Bắt ấn là gì? Ý nghĩa và 42 thủ nhãn ấn pháp theo Chú Đại Bi
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn hay còn gọi là 42 thủ nhãn được cho là pháp bí mật, thâm sâu nhất và vi diệu nhất trong các pháp. Việc trì niệm chú Đại Bi mà không biết cách hành 42 thủ nhãn ấn pháp hoặc biết cách bắt 42 ấn mà không biết trì niệm chú Đại Bi sẽ không có ý nghĩa gì cả. Nếu bạn đang tìm hiểu về chú Đại Bi và cách hành trì 42 thủ nhãn ấn pháp thì có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Bắt ấn là gì? Ý nghĩa của bắt ấn trong Phật giáo
Theo các tài liệu Phật Giáo, Ấn còn được gọi là ấn tướng, ấn thủ và bắt ẩn còn được gọi là kết ấn. Ấn là một dấu hiệu được thể hiện qua các tác động của thân thể, tuy nhiên, đa phần thủ ấn dùng để chỉ vị trí và tư thế của của bàn tay cùng các ngón tay, hay nói chính xác hơn là cửa chỉ của tay. Động tác kết ấn là cách dùng các ngón tay tác động vào đầu ngón tay, gốc của ngón tay nhằm kích hoạt các huyệt ở vùng xương cùng, vùng đỉnh đầu, khu vực thu xả nhằm điều hoà âm dương, cân bằng khí hoá, giải toả những cảm xuất tích tụ trong cơ thể, tái tạo năng lượng và giúp cơ thể hội phục…
Khi bắt ấn, bạn cần hiểu rằng, mỗi ngón tay, mỗi bộ phận của tay đều có đầy đủ đặc tính của cơ thể. Cơ thể chúng ta được ví như một vị trụ thu nhỏ, mỗi bộ phận riêng ít nhiều sẽ có điểm tương đồng, tương ứng với toàn bộ cơ thể, đặc biệt là những vùng phản xạ như lòng bàn tay và các ngón tay. Theo nhiều nghiên cứu, đầu ngón tay tương ứng với phần đỉnh đầu, ba đốt ngón tay lần lượt tương ứng với ba phần từ trên xuống dưới gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Trong khi đó, phần dưới của các ngón tay, vị trí tiếp giáp với bàn tay tương ứng với phần hạ bàn của cơ thể. Khi ta tác động vào các đầu ngón tay hay các gốc ngón tay, tức là chúng ta kích hoạt những huyệt vị trong cơ thể.
Trong Phật Giáo, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh các vị Phật, Bồ Tát được thể hiện trong tư thế bắt ấn. Lúc này, thủ ấn sẽ tượng trưng cho nguyện lực, hoàn cảnh giác ngộ và hạnh nguyện của các vị Phật, Bồ Tát. Đôi khi tư thế bắt ấn còn là hình ảnh khi thuyết pháp hoặc hành đạo của các Ngài. Các tư thế tay là do tu thân, tu khẩu, tu ý mà sinh ra, không phải tự nhiên mà có.
- Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây
Những công dụng phổ biến của bắt ấn
Bắt ấn không chỉ được nhắc đến nhiều trong Phật Giáo mà còn được đề cập trong các học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền. Theo đó, các lợi ích mà việc bắt ấn mang lại cho con người như sau:
- Kích hoạt thăng giáng và một số hiệu ứng khí hoá theo quy luật tự nhiên. Theo y học cổ truyền, khi tác động vào các đầu ngón tay và huyệt Bách hội ở đỉnh đầu một lực ấn vừa phải, tức là chúng ta đã tác động vào Tĩnh huyệt của đường dương kinh, tạo nên tác động giáng khí. Ngược lại, nếu tác độc vào các gốc ngón tay thì sẽ tạo ra tác dụng thăng khí.
- Bắt ấn giúp cân bằng âm dương, điều hoà khí hoá, có thể giải toả khí nghịch, uất khí, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, được xem như một phương pháp tự nhiên giúp hồi phục, nâng cao sức khoẻ.
- Bắt ấn còn giúp tăng cường nội khí, khai mở huyệt vị, người ta tin rằng, nếu tác động đúng huyệt vị, bắt ấn đúng cách thì có thể thúc đẩy khai thông Nhâm Đốc, làm mạnh dòng chảy của kinh mạch, tăng cường lưu thông năng lượng khắp cơ thể.
- Ngoài ra, bắt ấn còn có tác dụng trừ ta, là cách Mật Tông thường thực hành khi niệm mật chú. Vừa bắt ấn vừa trì chú sẽ giúp chúng sinh xa lìa tham, sân si, tiêu trừ tai ách, thoát khỏi cảnh giới sa đoạ…
Giới thiệu 42 thủ nhãn ấn pháp theo chú Đại Bi
Việc trì niệm chú Đại Bi mà không biết cách hành 42 thủ nhãn ấn pháp hoặc biết cách bắt 42 ấn mà không biết trì niệm chú Đại Bi sẽ không có ý nghĩa gì cả. Nếu bạn chưa biết cách thực hành 42 thủ nhãn ấn pháp theo chú Đại Bi thì có thể tham khảo cách bắt ấn được chúng tôi sưu tầm từ các tài liệu Phật Giáo dưới đây:
1. Bảo Cung Thủ
Hán Văn: Nhược vi vinh quan ích chức giả, đương ư Bảo Cung Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được làm quan, thăng chức, nên cầu nơi tay cầm cung báu.
Chân ngôn: Án – a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ.
2. Bảo Tiễn Thủ
Hán văn: Nhược vi chư thiện bằng hữu tảo tương phùng giả, đương ư Bảo Tiễn Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được mau gặp lại bạn bè tốt, nên cầu nơi tay cầm tên báu
Chân ngôn: Án – ca mạ lã, tát-phạ hạ
3. Dương Chi Thủ
Hán văn: Nhược vi thân thượng chủng chủng bệnh giả, đương ư Dương Chi Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn trị các thứ bệnh trên thân, nên cầm trên tay cành dương liễu
Chân ngôn rằng: Án – tô tất địa, ca rị, phạ rị, đa nẫm đa, mục đa duệ, phạ nhựt ra, phạ nhựt ra, bạn đà, hạ nẵng hạ nẵng, hồng phấn tra.
4. Nguyệt Tinh Ma Ni Thủ
Hán văn: Nhược vi nhiệt độc bệnh cầu thanh lương giả, đương ư Nguyệt Tinh Ma Ni Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn trị bệnh về nhiệt độc, muốn được mát mẻ dễ chịu, nên cầu trên tay châu nguyệt tinh ma ni
Chân ngâm rằng: Án – tô tất địa, yết rị, tát-phạ hạ.
5. Nhật Tinh Ma Ni Thủ
Hán văn: Nhược vi nhãn ám vô quang minh giả, đương ư Nhật Tinh Ma Ni
Dịch nghĩa: Nếu muốn trị bệnh mắt mờ không nhìn thấy ánh sáng, nên cầm trên tay châu nhựt tinh ma ni.
Chân ngôn rằng: Án – độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ.
6. Thí Vô Úy Thủ – 42 thủ nhãn ấn pháp chú Đại Bi
Hán văn: Nhược vi nhất thiết xứ, bố úy bất an giả, đương ư Thí Vô Úy Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn trừ tánh ở tất cả chỗ sợ hãi không yên, nên bắt thí vô úy ấn.
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt ra, nẵng dã, hồng phấn tra.
7. Kim Cang Xử Thủ
Hán văn: Nhược vi tồi phục nhất thiết oán địch giả, đương ư Kim Cang Xử Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn hàng phục tất cả oán tặc, nên cầm trên tay chày kim cang
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt-ra, chỉ nãnh, chỉ nãnh, bát-ra nễ bát đa dã, tá-phạ hạ.
8. Bạt Chiết La Thủ
Hán văn: Nhược vi hàng phục nhất thiết thiên ma thần giả, đương ư Bạt Chiết La Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn có thể hàng phục tất cả thiên ma thần, nên cầm trên tay bạt chiết la
Chân ngôn rằng: Án – nễ bệ nễ bệ, nễ bà dã, ma ha thất rị duệ, tát-phạ hạ.
9. Bảo Kiếm Thủ – một trong 42 thủ nhãn ấn pháp chú Đại Bi
Hán văn: Nhược vi hàng phục thiết vọng, lượng, quỷ thần giả, đương ư Bảo Kiếm Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn hàng phục tất cả quỷ thần nên cầm trên tay gươm báu
Chân ngôn rằng: Án – đế thế, đế nhá, đổ vĩ nảnh, đổ đề bà đà dã, hồng phấn tra.
10. Bảo Bát Thủ
Hán văn: Nhược vi phúc trung chư bệnh giả, đương ư Bảo Bát Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn trị các bệnh ở bụng, nên cầu nơi tay cầm bát báu
Chân ngôn rằng: Án -, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt-ra, hồng phấn tra.
11. Quyến Sách Thủ – Một trong 42 thủ nhãn ấn pháp chú Đại Bi
Hán văn: Nhược vi chủng chủng bất a, cầu an ẩn giả, đương ư Quyến Sách Thủ
Dịch nghĩa: Nếu mà bị các việc quấy rối, mong cầu an ổn, bình yên, nên cầm dây quyến sách trên tay
Chân ngôn rằng: Án – chỉ rị, lã ra, mô nại ra, hồng phấn tra.
12. Như Ý Châu Thủ
Hán văn: Nhược vi phú nhiêu chủng chủng bảo tư cụ giả, đương ư Như Ý Châu Thủ
Dịch nghĩa: Nếu chúng sinh nào muốn được giàu có, có nhiều châu báu, đồ dùng, nên cầu nơi tay cầm châu như ý.
Chân ngôn rằng: Án – , phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn ra.
13. Bạch Phất Thủ
Hán văn: Nhược vi trừ thân thượng ác chướng nạn giả, đương ư Bạch Phất Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn trừ những chướng nạn ác bên thân, nên cầm trên tay phất trần trắng.
Chân ngôn rằng: Án – bát na di nảnh, bà nga phạ đế, mô hạ dã nhá, nga mô hạ nảnh, tá-phạ hạ.
14. Bàng Bài Thủ
Hán văn: Nhược vi tịch trừ nhất thiết hổ lang sài báo chư ác thú giả, đương ư Bàng Bài Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn xua đuổi loài hổ báo, chó sói, ác thú, cầu nơi tay cầm cái bàng bài.
Chân ngôn rằng: Án – dược các sam nẵng, na dã chiến nại-ra, đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.
15. Bảo Bình Thủ
Hán văn: Nhược vi nhất thiện hòa quyến thuộc giả, đương ư Bảo Bình Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn tất cả người thân được hòa thuận nhau, nên cầu nơi tay cái hồ bình.
Chân ngôn rằng: Án – yết lệ thảm mãn diệm, tát-phạ hạ.
16. Việt Phủ Thủ
Hán văn: Nhược vi nhất thiết thời xứ, hảo ly quan nạn giả, đương ư Việt Phủ Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn ở tất cả thời điểm, tất cả địa điểm, lìa nạn quan quân vời bắt, cầu nơi tay cầm cây phủ việt.
Chân ngôn rằng: Án – vị ra dã, vị ra dã, tát phạ hạ.
17. Thanh Liên Hoa Thủ
Hán văn: Nhược vi dục đắc vãng sanh thập phương Tịnh Độ giả, đương ư Thanh Liên Hoa Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được vãng sanh về 10 phương Tịnh Độ, cầu nơi tay cầm hoa sen xanh.
Chân ngôn rằng: Án – chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt ra, bộ ra bạn đà hồng phấn tra.
18. Bạch Liên Hoa Thủ
Hán văn: Nhược vi chủng chủng công đức giả, đương ư Bạch Liên Hoa Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn có được các thứ công đức, cầu nơi tay cầm hoa sen trắng.
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt ra, vị ra dã, tát phạ hạ.
19. Tử Liên Hoa Thủ
Hán văn: Nhược vi diện kiến thập phương nhất thiết chư Phật giả, đương ư Tử Liên Hoa Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được gặp 10 phương chư Phật, nên cầu nơi tay cầm hoa sen tím.
Chân ngôn rằng: Án – tát ra, tát ra, phạ nhựt ra, hồng phấn tra.
20. Ngọc Hoàn Thủ
Hán văn: Nhược vi nam nữ bộc sử giả, đương ư Ngọc Hoàn Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn có tôi tớ để sai khiến, nên cầu nơi tay cầm chiếc vòng ngọc.
Chân ngôn rằng: Án – bát na hàm, vị ra dã, tát-phạ hạ.
21. Bảo Kính Thủ
Hán văn: Nhược vi đại trí tuệ giả, đương ư Bảo Kính Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn trở thành người có trí tuệ rộng lớn, nên cầu nơi tay cầm gương báu.
Chân ngôn rằng: Án – vĩ tát phổ ra, na ra các xoa, phạ nhựt ra, mạn trà lã, hồng phấn tra.
22. Quân Trì Thủ
Hán văn: Nhược vi sanh Phạm Thiên giả, đương ư Quân Trì Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được sanh ở cõi Phạm Thiên, nên cầu nơi tay cầm bình quân trì.
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt ra thế khê ra, rô tra hàm tra.
23. Hồng Liên Hoa Thủ
Hán văn: Nhược vi vãng sanh chư thiên cung giả, đương ư Hồng Liên Hoa Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được sanh nơi các cung trời, nên cầu nơi tay cầm hoa sen hồng.
Chân ngôn rằng: Án – thương yết lệ, tát phạ hạ.
24. Ngũ Sắc Vân Thủ
Hán văn: Nhược vi Tiên Đạo giả, đương ư Ngũ Sắc Vân Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được đạo tiên, nên cầu nơi tay cầm hóa hiện may ngũ sắc.
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt ra, ca rị ra tra hàm tra.
25. Bảo Khiếp Thủ
Hán văn: Nhược vi địa trung phục tàng giả, đương ư Bảo Khiếp Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn có được kho báu ẩn trong lòng đất, nên cầu nơi tay cái bảo kíp.
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt ra, bát thiết ca rị, yết nẵng hàm ra hồng.
26. Bảo Kích Thủ
Hán văn: Nhược vi tịch trừ tha phương nghịch tặc giả đương ư Bảo Kích Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn xua đuổi giặc từ phương khác đến, nên cầu nơi tay cây bảo kích.
Chân ngôn rằng: Án – thảm muội dã, chỉ nãnh hạ rị, hồng phấn tra.
27. Độc Lâu Trượng Thủ
Hán văn: Nhược vi sử lệch nhất thiết quỷ thần giả, đương ư Độc Lâu Trượng Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn sai khiến quỷ thần, nên cầu nơi tay cầm cây gậy đầu lâu.
Chân ngôn rằng: Án – độ nẵng, phạ nhựt ra.
28. Bảo Loa Thủ
Hán văn: Nhược vi triệu hô nhất thiết chư thiên thiện thần giả, đương ư Bảo Loa Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn triệu tất cả các vị thần ở cõi trời, nên cầm nơi tay ống loa báu.
Chân ngôn rằng: Án – thương yết lệ, mạ hạ thảm mãn diệm, tát phạ hạ.
29. Bảo Ấn Thủ
Hán văn: Nhược vi khẩu nghiệp từ biện xảo diệu giả, đương ư Bảo Ấn Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn có khả năng biện luận hay khéo, nên cầu nơi tay cầm chiếc ấn báu.
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát phạ hạ.
30. Sổ Châu Thủ
Hán văn: Nhược vi thập phương chư Phật tốc lai thụ thủ giả, đương ư Sổ Châu Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được 10 phương chư Phật sớm đến đưa tay tiếp dẫn, nên cầu nơi tay cầm xâu chuỗi ngọc.
Chân ngôn rằng: Nẵng mồ – ra đá nẵng, đát ra dạ dã, Án – a na bà đế vĩ nhã duệ. Tất địa tất đà lật đế, tát phạ hạ.
31. Bảo Đạc Thủ
Hán văn: Nhược vi thành tựu nhất thiết thượng diệu phạm âm thanh giả, đương ư Bảo Đạc Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn có được các âm thanh nhiệm màu, cầm nơi tay chiếu linh báu.
Chân ngôn rằng: Nẵng mồ bát ra hàm bá noa duệ, án – a mật lật đảm, nghiễm bệ thất rị duệ, thất rị, chiếm rị nảnh, tát phạ hạ.
32. Hợp Chưởng Thủ
Hán văn: Nhược vi nhất thiết chúng sanh thường tương cung kính ái niệm giả, đương ư Hợp Chưởng Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn tất cả chúng sinh tôn trọng, yêu mến nhau, nên cầu nơi tay hiệp chưởng.
Chân ngôn rằng: Án – bát nạp mạng, nhá lăng hất rị
33. Câu Thi Thiết Câu Thủ – một trong 42 thủ nhãn ấn pháp
Hán văn: Nhược vi thiện thần long vương thường lai ủng hộ giả, đương ư Câu Thi Thiết Câu Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được thiên thần, long vương thường đến hỗ trợ, nên cầu nơi tay cầm câu thi thiết
Chân ngôn rằng: Án – a rô rô, đa ra ca, vĩ sa duệ, nẵng mỗ tát phạ hạ.
34. Tích Trượng Thủ
Hán văn: Nhược vi từ bi phú hộ nhất thiết chúng sanh giả, đương ư Tích Trượng Phủ
Dịch nghĩa: Nếu vì lòng từ bi mà muốn cho tất cả chúng sinh được che chở, nên cầu nơi tay cầm tích trượng.
Chân ngôn rằng: Án – na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế na dạ bát nảnh, hồng phấn tra.
35. Bảo Kinh Thủ
Hán văn: Nhược vi đa văn quảng học giả, đương ư Bảo Kinh Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được học rộng biết nhiều, nên cầu nơi tay cầm quyền kinh báu.
Chân ngôn rằng: Án – a hạ ra, tát ra phạ ni, nễ dã đà ra, bố nễ đế, tát phạ hạ.
36. Hóa Phật Thủ
Hán văn: Nhược vi sanh sanh chi xứ bất ly chư Phật biên giả, đương ư Hóa Phật Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn được sanh ở nơi thường bên Phật, nên cầu nơi tay hiện hóa Phật.
Chân ngôn rằng: Án – chiến na ra, ba hàm tra rị, ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị na, hồng phấn tra.
37. Hóa Cung Điện Thủ – một trong 42 thủ nhãn ấn pháp chú Đại Bi
Hán văn: Nhược vi sanh sanh thế thế thường tại Phật cung điện trung, bất xứ thai tạng trung thọ thân giả, đương ư Hóa Cung Điện Phủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn đời đời kiếp kiếp ở trong cung điện Phật, không thọ sanh ở bào thai, nên cầu nơi tay hiện hóa cung điện.
Chân ngôn rằng: Án – vi tát ra, vi tát ra, hồng phấn tra.
38. Bồ Đào Thủ
Hán văn: Nhược vi quả lỏa chư cốc giá giả, đương ư Bồ Đào Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn có được cây trái ngũ cốc, nên cầu nơi tay cầm quả Bồ Đào.
Chân ngôn rằng: Án – A ma lã kiếm đế nễ nãnh, tát phạ hạ.
39. Bất Thối Kim Luân Thủ – một trong 42 thủ nhãn ấn pháp chú Đại Bi
Hán văn: Nhược vi tùng kim thân chí Phật thân, Bồ Đề tâm thường bất thối chuyển giả, đương ư Bất Thối Kim Luân Thủ.
Dịch nghĩa: Nếu muốn từ thân này đến thân Phật, tâm bồ đề không suy giảm, nên cầu nơi tay cầm bất thối kim luân.
Chân ngôn rằng: Án – thiết na di tả, tát phạ hạ.
40. Đảnh Thượng Hóa Phật Thủ
Hán văn: Nhược vi thập phương chư Phật tốc lai ma đảnh thụ ký giả, đương ư Đảnh Thượng Hóa Phật Thủ.
Dịch nghĩa: Nếu muốn được 10 phương chư Phật mau đến thọ ký, nên cầu nơi tay đảnh thượng hóa Phật.
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt rị ni, phạ nhựt lãm nghệ tát phạ hạ.
41. Tống Nhiếp Thiên Tý Thủ
Hán văn: Nhược vi năng phục tam thiên đại thiên thế giới oán ma giả, đương ư Tổng Nhiếp Thiên Tỷ Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn hàng phục ma oán trong ba lần ngàn thế giới (một ngàn tiểu thế giới tạo thành một trung thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới hợp lại thành một Đại thiên thế giới)
Chân ngôn rằng: Đã nễ dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã, tra ô hạ di dã, sá phạ ha.
42. Cam Lộ Thủ
Hán văn: Nhược vi linh nhất thiết cơ khát hữu tình đắc thanh lương giả, đương ư Cam Lộ Thủ
Dịch nghĩa: Nếu muốn cho tất cả các loài hữu tình đói khát được mát mẻ, no đỏ, nên cầu nơi tay hóa nước cam lộ.
Chân ngôn rằng: Án – tố rô tố rô bác ra tố rô, bác ra tố rô, tố rô dã, tát phạ hạ.
(Ảnh minh họa – nguồn tham khảo từ các tài liệu Phật Giáo)
Một số lưu ý khi hành thủ nhãn pháp ấn chú Đại Bi
Trong kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, 42 thủ nhãn ấn pháp còn được gọi là Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn. Theo hòa thượng Tuyên Hóa: “Trong tất cả các pháp, pháp 42 thủ nhãn là pháp bí mật nhất trong các pháp bí mật, thâm sâu nhất trong các pháp thâm sâu, vi diệu nhất trong các pháp vi diệu. Pháp này là bất khả tư nghì và không suy lường được”. Khi tu tập 42 thủ nhãn ấn pháp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi hành trì 42 Thủ Nhãn ấn pháp, người tu tập không được khinh cử vọng động, không nôn nóng vội vàng hay tu nửa vời.
- Tuyệt đối không dùng chú để làm những việc tầm phào như đuổi muỗi, đuổi ong, dùng thủ ấn để đối phó với người la rầy mình.
- Khi tu tập cần phải xuất phát từ sự thành tâm, lòng tôn kính Tam Bảo, nếu không có lòng kính trọng Phật, Pháp, Tăng, thì dù có tu tập pháp môn nào cũng sẽ không thể đạt được thành tựu.
- Khi học, tu tập 42 thủ nhãn ấn pháp chú Đại Bi, không nên phô trương, không tùy ý thử nghiệm xem có linh ứng không. Đặc biệt, nếu không phải trường hợp phải đối mặt với hiểm nguy, sinh tử cận kề thì tuyệt đối không nên sử dụng, nhất là khi chưa thành thạo.
- Để học và thực hành 42 thủ nhãn ấn pháp, người học cần nắm được 3 điều quan trọng là thứ nhất phải có lòng tin vào pháp này, thứ hai phải có lòng nhẫn nại và thứ ba là phải có tâm bền bỉ.
- Đặc biệt, khi tu tập pháp này, bạn không được hút thuốc, phải giữ cho tâm thanh tịnh, một lòng không tạp và tuyệt đối không nên lơ là dù chỉ một ngày.
Người tu tập, hành trì 42 thủ nhãn ấn pháp cần hiểu rằng, phải tùy căn cơ mà khai thị. Người tu học phải vừa biết trì niệm chú Đại Bi và biết hành trì 42 thủ nhãn ấn pháp thì mới được gọi là thành tựu diệu pháp này. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về những ấn pháp này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!