Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Linh Sơn Thánh Mẫu là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Tượng 3 Vị Tam Thanh Đạo Tổ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Bất Động Minh Vương là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ dát vàng chữ Hán – Việt đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Thờ Cửu Huyền Thất Tổ đã xuất hiện từ lâu và trở thành một nét đặc trưng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ thường được thiết kế tinh tế, tỉ mỉ, có thể được khắc bằng chữ Hán hoặc chữ Việt. Thờ bài vị Cửu Huyền Thất Tổ là cách con cháu bày tỏ lòng tôn kính, sự biết ơn với ông bà tổ tiên, đồng thời nhắc nhờ con cháu ghi nhớ nguồn gốc của mình. 

15+ Mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ dát vàng đẹp

Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ là nơi thờ 9 đời tổ tiên, cụm từ này mang ý nghĩa Hán Việt. Trong đó, Cửu Huyền được hiểu là 9 đời tính cả bản thân chúng ta gồm: cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chít. Chúng ta ở vị trí thứ 5 trong 9 đời này, như vậy, phía trên chúng ta có 4 đời và phía dưới có 4 đời. Trong khi đó, “Thất Tổ” gồm có 7 đời tổ lần lượt gồm: hiển (tổ đời thứ sáu), huyền (tổ đời thứ năm), thái (ông sờ), cao (ông sơ), tằng (ông cố, cụ), tổ (ông nội), phụ (cha).

Khi thờ Cửu Huyền Thất Tổ, gia chủ có thể chọn bài vị, tranh thờ hoặc liễn thờ. Thông thường, bài vị Cửu Huyền Thất Tổ được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến hơn hết do thiết kế nhỏ gọn mà không kém phần sang trọng, tinh tế. Các mẫu bài vị thường được làm từ gỗ, đồng và mạ vàng bắt mắt, bền chắc, có nhiều kích thước phù hợp với mọi bàn thờ lại không chiếm quá nhiều diện tích. Hơn nữa, bài vị Cửu Huyền Thất Tổ còn có giá cả phải chăng, thiết kế đồng bộ với bài vị, di ảnh của ông bà tổ tiên.

Dưới đây là một số mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ đẹp, được nhiều người yêu thích nhất hiện nay:

  •  Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây

1. Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ rồng vàng lớn chữ Việt

Ở mẫu bài vị này, ở giữa là hàng chữ Cửu Huyền Thất Tổ được viết bằng chữ thư pháp, nét chữ đẹp uyển chuyển, cân xứng, tính thẩm mỹ và được mạ vàng sang trọng nổi bật. Hai bên là đôi câu đối vàng “Kính Cửu Huyền Thiên Niên Bất Tận/Trọng Thất Tổ Nội Ngoại Tương Đồng“. Đặc biệt, điểm nổi bật của mẫu bài vị này phải nói đến chính là họa tiết song long chầu  với hai con rồng lớn được thiết kế tinh tế, tỉ mỉ đến từng đường nét, chi tiết.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ mạ vàng 24k đẹp nhất HCM
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ mạ vàng 24k đẹp nhất HCM

Kích thước:

  • 30 x 40cm
  • 38 x 48 cm
  • 40 x 60cm
  • 48  x 68 cm
  • 61 x 81 cm.

2. Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ rồng vàng không có câu đối

Cũng là mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ họa tiết song long chầu nguyệt, tuy nhiên mẫu bài vị này không có đôi câu đối ở hai bên. Ngoài ra, nét chữ trên bài vị cũng nhỏ và mảnh hơn so với mẫu trên.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ rồng vàng kích thước 38x48cm
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ rồng vàng kích thước 38x48cm

Kích thước:

  • 30 x 40cm
  • 38 x 48 cm
  • 40 x 60cm
  • 48  x 68 cm
  • 61 x 81 cm.

3. Mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ rồng vàng lớn chữ Hán

Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu bài vị Cửu Huyền đẹp bằng chữ Hán thì có thể tham khảo mẫu bài vị sau đây. Bài vị được viết bằng chữ Hán, chữ được mạ vàng nổi bật, ở giữa là hàng chữ Cửu Huyền Thất Tổ, hai bên là đôi câu đối kết hợp với họa tiết song long chầu nguyệt và đôi chim đang sải cánh bay. Tất cả họa tiết đều được mạ vàng nổi bật trên nên đỏ.

Mẫu bài vị Cửu Huyền mạ vàng size lớn 61 x 88cm
Mẫu bài vị Cửu Huyền mạ vàng size lớn 61 x 88cm

Kích thước:

  • 30 x 40cm – Giá: 1.800.000 VNĐ
  • 38 x 48cm – Giá: 2.800.000 VNĐ
  • 40 x 60cm – Giá: 3.400.000 VNĐ
  • 48 x 68cm – Giá: 4.400.000 VNĐ
  • 61 x 82cm – Giá: 6.200.000 VNĐ

4. Bài vị Cửu Huyền rồng vàng khung gỗ lớn

Bài vị được có bố cục ba phần rõ rệt, chính giữa là hàng chữ Cửu Huyền Thất Tổ bằng chữ thư pháp mạ vàng nổi bật, nét chữ đẹp, uyển chuyển mềm mại mà vô cùng dứt khoát, rõ nét. Hai bên là hai câu đối, ngoài cùng là họa tiết song long được thể hiện tinh tế, đẹp mắt. Khác với những mẫu bài vị khác, bài vị này có khung được làm bằng gỗ, thích hợp với những bàn thờ cổ kính, có di ảnh, bài vị được đóng khung gỗ.

Bài vị 107x125cm
Bài vị 107x125cm

5. Bài vị Cửu Huyền mạ vàng đơn giản

Nếu bạn muốn tìm một mẫu bài vị Cửu Huyền đơn giản, thích hợp với những không gian thờ cổ kính, trang trọng. Bài vị có thiết kế đơn giản mà không kém phần trang nghiêm, đẹp mắt.

Bài vị Cửu Huyền đơn giản chữ Việt mạ vàng
Bài vị Cửu Huyền đơn giản chữ Việt mạ vàng

Kích thước:

  • 30x40cm – Giá: 1.600.000 VNĐ
  • 38 x 48cm – Giá: 2.500.000 VNĐ
  • 40 x 60cm – Giá: 3.000.000 VNĐ
  • 48 x 68cm – Giá: 4.000.000 VNĐ
  • 61 x 81cm – Giá: 5.800.000 VNĐ

6. Mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ câu đối hoành

Đây là mẫu bài vị độc đáo có thiết kế bài vị hoành phi câu đối với hình chữ Nhật thích hợp để trưng bày ngang và treo trên cao. Hoành phi (hoành là ngang, phi là phô bày) thường được treo cao nhất trong không gian thờ tạo sự trang nghiêm, sang trọng cho bàn thờ.

Bài vị 61x81cm, hoành phi 22x60
Bài vị 61x81cm, hoành phi 22×60

Kích thước:

  • Bài vị: 61x81cm – Giá: 6.200.000 VNĐ
  • Hoành phi: 22x60cm – Giá: 2.500.000 VNĐ

7. Khánh thờ Cửu Huyền Thất Tổ khung nhôm mạ vàng

Khánh Thờ đề tên Cửu Huyền Thất Tổ có thiết kế ngang, đẹp mắt với hàng chữ Cửu Huyền Thất Tổ uyển chuyển, bay bổng, phía dưới là đóa sen cách điệu, phía trên là họa tiết song long chầu nguyệt. Mẫu khánh thờ này có ba màu chủ đạo là vàng, đỏ và xanh, màu sắc kết hợp hài hòa, sang trọng, thích hợp với nhiều không gian thờ.

Khánh thờ đề tên Cửu Huyền Thất Tổ khung nhôm
Khánh thờ đề tên Cửu Huyền Thất Tổ khung nhôm

Kích thước:

  • 60 x 120cm – Giá: 6.500.000 VNĐ

8. Khánh thờ Cửu Huyền Thất Tổ khung gỗ

Cũng là mẫu khánh thờ Cửu Huyền nền xanh, đỏ chữ mạ vàng, mặc dù không nhiều họa tiết nhưng mẫu khánh thờ dưới đây lại đơn giản, lạ mắt mà không hề đơn điệu. Khánh thờ được đóng bằng khung gỗ, phía dưới là họa tiết hoa sen cách điệu.

Khánh thờ đề tên Cửu Huyền Thất Tổ khung gỗ
Khánh thờ đề tên Cửu Huyền Thất Tổ khung gỗ

Kích thước:

  • 60 x 120cm

9. Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ hoa sen khung gỗ

Đây sẽ là mẫu bài vị thích hợp cho gia chủ thích sự đơn giản, nhẹ nhàng, thanh tao. Bài vị có chữ Cửu Huyền Thất Tổ được mạ vàng, nét chữ mạnh mẽ hữu lực, phía dưới là thiết kế hoa sen nhẹ nhàng, đơn giản. Mẫu bài vị này tuy đơn giản nhưng lại vô cùng sang trọng, ấn tượng.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ hoa sen khung gỗ
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ hoa sen khung gỗ

Kích thước:

  • 30 x 40cm – Giá: 1.500.000 VNĐ
  • 38 x 48cm – Giá: 2.600.000 VNĐ
  • 40 x 60cm – Giá: 3.000.000 VNĐ
  • 48 x 68cm – Giá: 4.000.000 VNĐ

10. Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ rồng

Hình tượng song long chầu nguyệt thường được khắc trên các vật phẩm thờ, trên bài vị thờ tượng trưng cho sự trấn yểm, mang đến may mắn, đại cát đại lợi và sự linh thiêng cho không gian thờ. Các mẫu bài vị có họa tiết này thường rất sang trọng, mang đến sự uy nghi và linh thiên cho không gian thờ.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ rồng vàng
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ rồng vàng

Kích thước:

  • 38 x 48cm
  • 40 x 60cm
  • 48 x 68cm
  • 61 x 81cm

11. Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ chữ và câu đối

Nếu bạn không thích những mẫu bài vị có họa tiết hoa văn thì có thể tham khảo mẫu bài vị chữ này. Bài vị có hàng chữ Cửu Huyền Thất Tổ được mạ vàng ở trung tâm, hai bên là hai câu đối và không có họa tiết kèm theo. Bài vị được viền bằng khung gỗ đơn giản, nhẹ nhàng.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ chữ dát vàng đẹp
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ chữ dát vàng đẹp

Kích thước:

  • 30 x 40cm – Giá: 1.600.000 VNĐ
  • 38 x 48cm – Giá: 2.500.000 VNĐ
  • 40 x 60cm – Giá: 3.000.000 VNĐ
  • 48 x 68cm – Giá: 4.000.000 VNĐ
  • 61 x 81cm – Giá: 5.800.000 VNĐ

12. Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ hoa sen khung hoa văn

Cũng là mẫu bài vị hoa sen nhưng bài vị này còn có thêm đôi câu đối mạ vàng. Phần khung nhôm với thiết kế cành lá, hoa văn tinh tế, trau chuốt tỉ mỉ từng chi tiết.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ hoa sen khung hoa văn
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ hoa sen khung hoa văn

Kích thước:

  • 60 x 80cm – Giá: 6.800.000 VNĐ

13. Bài vị Cửu Huyền họa tiết rồng phượng

Khác biệt hoàn toàn với những mẫu bài vị trước. Ở mẫu bài vị này, thay vì sử dụng họa tiết song long chầu nguyệt quen thuộc thì các nghệ nhân đã sử dụng họa tiết rồng phượng, 2 trong tứ linh, có ý nghĩa đặc biệt trong tâm linh.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ họa tiết rồng phượng
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ họa tiết rồng phượng

Kích thước:

  • 30 x 40cm – Giá: 1.800.000 VNĐ
  • 38 x 48cm – Giá: 2.800.000 VNĐ
  • 40 x 60cm – Giá: 3.400.000 VNĐ
  • 61 x 81cm – Giá: 6.200.000 VNĐ

14. Một số mẫu bài vị Cửu Huyền khác

+ Bài vị Cửu Huyền trên 1m

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ trên 1 mét
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ trên 1 mét

+ Bài vị Cửu Huyền khung hoa văn

Bài vị nổi bật với chữ Cửu Huyền Thất Tổ ở chính giữa, hai bên là họa tiết song long chầu nguyệt sáng rực nổi bật
Bài vị nổi bật với chữ Cửu Huyền Thất Tổ ở chính giữa, hai bên là họa tiết song long chầu nguyệt sáng rực nổi bật

+ Bài vị Cửu Huyền thiết kế riêng cho khách

Bài vị Cửu Huyền đặt riêng
Bài vị Cửu Huyền đặt riêng

+ Bài vị Cửu Huyền chữ Hán

Mẫu bài vị kích thước 80x107cm
Mẫu bài vị kích thước 80x107cm

+ Mẫu bài vị Cửu Huyền nền xanh rồng vàng

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ đẹp
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ đẹp

+ Bài vị Cửu Huyền chữ Hán khung nhôm họa tiết hoa văn

Bài vị Cửu Huyền khung nhôm họa tiết hoa văn chữ Hoa
Bài vị Cửu Huyền khung nhôm họa tiết hoa văn chữ Hoa

+ Bài vị Cửu Huyền mạ vàng câu đối họa tiết hoa sen cách điệu

Bài vị Cửu Huyền mạ vàng câu đối họa tiết hoa sen cách điệu
Bài vị Cửu Huyền mạ vàng câu đối họa tiết hoa sen cách điệu

Cửu Huyền Thất Tổ là gì?

Để thờ Cửu Huyền Thất Tổ đúng cách thì trước hết người thờ phải hiểu được ý nghĩa của cụm từ này. Vậy Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Gồm những ai và bao nhiêu đời? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc cũng như ý nghĩa của cụm từ Cửu Huyền Thất Tổ.

Theo tác giả An Chi trong bài viết “Lắt léo chữ nghĩa: Cửu huyền thất tổ là những ai” trên báo Thanh Niên

Trong bài viết của tác giả An Chi có trích dẫn câu trả lời về ý nghĩa của cụm từ Cửu Huyền Thất Tổ của Thượng tọa Thích Giác Hoàng như sau:

Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này“. Thượng tọa Thích Giác Hoàng cũng cho biết, bốn chữ này thiết nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo ra, không phải là từ gốc của Trung Quốc, cũng không phải là do chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc hay Ấn Độ.

Còn theo tác giả An Chi, thực ra, bốn chữ này vốn thuộc về văn hóa Trung Hoa từ thời xa xưa. Theo nhiều tài liệu mà tác giác thu thập được, thì cụm từ Cửu Huyền Thất Tổ thường xuất hiện trong lễ cầu siêu của tôn giáo, trong đó cửu huyền chỉ con cháu chín đời sau của chủ lễ, còn thất tổ chỉ tổ tiên bảy đời trước của người làm chủ lễ. Tại Đài Loan, khi làm lễ cúng ông bà thì cần đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ”.

Còn theo các kinh điển của Đạo giáo, nếu một người đắc đạo thì Cửu Huyền Thất Tổ của người đó sẽ có thể siêu thăng theo. Cũng theo đó, Cửu Huyền là 9 đời gồm:

  • Tử (con)
  • Tôn (cháu)
  • Tằng (chắt)
  • Huyền (chút)
  • Lai (chít)
  • Côn (cháu đời thứ năm)
  • Nhưng (cháu đời thứ sáu)
  • Vân (cháu đời thứ bảy)
  • Nhĩ (cháu đời thứ tám)

Còn Thất tổ gồm:

  • Phụ (con)
  • Tổ (ông nội)
  • Tằng (ông cố, cụ)
  • Cao (ông sơ)
  • Thái (ông sờ)
  • Huyền (tổ đời thứ năm)
  • Hiển (tổ đời thứ sáu).

Theo một số tài liệu của Đạo giáo khác

Theo một số tài liệu mà chúng tôi thu thập được, thì Cửu Huyền Thất Tổ là cụm từ bắt nguồn từ phương pháp kết hợp giữa Đạo giáo với Phật giáo và chỉ dùng cho gia cấp quý tộc. Trong đó, Cửu Huyền là để chỉ 9 đời, 9 thế hệ, Thất Tổ là chỉ bảy đời tổ tiên. Trong lịch sử Trung Quốc thì cụm từ này xuất hiện trong cuốn “Trung Nguyên chúng tu kim lục trai từ”, vào khoảng năm 907 – 925.

Hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ như sau:

Cửu Huyền gồm:

  • Cao tổ (ông sơ)
  • Tằng tổ (ông cố)
  • Tổ phụ (ông nội)
  • Phụ (cha)
  • Bản thân
  • Tử (con trai)
  • Tôn (cháu nội)
  • Tằng tôn (cháu cố/chắt)
  • Huyền tôn (cháu sơ/chít)

Thất Tổ gồm:

  • Thỉ Tổ (Tỷ Khảo): Thất tổ, đời tổ thứ 7
  • Viễn Tổ (Tỷ Khảo): Lục tổ, đời tổ thứ 6
  • Tiên Tổ (Tỷ Khảo): Ngũ tổ, đời tổ thứ 5
  • Cao Tổ: Tứ tổ, đời tổ thứ 4
  • Tằng Tổ: Tam tổ, đời tổ thứ 3
  • Nội Tổ: Nhị tổ, đời tổ thứ 2
  • Phụ thân: Nhất tổ, đời tổ thứ nhất.

Trước đây, tùy vào tầng lớp xã hội mà cách thờ cũng Cửu Huyền Thất Tổ cũng khác nhau:

  • Hoàng đế (Hoàng gia) được thờ đến Thất Tổ
  • Tầng lớp quan đại phu được thờ tới Tam Tổ
  • Tầng lớp sĩ và thứ dân được thờ tới Nhất tổ.

Ngoài ra, có rất nhiều lý giải về cụm từ này như trong tác phẩm “Sự Lý Dung Thông”, trong bài viết “Gia lễ Việt Nam trọng đạo thờ cúng ông bà” của tác giả Thiên Mộc Lan, trong bài viết “Cửu Huyền Cửu Tộc” của tác giả Đào Hữu Chủ.

Nghĩa của cụm từ Cửu Huyền Thất Tổ ngày nay

Như đã đề cập, có rất nhiều tranh cãi xoay quanh ý nghĩa của cụm từ “Cửu Huyền Thất Tổ”. Ngày nay, ý nghĩa được biết đến rộng rãi của từ Cửu Huyền là 9 đời, bao gồm cả bản thân gia chủ. Tức là ở đây, gia chủ ở vị trí thứ 5, phía trước có 4 đời và phía sau có 4 đời. Hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ được nhiều người đồng tình nhất như sau:

  • Cửu Huyền gồm: Cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chít
  • Thất Tổ gồm: Hiển (đời tổ thứ 6), huyền (tổ đời thứ 5), thái (ông tổ đời thứ 4, còn gọi là ông sờ), cao (tổ đời thứ 3, còn gọi là ông sơ), tằng (ông cố), tổ (ông nội/cụ), phụ (cha).

Ý nghĩa thờ cửu huyền thất tổ

Xét về mặt ngữ nghĩa và nguồn gốc, có rất nhiều lý giải xoay quanh ý nghĩa của cụm từ này. Tuy nhiên, dù theo ý nghĩa nào thì việc thờ bài vị Cửu Huyền Thất Tổ là cách chúng ta tri ân, thể hiện lòng thành với các bậc tiền nhân. Thực tế 7 đời hay 9 đời chỉ là con số tượng trưng, “Cửu Huyền Thất Tổ” là để chỉ rất nhiều đời trước, bao gồm cả ông bà tổ tiên cả bên nội lẫn bên ngoại. Thờ phụng bài vị Cửu Huyền là để con cháu hiểu, biết, nhớ về cội nguồn của mình, để luôn tôn trọng, biết ơn, luôn ghi nhớ rằng nhờ ông bà tổ tiên mà chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay.

Trong cuốn Việt Nam phong tục của tác giả Phan Kế Bính, thờ cúng tổ tiên là một việc nghĩa vụ, được thực hiện rất thành kính. Đa số người Việt quan niệm rằng trần sao thì âm vậy, nên người chết cũng cần thờ cúng. Việc thờ Cửu Huyền Thất Tổ nhìn chung có những ý nghĩa chính sau đây:

  • Xuất phát từ quan niệm, ông bà khi mất đi sẽ thường về ngự ở bàn thờ gia tiên để giúp đỡ, dõi theo con cháu. Lập bàn thờ là để thể hiện lòng thành kính với ông bà, mong được ông bà giúp đỡ để có thể gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi, thoát khỏi hiểm nguy, khốn khó…
  • Thờ Cửu Huyền Thất Tổ còn là cách nhắc nhở con cháu luôn ghi nhớ đến nguồn cội, để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn đến ông bà, cha mẹ, tổ tiên…
  • Đặc biệt, thờ Cửu Huyền Thất Tổ là cách thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dòng tộc. Đồng thời còn là nơi kết nối, gắn kết các thế hệ con cháu với nhau, để các thế hệ trẻ hiểu được tầm quan trọng của gia đình dòng họ.

Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Nhìn chung, để lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì gia chủ có thể tham khảo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị vật phẩm thờ cần thiết như bát hương, mâm bồng, bình hoa, kỷ nước, đèn dầu, bài vị… Có thể bày trí thêm nậm rượu, đũa thờ, bộ ấm chén, chân nến.
  • Bước 2: Tẩy uế đồ thờ, lau khô, để ráo; lau bàn thờ với rượu trắng pha gừng và dùng khăn sạch lau lại cho khô.
  • Bước 3: Bày trí các vật phẩm thờ lên bàn thờ và tiến hành bốc bát hương
  • Bước 4: Cúng lễ, đọc văn khấn và thắp nhang để an vị bàn thờ
  • Bước 5: Đợi nhang tàn thì hạ đồ lễ.

Khi thờ Cửu Huyền Thất Tổ, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Để thờ Cửu Huyền Thất Tổ, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ vật phẩm thờ cúng cần thiết, đặc biệt phải có bài vị Cửu Huyền Thất Tổ.
  • Bài vị nên đặt chính giữa, nơi cao nhất của bàn thờ, phía sau có điểm tựa vững chắc. Tuyệt đối không đặt bài vị trong hộp kín, lồng kính; không đặt bài vị dưới chân Phật và nên đặt lệch sang một bên.
  • Thứ tự bày trí các vật phẩm thờ là lư hương ở giữa, đông bình (bình hoa bên phải) tây quả (mâm bồng đựng trái cây bên trái)
  •  Đặc biệt, việc bốc bát hương, thực hiện các nghi thức cúng nếu bạn không am hiểu thì nên nhờ sự giúp đỡ của người có kinh nghiệm hoặc các sư thầy.
  • Sau khi hết tuần nhang, bạn cần tiến hành hạ đồ cúng lễ và chia cho người thân trong gia đình, tốt nhất không nên chia cho người ngoài vì đây được xem là “lộc lá” mà tổ tiên để lại cho con cháu.
  • Bài thờ cần được thường xuyên dọn dẹp, lau chùi giữa sạch sẽ, trang nghiêm. Thường xuyên thay nước và rượu cho bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ.
  • Đồ cúng lễ trên bàn thờ phải là đồ tươi mới, tuyệt đối không cúng đồ cũ, trái cây hỏng. Không để đồ thờ quá lâu trên bàn thờ, tránh tình trạng đồ tươi héo úa.

Nghi thức an vị bài vị và văn khấn Cửu Huyền Thất Tổ

Một trong những nghi thức quan trọng khi lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ chính là lễ an vị bài vị Cửu Huyền. Sau khi đã sắp xếp các vật phẩm thờ, bốc bát hương, gia chủ chọn ngày đẹp trong tháng vào khung giờ từ 9 đến 11 giờ sáng để tiến hành nghi thức an vị bàn vị.

