35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

10 Vị Đại Đệ Tử Của Đức Phật Là Ai ?

10 vị đại đệ tử của Đức Phật (thập đại đệ tử) là các vị tiêu biểu nhất trong số 1250 vị xuất sắc nhất, chứng được thánh quả A La Hán. Mỗi vị đều có những hạnh đạo, sở chứng và sở trường riêng. Vậy họ là những ai?

10 vị đại đệ tử của Đức Phật là ai?

10 vị đại đệ tử của Phật là ai?
10 vị đại đệ tử của Phật là ai?

Chắc hẳn danh xưng Thập đại đệ tử đã không còn xa lạ gì đối với những người Phật Tử. Đây là danh xưng dùng để chỉ 10 đệ tử ưu tú nhất của Phật Thích ca Mâu ni, thường hay được nhắc đến trong kinh sách Đại thừa.

Phật giáo bắt đầu được thành lập với Đức giáo chủ là Phật Thích Ca MÂu Ni. Ngài được sinh ra tại Ấn Độ, cách đây đã khoảng 26 thế kỷ. Khi đã trở thành đạo, Phật thành lập được giáo đoàn đầu tiên tại vườn Nai với 5 đệ tử tì kheo. Lúc này người dân Ấn Độ vẫn chưa biết gì về đạo Phật. Khi đã đông dần lên, những vị đệ tử đầu tiên này đã có đủ khả năng, hạnh đạo để tự mình đi hành hóa ở mọi nơi. Đến lúc này, người dân mới bắt đầu nghe đến “Phật”.

Trải qua quá trình hành hóa, đệ tử Phật giáo ngày càng tăng lên. Từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, đệ tử của Phật không chỉ có những người xuất gia mà còn có cả những người tu tại gia. Trong đó, có 1250 vị đệ tử xuất sắc nhất, chứng được A La Hán. Nhưng cũng trong số 1250 vị này, có 10 vị được xem là ưu tú nhất được gọi là Thập đại đệ tử của Phật. Các vị này là những tấm gương sáng về hạnh nguyên, đức tính và cả năng lực đặc biệt. Vậy 10 vị đại đệ tử của Đức Phật này là ai?

1. Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputra – Sariputa) – Trí tuệ đệ nhất

Tôn giả Xá Lợi Phất là con của một gia đình danh giá Bà La Môn, tại vùng Ubatissa. Từ nhỏ, Ngài đã thông trí tuệ, học giỏi, được mọi người trọng vọng. Tôn giả có một người bạn tên là Mục Kiền Liên, cả 2 đều là những môn đệ xuất sắc của một vị thầy nổi tiếng. Mặc dù đạt được những thành quả rất lớn lao nhưng vì chưa vừa ý, Ngài tìm đến Đức Phật.

Khi tìm đến với Phật, với các phẩm chất như khiêm tốn, tận tụy, nhiệt tình nên Tôn giả Xá Lợi Phất được chư tăng thán phục, được Đức Phật khen là Trí tuệ bậc nhất. Bằng những nỗ lực và khả năng vượt trội của bản thân, chỉ sau 4 tuần gia nhập giáo đoàn, ngài đắc quả A La Hán. Ngài được coi là vị trưởng tử, giữ chức chấp pháp tướng quân. Ngài  thường thay Đức Phật giảng dạy cho các đệ tử và hướng dẫn cho nhiều vị được đắc quả A La Hán.

2. Tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgalyayana – Moggallana) – Thần thông đệ nhất

Tôn giả Mục Kiền Liên xuất thân từ một gia đình Bà La Môn danh tiếng
Tôn giả Mục Kiền Liên xuất thân từ một gia đình Bà La Môn danh tiếng

Cũng giống như Tôn giả Xá Lợi Phất, Tôn giả Mục Kiền Liên xuất thân trong một gia đình Bà La Môn danh tiếng. Theo Tôn giả Xá Lợi Phất quy y cửa Phật, chỉ sau 7 ngày, Ngài đã đắc quả A La Hán dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật trong Định. Lúc này Đức Phật đang sống một mình ở trong rừng.

Nếu Tôn giả Xá Lợi Phất được Phật xem là người có “Trí tuệ đệ nhất” thì Tôn giả Mục Kiền Liên được Đức Phật khen ngợi, đại chúng công nhận là có “Thần thông đệ nhất”. Ngài đã nhiều lần thi triển thần thông như phương tiện để giáo hóa, cứu độ cho mọi người.

Bên cạnh đó, Ngài cùng với Tôn giả Xá Lợi Phất điều hành, hướng dẫn Tăng chúng và độ cho nhiều người được chứng đắc thành quả. Tuy nhiên, sau đó Tôn giả Mục Kiền Liên bị phái Ni Kiền Tử hãm hại rồi mất. Đức Phật đã xác nhận ngay tại chỗ thọ nạn, Mục Kiền Liên đã gia nhập Niết Bàn.

3.Tôn giả A Nâu Đà La (Aniruddha – Anurauddha)-  Thiên nhãn đệ nhất

Tôn giả A Nâu Đà La được coi là một nhà tu hành rất thanh tịnh, không bao giờ bị nữ sắc cám dỗ. Do đó, được mọi người vô cùng tôn trọng và kính ngưỡng. Tuy nhiên, Ngài lại có một tật nhỏ là thường hay ngủ gật mỗi khi nghe Phật thuyết pháp. Do đó, ông đã bị vài ba lần bị Phật quở trách.

Kể từ đó, Ngài lập hạnh “không ngủ” mà chỉ ngồi mở to mắt của mình nhìn vào khoảng không, cũng không chớp mắt. Ngài cứ như vậy nhiều ngày cho đến khi hai mắt bị sưng phù rồi mù lòa. Sau đó, Đức Phật tự mình cầm tay chỉ dạy Tôn giả A Nâu Đà La may áo và phương pháp tu định để giúp mắt được sáng ra. Chính vì được thực hành một cách nghiêm túc và triệt để nên mắt sáng trở lại. Đồng thời, chứng được Thiên nhãn thông, dù là ở xa hay gần, bên trong hay bên ngoài, Ngài có thể nhìn thấu được hết.

Sau đó, nhờ có sự chỉ dạy của Đức Phật, Ngài chứng đắc pháp thể nhập tánh thây viên dung, thấy được 3 cõi như một quả Amla được cầm trên tay. Vì thế được Phật ấn chứng là Thiên nhãn đệ nhất.

4. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa-Mahakassapa) – Đầu Đà đệ nhất

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp có lối sống vô cùng đơn giản
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp có lối sống vô cùng đơn giản

Đây là vị đệ tử được Đức Thế Tôn nhiếp hóa trước 2 vị Tôn giả trên và được xem là Đầu Đà đệ nhất. Với mục đích tịnh hóa tâm hồn nên lối sinh hoạt của hạnh đầu đà vô cùng đơn giản. Ngài thường sống một mình trong rừng dù tuổi tác đã lớn. Lối sống này rất thích hợp cho những người thích tu phạn hạnh như ngài.

Sau 8 ngày xuất gia tu hạnh Đầu Đà, Ngài đắc quả A La Hán. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp một trong những đệ tự lớn của Phật, tinh thông con đường thiền định và là tấm gương sáng cho các chúng Tăng noi theo.

5. Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti) – Giải Không đệ nhất

Tôn giả Tu Bồ Đề là một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật, được mệnh danh là Giải   Không đệ nhất. Kinh sách Đại thừa có kể lại, lúc Ngài mới sinh, trong gia đình đều hiện ra những triệu chứng “không”. Bởi lúc Tôn giả Tu Bồ Đề được sinh ra, mọi đồ vật trong nhà, từ kho lẫm, lu vãi… đều biến mất. Chỉ duy có mùi hương chiên đàn và hào quang soi sáng cả 3 cõi. Khi lần hỏi về điềm lạ này, thầy tướng có phán đây là điềm lành.

Cũng chính vì điềm lạ mấy mà cha mẹ Ngài đặt tên Ngài là Tu Bồ Đề, có nghĩa là Không Sanh. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa là Thiện Hiện (hiện điềm tốt), Thiện Cát (tốt lành).

6.Tôn giả Ca Chiên Diên (Katyayana – Kaccayana, Kaccana) – Luận Nghị đệ nhất

Khi nhắc đến vị đại đệ tử này, chúng ta sẽ phải nhắc đến cái biệt tài sử dụng lời nói đơn giản đế khiến những người vấn nạn Ngài đều phải nể phục. Suốt cả cuộc đời hành hóa của mình, nhờ biệt tài nghị luận xảo diệu, Tôn giả Ca Chiên Diên đã cảm hóa được nhiều người. Khiến cho họ tỉnh ngộ để trở về với Tam bảo và sống một cuộc sống thanh thản, yên vui.

Tôn giả Ca Chiên Diên - một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật
Tôn giả Ca Chiên Diên – một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật

7. Tôn giả Phú Lâu Na (Purna – Punna) -Thuyết pháp đệ nhất

Phú Lâu Na chỉ là tên gọi tắt của từ “Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử”. Sở dĩ Tôn giả Phú Lâu Na có cái tên dài như vậy cũng chính là biểu hiện cho thuyết pháp trường mãn vô cùng của ngài. Nếu dịch sang tiếng Trung Hoa, tên của Ngài được dịch thành “Mãn Từ Tử”.

Biệt tài ngôn luận của Tôn giả Phú Lâu Na thường được Đức Phật khen ngợi trước các Phật tử khác. Theo Người, Tôn giả Phú Lâu Na thường thâm nhập biển Phật pháp hay làm lợi ích cho mọi người cùng tu đạo. Trừ Đức Phật, không ai có thể biện bác ngôn luận được với ông.

8. Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) – Trì giới đệ nhất

Xuất thân từ giai cấp nô lệ Thủ Đà La, Tôn giả Ưu Ba Ly là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật từng làm nghề thợ cạo tóc hầu hạ trong vương cung. Một ngày Đức Phật về thăm Ca Tỳ La, chấp thuận cho các vương tử xuất gia. Ưu Ba Ly vô cùng tủi hổ cho số phận của mình, vừa không được sinh ra trong một gia đình danh giá, giờ muốn rời xa nhân thế để đi tu cũng không được phép. Thấy vậy, Đức Phật đã chấp thuận cho Ưu Ba Ly được xuất gia, thu nhập vào tăng đoàn. Từ đó, Ngài là người đầu tiên của giai cấp nô lệ được xuất gia tu hành.

Sau một thời gian ngắn, Tôn giả Ưu Ba Ly chứng quả A La Hán và được Đức Phật cho là đệ nhất Trì giới. Ngài được đảm nhiệm việc giao và xử lý tuyên luật.

9.Tôn giả La Hầu La (Rahula) – Mật hạnh đệ nhất

Tôn giả La Hầu La xuất thân trong một gia đình vương giả
Tôn giả La Hầu La xuất thân trong một gia đình vương giả

Khác với Tôn giả Ưu Ba Ly, Tôn giả La Hầu La lại xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Ngài là con của Thái tử Tất Đạt Đa và Da Du Đà La. Trong lần đầu tiên về thăm quê, Đức Phật tìm cách đưa La Hầu La đi xuất gia, sau đó giao cho Xá Lợi Phất dạy bảo.

Chính nhờ Đức Phật và Xá Lợi Phất từ mẫn giáo hóa, dòng máu vương giả trong bản thân La Hầu La ngày càng bị nhạt phai. Tính tình cũng trở nên ôn hòa nhu thuận. Trong cả quá trình tu hành, Ngài nghiêm trì giới luật, tinh tấn đạo tâm, quyết luyện mật hạnh.

Sau một thời gian chăm chú tu hạnh, đồng thời luôn học theo câu nói đơn giản của Đức Phật nên Ngài đã chứng được tận cùng của Mật hạnh. Được Phật khen là Mật hạnh đệ nhất.

10. Tôn giả A Nan (Ananda) – Đa Văn đệ nhất

Tôn giả A Nan là em họ của Đức Phật, khi Phật về thăm hoàng cung thì Ngài xuất gia. Ngài là vị tỳ kheo đệ nhất về 5 phương diện là: Đa văn, cảnh giác, sức khỏe đi bộ, lòng kiên trì, hầu hạ chu đáo. Khi Đức Phật 56 tuổi, thánh chúng đề nghị Ngài làm thị giả Đức Phật. Lúc này, Tôn giả A Nan chấp nhận với điều kiện Thế tôn từ chối 4 việc, chấp nhận 4 việc:

Ngài từ chối: Không cho tôn giả y, phòng ở, đồ ăn, mời ăn riêng. Chấp thuận: Thế tôn cho phép nếu Tôn giả được thí chủ mời đi thọ trai. Trường hợp có người ở phương xa tới để xin ý kiến, Thế tôn sẽ cho phép khi A Nan giới thiệu. Ngoài ra, Thế tôn sẽ cho A Nan yết kiến khi Ngài gặp chuyện khó xử. Đồng thời, Thế Tôn giảng lại các giáo lý cho trong lúc A Nan không có mặt.

Trên đây là các đại đệ tử được xem là xuất sắc nhất của Đức Phật. Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết 10 vị đại đệ tử của đức phật là ai, bạn có thể tham khảo bài viết trên đây để tìm lời giải đáp.

Bài viết tham khảo:

Cùng chuyên mục

phân biệt phật thích ca và phật a di đà theo hình tướng phật

Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Làm thế nào để phân biệt tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà. Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử, Ngài là giáo chủ...

cách lập bàn thờ phật quan âm đẹp

Cách Lập Bàn Thờ Phật Quan Âm Tại Nhà + 55 Mẫu Decor Bàn Thờ Phật Đẹp

Cách Lập Bàn thờ Phật Bà Quan Âm Tại nhà chuẩn chi tiết. Một số mẫu tượng Quan Âm cùng cách bài trí tượng Phật Quan Âm trên bàn thờ...

hình tượng phật di lặc bằng đá đẹp

Hình ảnh về Đức Phật Di Lặc đẹp

Trong nhiều thuyết của Nhà Phật thường nói đến vị Phật tương lai hay là Đức Phật Di Lặc. Ngài được chọn là vị Phật kế tiếp sau Đức Thích...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn