặt hướng bạch hổ, tức là đặt phía bên phải của bàn thờ, nếu nhìn từ ngoài vào thì là phía bên trái. Trong khi đó, thần tài bố trí theo hướng tả thanh long, tức là vị trí bên trái của bàn thờ, nếu nhìn từ ngoài vào thì thần tài nằm bên phải bàn thờ. Có thể đặt thêm tượng Thần tiền ở giữa thần tài và thổ địa.
  • Phía trước tượng thần tài thổ địa là 3 hũ đựng nước, gạo và muối nằm giữa. Chính giữa bàn thờ là bát hương, khi vệ sinh bàn thờ thì không được làm xê dịch bát hương, trước bát hương là 3 hũ đựng nước, gạo và muối. 
  • Sau tượng thần tài thổ địa là một tấm bài vị được dán trên vách của bộ bàn thờ
  • Trước bát hương là 5 chén nước hình chữ Nhất hoặc chữ Thập tượng trưng cho ngũ hành, ngũ phương. Bình hoa và quả thì đặt theo hướng “đông bình, tây quả”
  • Thiềm Thừ đặt bên trái bàn thờ, sáng quay ra để chiêu tài lộc, tối quay vào để nhả tài lộc cho gia chủ. 
  • Long Quy đặt bên phải bàn thờ, đầu luôn hướng ra ngoài để hóa giải sát khí, mang đến bình an.

Các bước lập bàn thờ thần tài thổ địa

Khi lập và bày trí bàn thờ thần tài thổ địa, gia chủ có thể tham khảo các bước thực hiện sau đây:

  • Chọn ngày tốt để mua bộ bàn thờ: Nên chọn ngày tốt theo tuổi của gia chủ để đi mua bộ bàn thờ Thần Tài Ông Địa nhằm tăng sự linh thiêng và may mắn.
  • Chọn hướng đặt bàn thờ theo phong thủy để chiêu tài lộc, mang may mắn đến cho gia đạo, tránh gây khó khăn cho việc làm ăn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình
  • Chọn ngày lập bàn thờ thần tài thổ địa, thường thì gia chủ có thể chọn ngày vía thần tài là ngày mùng 10 âm lịch tháng giêng hàng năm hoặc ngày mùng 10 hàng tháng. Đến ngày vía thần tài, gia chủ cần sắm đầy đủ lễ vật và tiến hành các thủ tục lễ cúng cần thiết. Ngoài ra, có thể chọn ngày mùng 1, ngày rằm hoặc chọn ngày hợp với mệnh và tuổi của gia chủ để lập bàn thờ.
Nên lập bàn thờ vào ngày vía thần tài hoặc ngày mùng 1, ngày rằm 
Nên lập bàn thờ vào ngày vía thần tài hoặc ngày mùng 1, ngày rằm
  • Bày trí bàn thờ thần tài thổ địa đúng phong thủy thì mới linh thiêng và mang đến bình an may mắn, chiêu được tài lộc cho gia đình
  • Lễ cúng thỉnh thần tài, thổ địa tùy vào phong tục riêng của từng nhà, bạn có thể tham khảo những lễ vật cần thiết như: bánh chưng hoặc đĩa xôi, 3 lạng thịt luộc hoặc 1 khoanh giò, 9 bông hoa, 1 chai rượu trắng (nửa lít), 3 – 5 quả tròn (táo hoặc lê), 3 lá trầu và 3 quả cau, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 đinh vàng tiền (tiền vàng âm phủ), 1 bát nước, rượu, chè khô. 
  • Theo một tục khác thì lễ thỉnh thần tài gồm các lễ vật như 10 bông hồng vàng hoặc bông cúc, 1 đĩa xôi gấc, 1 con gà trống luộc hoặc vịt quay, lợn quay; 1 mâm ngũ quả gồm 5 quả cau và 5 lá trầu; 5 củ tỏi, 1 bao thuốc lá, 1 chai rượu nhỏ mở nắp, 5 thẻ hương, 10 lễ tiền vàng, 5 ông ngựa đỏ nhỏ, quần áo thần linh, 5 mũ ngũ phương long mạch, tiền thần tài, đại thiếc… 
  • Sau khi đã bày trí lễ vật và đồ cúng, gia chủ thắp 3 nén hương và đọc văn khấn lập bàn thần tài thổ địa. Thông thường, bạn cần chú ý xem hương có cháy hết hay không, nếu cháy hết thì có thể khấn tạ, nếu không cháy hết thì cần cúng lại. 

Trên đây là một số thông tin về cách lập và bày trí bàn thờ thần tài thổ địa mà bạn có thể tham khảo. Bạn nên cúng Thần Tài vào ngày 10 âm lịch hàng tháng, các ngày khác như đại lễ, ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ Tết thì nên chuẩn bị cỗ ngọt hoặc cỗ mặn để dâng các Ngài.

Cùng chuyên mục

Tượng Quan Công thường đặt ở hướng nhìn thẳng ra cửa chính để trấn trạch trừ tà

Tuổi nào nên và không nên đặt tượng Quan Công trong nhà?

Theo kiến thức phong thủy, tượng Quan Trung thuộc hành Mộc, do Mộc sinh Hỏa, tức cây khô sinh ra lửa nên Quan Công rất thích hợp để những người...

Vị trí đặt tượng Quan Công trong nhà có vai trò hết sức quan trọng với gia chủ và gia đạo

Vị trí đặt tượng Quan Công trong nhà chuẩn phong thủy

Tượng Quan Công là một trong những vật phẩm phong thủy mang nhiều năng lượng, thường được bày trí và thờ cúng trong nhà, nơi làm việc để bảo vệ,...

Quan Công còn được gọi là Quan Thánh Đế Quân, là một vị tướng tài năng, dũng mãnh có công lớn trong việc hình thành nhà Thục Hán thời Tam Quốc

Thờ tượng Quan Công ( Quan Thánh Đế Quân) có ý nghĩa gì?

Quan Công còn được gọi là Quan Thánh Đế Quân, là một vị tướng tài năng, dũng mãnh có công lớn trong việc hình thành nhà Thục Hán thời Tam...

Thiềm Thừ là linh vật phong thuỷ có mắt, có thể khai quang điểm nhãn để phát huy tốt hiệu quả phong thuỷ

Cách đặt thiềm thừ trên bàn làm việc chuẩn phong thủy

Thiềm Thừ là một trong những linh vật phong thuỷ có khả năng mang đến may mắn, tài lộc, hoá giải tai ách, phong ngừa tiểu nhân hãm hại thuộc...

Tượng Phật Di Lặc vẽ gấm ngự mây - thờ tượng Phật Di Lặc tại gia

Vì Sao Nên Thờ Phật Di Lặc Tại Gia Và Vị Trí Đặt Tượng Phật Di Lặc Đúng Nhất

Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười, Phật Hạnh Phúc. Nhắc đến Ngài là người ta thường nghĩ ngay đến vị Phật có cái bụng lớn, khuôn mặt...

Mẫu lục bình như ý xanh ngọc phong thủy có thể đặt ở bàn thờ Ông Địa Thần Tài hoặc phòng khách, phòng thờ đều được

4 Vị Trí Đặt Lục Bình Trong Nhà Để Phát Lộc Phát Tài

Lục bình phong thủy là vật phẩm phong thủy có khả năng chiêu tài, giữ lộc, hội tụ linh khí trời đất, thu giữ cát khí, mang đến may mắn,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn