35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Bát Bảo Cát Tường là bộ tám pháp khí trong Phật giáo Tây Tạng, là biểu tượng của sự may mắn, cát tường. Tên gọi khác của bộ tám pháp khí này là Trát Tây Đạt Kiệt, Bát Cát Tường Huy, gồm 8 món pháp khí là lọng bảo, song ngư, bình báu, pháp luân, hoa sen, tràng phan chiến thắng, nút thắt vô tận và ốc tù và. 

Bát Bảo Cát Tường là gì?

Bát Bảo Cát Tường là tám món pháp khí biểu tượng cho sự gia trì hoàn hảo, thường được chạm khắc trên các Mạn Đà La. Tám món này bao gồm: Pháp luân, bảo tán, bảo bình, hoa sen, tôn thắng tràng, song ngư, kiết tường kết và pháp loa. Nói chính xác hơn, tên gọi của 8 loại pháp khí này là: Lọng Bảo cái, Song Ngư, Bình báu, hoa sen, tù và, tràng phan chiến thắng, nút thắt vô tận và bánh xe pháp luân.

Bát Bảo Cát Tường có ý nghĩa tượng trưng cho sự gia trì hoàn hảo
Bát Bảo Cát Tường có ý nghĩa tượng trưng cho sự gia trì hoàn hảo

Bát Bảo Cát Tường là biểu tượng đặc trưng của Đức Phật, nếu dịch sát nghĩa thì đây là 8 món bảo vật mang đến may mắn. Chúng tượng trưng cho sự gia trì hoàn hảo, có thể mang đến may mắn, bình an, phước lành. Đặc biệt, trong kiến trúc Phật giáo Tây Tạng thì chúng đại diện cho sức mạnh tâm linh, có thể mang đến an lạc, hạnh phúc.

Bát Bảo Cát Tường là biểu tượng cổ điển và đặc biệt phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Khi được vẽ kết hợp cùng nhau sẽ đại diện cho trí tuệ bản lai, chính là hóa thân Phật ở hình thức biểu tượng cát tường. Biểu tượng trí tuệ bản lai của Đức Phật được hình thức hóa để gia trì lợi ích cho chúng sinh.

Tên gọi khác của 8 món pháp khí này là Trát Tây Đạt Kiệt hay Bát Cát Tường Huy, luân chuyển thuận chiều kim đồng hồ trên Mạn Đà La. Nguồn gốc của chúng được tìm thất trong những kinh điển Ấn Độ cổ xưa, được cho là có mối quan hệ mật thiết với Thân – Khẩu – Ý giác ngộ của Đức Phật.

Ý nghĩa của Bát Bảo Cát Tường

Được biết, khi các biểu tượng cát tường này xuất hiện ở đâu thì nơi đó trở thành sự gia trì hoàn hảo. Các hình ảnh, chi tiết, họa tiết trong Phật giáo Kim Cương Thừa không bao giờ trình bày ngẫu nhiên, tùy hướng mà mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Từng chi tiết, từng biểu tượng đều có ý nghĩa Phật pháp riêng cho hành giả và đại chúng hữu duyên tìm hiểu, chiêm bái.

Bát Bảo Cát Tường là biểu tượng của may mắn và những điều tốt lành
Bát Bảo Cát Tường là biểu tượng của may mắn và những điều tốt lành

Bát Bảo Cát Tường khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo thành tổng thể gọi là trí tuệ Bản lai, chính là hóa thân của Đức Phật. Chúng đại diện cho sức mạnh tâm linh, là biểu tượng của sự may mắn, cát tường, có thể mang đến lợi ích cho tất cả chúng sinh. Đồng thời, cũng là hiện thân của sự hoàn hảo và tinh khiết tuyệt đối.

Trát Tây Đạt Kiệt là biểu tượng của sự gia trì hoàn hảo, khi kết hợp cùng nhau sẽ là hóa thân Phật, là trí tuệ bản lai của Đức Phật. Tuy nhiên, khi tách rời thì mỗi món sẽ đại diện cho những sức mạnh tâm linh khác nhau, mang những ý nghĩa riêng biệt khác nhau.

Tám món pháp khí biểu tượng cho sự gia trì, bảo hộ cuộc sống. Việc đặt tượng, tranh bát bảo trong nhà được xem là có thể mang đến điềm lành, cát khí cho gia đình, thể hiện mong muốn được phát triển toàn diện, có cuộc sống sung túc, hạnh phúc, đủ đầy. Không chỉ vậy, bát bảo cát tường còn được tin rằng có thể hóa giải những nguồn năng lượng tiêu cực trong cuộc sống.

Trong khi đó, theo văn hóa Trung Hoa, cứ tập hợp đầy đủ 8 món bảo vật quý hiếm sẽ tạo nên bát bảo. Khi chúng kết hợp cùng nhau sẽ tạo nên sức mạnh, nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp chống lại vận xui, điềm rủi trong cuộc sống, nhất là trong cuộc sống hôn nhân. Còn người dân Tây Tạng tin rằng, Bát Bảo Cát Tường là sự may mắn vô lượng, có sức mạnh cải thiện cuộc sống tinh thần và vật chất.

Ý nghĩa của từng bảo vật trong Bát Bảo Cát Tường

Trong Phật giáo và truyền thống Ấn Độ, Bát bảo cát tường là biểu tượng của sự may mắn, thường được dùng làm đồ trang trí tại các tu viện hoặc nhà ở. Còn trong Phật giáo Tây Tạng, Trát Tây Đạt Kiệt là hóa thân của Đức Phật. Mỗi bảo vật đều có những ý nghĩa riêng, cụ thể:

1. Lọng Báu (Bảo Tán Cái)

Bảo Cái tiếng Phạn là Ba Đa Ca là dụng cụ để trang nghiêm đạo tràng, cúng dường Phật, Bồ Tát. Bảo Cái còn gọi là cây dù báu hay chiếc ô, tượng trưng cho phần đầu của Đức Phật. Lọng Báu giúp bảo vệ khỏi sự thiêu đốt của phiền não, đọa lạc, giúp thoát khỏi khổ đau. Đồng thời, nó còn ngụ ý mong cầu người nhận được bảo vệ, gia hộ, che chở bởi Tam Bảo.

Tám món pháp khí này có thể mang đến bình an, cát tường
Tám món pháp khí này có thể mang đến bình an, cát tường

Lọng Báu là một phần của Bát Bảo Cát Tường Phật Giáo. Vốn là vật để che nắng, che mưa, thường được tầng lớp hoàng gia, quý tộc sử dụng. Sau này, khi Đức Phạm Thiên thất Phật Thích Ca ngồi ở nắng nóng thuyết pháp cho đệ tử, ngài đã cầm chiếc lọng dâng lên Phật. Sau đó, Lọng Bảo Cái trở thành pháp bảo có ý nghĩa bảo hộ Phật Pháp, giúp che lấp ma chướng, tiêu trừ ngũ độc.

Ngoài ra, lọng báu cũng giúp bảo vệ con người khỏi bệnh tật, tổn hại và các trở ngại. Nó còn có ý nghĩa thiêng liêng, biểu tượng cho sự bảo vệ người bên dưới khỏi bệnh tật và các thế lực có hại. Giúp mọi người tận hưởng bóng mát, sự chở che từ chư Phật, Bồ Tát.

2. Song ngư (Cặp cá vàng)

Song ngư vàng hay là cặp cá vàng là hình ảnh tượng trưng cho đôi mắt của Đức Phật. Là biểu tượng của tự do, sự giải thoát, không sợ hãi trước bất kỳ chướng ngại, rào cản nào trong cuộc sống. Đồng thời, cũng tượng trưng cho hành trình giác ngộ, không bao giờ đơn độc vì chúng ta được tiếp nhận năng lượng trí tuệ, thuần khiết từ chư Phật, Bồ Tát. Từ đó sớm được giác ngộ, đến với bến bờ hạnh phúc.

Song ngư cũng là biểu tượng cho sự thức tỉnh, luôn linh động giống như mắt cá không xao lãng, không nhắm mắt. Cặp cá vàng còn là tượng trưng cho sự tự do tự tại mọi lúc mọi nơi, cho lòng từ bi và trí tuệ. Cúng dường song ngư thường có ý nghĩa cầu nguyện được lĩnh hội trí tuệ Phật, dùng trí tuệ này diệt trừ vô minh, u tối.

Trong phong thủy, cặp song ngư vàng là biểu tượng của may mắn, hạnh phúc và sự thịnh vượng trong cuộc sống. Ở Thái Lan, song ngư thường được các nhà sư ban phúc, viết mật chú trên vàng lá rồi bỏ vào bụng song ngư để tăng cường năng lượng, làm vật hộ mạng cho trẻ em.

3. Bình báu (bảo bình)

Bảo bình là chiếc bình báu, tượng trưng cho phần cổ của Đức Phật. Đây là nơi chứa các vật phẩm thiêng liêng, quý giá. Được xem là chiếc bình không đáy, dù có lấy ra bao nhiêu, trong bình vẫn đầy ắp các vật phẩm quý giá. Cũng giống như việc thực hành hạnh bố thí, cúng dường, các vật phẩm này không hề mất đi mà được chuyển hóa vào bình báu.

Chiếc bình báu là món pháp khí biểu tượng cho sự thịnh vượng, giàu có, sung túc, của cải dồi dào. Pháp khí này có thể đáp ứng mong muốn về giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần. Ngoài ra, nó còn tượng trưng cho giàu sang phú quý, cho sự trường thọ.

4. Hoa sen (liên hoa)

Hoa sen tượng trưng cho phần lưỡi (kim khẩu) của Đức Phật. Hoa sen là loài hoa biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho sự thuật khiết, thanh tịnh, cho trí tuệ siêu việt, niềm khao khát giác ngộ và những giá trị đạo đức tốt đẹp.

Đồng thời, hoa sen là một trong những biểu tượng cát tường, tốt đẹp nhất trong đạo Phật. Có khả năng ban sự gia trì, giải thoát, mang đến may mắn, thành tựu. Hoa sen cũng tượng trưng cho bản tính chân thật, thanh tịnh của chúng sinh. Biểu thị cho khả năng tu tập của hành giả, vượt vô minh, luân hồi về với tự tính Phật thanh tịnh.

5. Ốc tù và (bạch hải loa)

Ốc tù và tượng trưng cho Pháp Âm của Đức Phật, cho phần cổ dài ba ngấn của Phật. Tiếng nói của Phật quảng đại, du dương như âm thanh của Pháp loa, giúp cho chúng sinh nghe được có thể giải thoát, giác ngộ.

Ốc Tù Và còn gọi là pháp loa, bạch hải loa
Ốc Tù Và còn gọi là pháp loa, bạch hải loa

Ốc tù và hay bạch ốc biển có màu trắng, phần trên có các xoắn ốc, xoắn theo chiều kim đồng hồ. Các xoắn ốc này tượng trưng cho chánh pháp của Đức Phật luôn không ngừng vang rộng, lan tỏa khắp muôn phương, chúng sinh nghe được sẽ có được năng lực tự mình thức tỉnh, thoát khỏi vô minh, đau khổ.

Ốc tù và còn tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh và sự tự chủ. Âm thanh của tù và có thể giúp ngăn chặn các thiên tai, xua đuổi tà ma, khiến các loài độc hại, nguy hiểm kinh sợ, tránh xa. Ngoài ra, trong Phật giáo Kim Cương Thừa, tù và còn được dùng để đựng nước cúng dường và làm nhạc cụ trong khóa lễ.

6. Tràng phan chiến thắng – Thắng Lợi Tràng Phan

Thắng Lợi Tràng Phan còn được gọi là biểu ngữ chiến thắng, chính là một tuyên bố thành công. Biểu tượng cho kim thân của Đức Phật, đại diện cho sự chiến thắng của Ngài trước ma vương, trước nhưng tham ái, sân si, giận hờn, trước vô minh, phiền muộn.

Tràng phan biểu thị cho việc hoằng pháp lợi sanh, thường được sử dụng rộng rãi ở các chùa. Biểu ngữ chiến thắng có thể giúp chúng ta vượt qua bóng tối của tham, sân, si trong cuộc sống, vượt qua những chướng ngại phát sinh từ ngũ uẩn. Bên cạnh đó, việc tặng tràng phan chiến thắng cho một người còn có ý nghĩa cầu chúc cho người đó có thể đạt được sở cầu, có nhiều thành tựu trên con đường giác ngộ và cuộc sống.

7. Nút thắt vô tận (kiết tường kết)

Kiết tường kết hay còn gọi là nút thắt vô tận, tượng trưng cho Ý của Đức Phật. Các sợi dây của kiết tường kết bệnh chặt vào nhau biểu tượng cho sự kết nối chặt chẽ của các hiện tượng trong vũ trụ, giống như vòng tuần hoàn khép kín của nhân và quả. Các quả thiện, tốt đẹp trong tương lai sẽ bắt nguồn từ nhân lành trong hiện tại.

Kiết tường kết là nút thắt vô tận, không rõ điểm đầu cuối nhưng vô cùng bền chặt. Hình ảnh bện chặt của kết còn nêu biểu cho Tâm pháp vô tận, sự hợp nhất giữa trí tuệ và từ bi. Nút cát tường còn tượng trưng cho sự kết nối, được chọn làm quà tặng với ngụ ý kết nối duyên lành giữa người tặng và người được tặng.

8. Bánh xe luân chuyển – Pháp luân

Bánh xe pháp luân là biểu tượng của Pháp trong Phật giáo. Trong bộ Bát Bảo Cát Tường, pháp luân tượng trưng cho tứ chi của Đức Phật. Bánh xe Pháp có tám nan, tượng trưng cho bát chánh đạo, giúp chấm dứt vô minh, đoạn tận khổ đau.

Phần trục của bánh xe tượng trưng cho sự rèn luyện trong khuôn khổ giới luật, vành bánh xe nêu biểu cho tầm kiểm soát và nhất tâm trong việc thực hành thiền. Bánh xe Pháp còn biểu tượng cho giáo pháp, chân lý vũ trụ. Bánh xe luôn không ngừng chuyển động như giáo lý của Đức Phật luôn phát triển, đưa chúng sinh từ tối đến sáng, từ khổ đến vui, từ vô minh đến giác ngộ.

Bánh xe Pháp luôn không ngừng tiến thẳng, không thoái lui, luôn vững vàng, phát triển. Sự chuyển động của bánh xe có thể phá dẹp chướng ngại, khổ đau, giúp vươn đến với những gia trị tốt đẹp, hướng về sự viên mãn, hướng đến cảnh giới tốt đẹp của chân thiện mỹ.

Trên đây là một số thông tin về Bát Bảo Cát Tường có thể bạn chưa biết. Sự kết hợp của tám biểu tượng này không chỉ phổ biến trong Phật giáo mà còn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, trong phong thủy, giúp mang đến may mắn, bình an, phước lành, chống lại vận rủi, các chướng ngại trong cuộc sống.

Xem thêm: 

 

Cùng chuyên mục

Thất Bảo Luân Vương còn được gọi là Thất chính bảo, là bảy báu xuất hiện khi Chuyển Luân Thánh Vương hiện thế

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Thất Bảo Luân Vương là bảy báu vật, quý giá, cần thiết, tiêu biểu cho những khả năng năng lực khác nhau mà một bậc Chuyển luân Thánh Vương phải...

Bánh xe Mani giúp tích lũy công đức trong thời gian ngắn

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng: Ý nghĩa và cách sử dụng

Mật Tông là một trong mười tông phái Phật giáo, chuyên dạy về cách bắt ấn, trì chú và sở hữu một lượng pháp khí phong phú. Mỗi loại pháp...

Chày Kim Cang là pháp khí có năng lực phá trừ mọi vọng tưởng, ngu si, các ma chướng ngoại đạo

Chày Kim Cang là gì? Ý nghĩa trong Phật giáo và cách sử dụng

Chày Kim Cang hay Chùy Kim Cang là một trong những pháp khí nổi tiếng trong Phật giáo Kim Cang Thừa, thường được sử dụng khi trì niệm, khi tu...

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Đại Thế Chí Bồ tát là một trong những vị Bồ tát lâu đời và quyền lực. Ngài là thị giả của Đức Phật A Di Đà, đứng bên phải...

Bánh xe cầu nguyện là phương tiện thiện xảo giúp tích lũy công đức nhanh chóng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Kinh Luân xoay hay bánh xe mani là một trong những pháp khí vô cùng phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Đến với đất nước này, chúng ta sẽ...

Tượng Mật Tích Kim Cang Lực sĩ thể hiện một tượng mở miệng và một tượng ngậm miệng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ là một trong những vị hộ Pháp của Phật giáo trong Thiên Bộ. Thông thường trước cửa chùa chiền an trí một cặp tượng...

Ẩn