Đến giờ làm lễ, đầu tiên hãy đổ nước sạch vào chén, pha một bình trà nhỏ đặt lên bàn thờ và đốt đèn cầy. Tiếp đó gia chủ ăn mặc sạch sẽ, lấy bài vị ra, dùng khăn sạc có pha rượu trắng lau mặt bài vị, vừa lau vừa đọc chú “án lam xóa ha” 9 lần và đặt vào phía trong cùng của bàn thờ.

Tiếp đó đốt lư trầm hương (nếu có), thắp đèn, đốt nhang rồi đứng xá 3 xá trước bài vị và khấn văn khấn:

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Chúng con tên là…, …. tuổi, ở tại… … …

Được ngày lành tháng tốt, chúng con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.

Kính mong Cửu Huyền Thất Tổ anh linh, phù hộ độ trì cho chúng con và gia đình được bình an, mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn. 

Chúng con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu Huyền Thất Tổ và Nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh.

Sau khi đọc xong văn khấn thì xá 3 xá cắm nhang vào lư hương, cắm nhang có trật tự , không nên cắm loạn xạ, bừa bãi. Tiếp đó thay chén nước lạnh bằng nước trà rồi quỳ xuống lạy bốn lạy, đứng lên xá ba xá.

Sau khi tiến hành hết các thủ tục trên thì lễ an vị đã hoàn thành, vào ngày thường gia chủ cứ thắp nhang bình thường.

Trên đây là một số mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ đẹp, đường nét hoa văn tinh tế, sang trọng, được trau chuốt cẩn thận. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bán bài vị Cửu Huyền Thất Tổ đẹp thì có thể tham khảo cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát với thông tin liên hệ dưới đây.

Đồ Thờ Lộc Phát

Cùng chuyên mục

Tượng Thần Tiền áo gấm đỏ được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp, tướng diện tượng đẹp, màu sắc tươi sáng, thần thái hoa hỷ vui tươi

18+ Mẫu Tượng Thần Tiền đẹp | Ý nghĩa và cách thờ chuẩn nhất

Tượng Thần Tiền được người làm ăn, kinh doanh, buôn bán đặc biệt ưa chuộng. Tương truyền, ông là vị thần chuyên giúp đỡ thương nhân, người gặp khó khăn,...

Bảo Cung Thủ - một trong 42 thủ nhãn ấn pháp trong chú Đại Bi

Bắt ấn là gì? Ý nghĩa và 42 thủ nhãn ấn pháp theo Chú Đại Bi

Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn hay còn gọi là 42 thủ nhãn được cho là pháp bí mật, thâm sâu nhất và vi diệu nhất trong các pháp. Việc trì...

Để tránh những rủi ro về mặt tâm linh, tốt nhất bạn không nên sử dụng lại bàn thờ Thần Tài của chủ cũ

Có nên dùng lại bàn thờ Thần Tài của chủ cũ? Xử lý thế nào?

Nhiều người khi chuyển nhà, chuyển cửa hàng, cơ sở kinh doanh thường để lại bàn thờ Thần Tài Ông Địa (có thể do họ đã thỉnh bàn thờ mới)....

Bộ sứ thờ cúng in họa tiết 3D màu vàng

7 Bộ sứ thờ cúng Phật Và Gia Tiên đẹp giá tốt nhất

Bộ sứ thờ là vật phẩm thờ có ý nghĩa tâm linh đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên. Một bộ sứ...

khánh vàng mừng tân gia

Đặt khánh vàng Mừng Thọ, Tân Gia, Khai Trương… ở đâu uy tín ở TPHCM?

Từ lâu, khánh vàng đã trở thành món quà tặng ý nghĩa vào những dịp mừng thọ, khai trương, tân gia, kỷ niệm ngày cưới,...mà không có món quà nào...

Bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp, giá tốt nhất

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ | 5+ Mẫu tượng đẹp vượng khí nhất

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là bộ ba tôn tượng thường các gia chủ thỉnh về đặt ở phòng khách, phòng làm việc, cửa hàng với mong muốn có được...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn