35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

18 Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh đá ngọc đẹp giá tốt nhất tại kho

Tây Phương Tam Thánh là bộ ba vị Phật được các Phật Tử quý trọng và tôn thờ. Các Ngài là những bậc chí tôn đã tìm ra con đường sáng cho nhân loại, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi những khổ đau nơi trần gian. Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh gồm ba vị Phật là: Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Ở ba Đức Phật hội tụ đầy đủ những đức tính tốt đẹp mà con người luôn tìm kiếm và hướng tới.

Thờ tượng Tây Phương Tam Thánh cho ta bài học về đức hạnh từ – bi – hỷ – xả. Cầu mong sự an lành cho gia đình, sự thanh tịnh trong tâm hồn, nguyện ước phát nguyện sống thật tâm, làm điều thiện, tu thân tích đức.

Tây Phương Tam Thánh là ai?

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh khi thờ có cách bày trí các tượng như sau: Ở giữa là tượng Đức Phật A Di Đà, bên trái là Quan Thế Âm Bồ Tát, bên phải là Đại Thế Chí Bồ Tát. Theo các tài liệu kinh điển Phật Giáo, hiện thân của hai vị Bồ Tát là hai thị giả đắc lực bên cạnh Đức Phật A Di Đà tượng trưng cho Từ Bi và Trí Tuệ.

Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà còn được gọi là Đức Phật Ánh Sáng, sở hữu công đức vô hạn, tích lũy từ không biết bao nhiêu kiếp trước. Ngài là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do Đức Phật A Di Đà phát ra. Nơi ấy tràn ngập hương thơm, hoa trời, nhạc trời và châu báu, chỉ có niềm vui, không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc, không có bi ai – khổ não. Lại càng không có già chết bệnh tật hay luân hồi, không có đường ác mà chỉ có các bậc Bồ Tát, cùng chúng Thanh Văn, Duyên Giác.

Đức Phật A Di Đà trong bộ Tây Phương Tam Thánh vẽ gấm non nước
Đức Phật A Di Đà trong bộ Tây Phương Tam Thánh vẽ gấm non nước

Ngài đến với cõi Ta Bà là để thuyết pháp, độ hóa chúng sinh, giúp con người hướng đến điều thiện, việc thiện, loại bỏ tâm ác. Nếu con người muốn sau khi chết được tái sinh về cõi Cực Lạc thì trong quá trình sống cần thành tâm tụng niêm Nam Mô A Di Đà Phật và phải siêng làm điều thiện, thực hành bố thí.

Trong bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, tượng Phật A Di Đà thường được chế tác đứng hoặc ngồi trên đài sen lớn, mắt Ngài khép hờ nhìn xuống như đang dõi theo chúng sinh, miệng luôn thoáng nụ cười cảm thông cứu rỗi. Ở tư thế ngồi, tay Ngài Bắt ấn thiền, trên tay có thể cầm một cái bát là dấu hiệu của giáo chủ. Trong tư thế đứng, tay phải Ngài đưa lên biểu thị tứ thánh (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật), tay trái duỗi xuống biểu thị lục phàm (thiên, nhơn, a – tu – la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Nghĩa là Đức Phật A Di Đà sẵn sàng tiếp độ lục phàm đưa lên quả vị tứ thánh.

  •  Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây

Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ còn được gọi là Quán Thế Âm, Phật Bà Quan Âm, Mẹ Quan Âm… Tên của Ngài có nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian” có thể quán xét, lắng nghe những âm thanh của chúng sinh, giúp họ thoát khỏi nguy cấp, khổ ách… Ngài là một trong những vị Bồ Tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa.

Quán Thế Âm Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà
Quán Thế Âm Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà

Trong bộ Tây Phương Tam Thánh tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cũng thường được chế tác trong tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen. Ở Việt Nam, hình tượng của Ngài được thể hiện ở thân nữ, trong tay trái là bình tịnh thủy, tay phải cầm nhành dương liễu. Nhành dương liễu tượng trưng cho đức nhẫn nhục, bình tịnh thủy tượng trưng cho lòng từ bi, chứa nước cam lồ tưới mát, xoa dịu những khổ đau của chúng sinh.

Ngài chính là đại diện cho đức hạnh kham nhẫn, tu hạnh từ bi. Dù phải trải qua những bi ai thống khổ, Ngài vẫn luôn nhẫn nhịn để hóa lòng từ bi. Quan Thế Âm Bồ Tát dùng tình yêu, lòng từ bi, sự nhẫn nhục để răn dạy nhân thế sống thiện lương, tránh xa điều ác. Người ta tin rằng, thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát có thể mang lại cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc.

Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát còn gọi là Linh Cát Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát… Ngài là một trong những vị Bồ Tát quyền lực, lâu đời, có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, có trí tuệ siêu việt và ý chí nghị lực mạnh mẽ. Ngài giúp chúng sinh mở mang trí huệ, có năng lực thoát khỏi mê chướng, có khả năng đạt được thành tựu giác ngộ.

Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quyền lực và lâu đời
Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quyền lực và lâu đời

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát trong bộ Tây Phương Tam Thánh thường thể hiện Ngài trong tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen. Trên tay Ngài cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch, không màng danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vươn lên khỏi bùn nhơ. Màu xanh của cành hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời Tây Phương tịnh độ, ánh sáng ấy chính là ánh sáng của trí tuệ, của sức mạnh. Ánh sáng của Ngài chiếu rọi khắp thế gian, độ hóa chúng sinh rời xa cõi ác, bề khổ, dẫn lối cho chúng sinh có được sự giải thoát.

18 Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh Đá Ngọc Đẹp Tại Kho

Mời quý khách tham khảo “18 Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh Đá Ngọc Đẹp Tại Kho” của Vnctongiao:

1. Tây Phương Tam Thánh Thạch Anh TPTT-041

2. Tượng Tây Phương Tam Thánh Thạch Anh Ngồi TPTT-040

Tượng Tây Phương Tam Thánh Thạch Anh Ngồi TPTT-040
Tượng Tây Phương Tam Thánh Thạch Anh Ngồi TPTT-040

3. Tượng Tây Phương Tam Thánh Áo Trắng TPTT-044

Tượng Tây Phương Tam Thánh Áo Trắng TPTT-044
Tượng Tây Phương Tam Thánh Áo Trắng TPTT-044

4. Tây Phương Tam Thánh Áo Gấm Đỏ TPTT-043

Tây Phương Tam Thánh Áo Gấm Đỏ TPTT-043
Tây Phương Tam Thánh Áo Gấm Đỏ TPTT-043

5. Tượng Tây Phương Tam Thánh Đứng Thạch Anh Hào Quang TPTT-042

Tượng Tây Phương Tam Thánh Đứng Thạch Anh Hào Quang TPTT-042
Tượng Tây Phương Tam Thánh Đứng Thạch Anh Hào Quang TPTT-042

6. Tây Phương Tam Thánh Đứng Song Liên Đế Mây Màu Khoáng TPTT-051

Tây Phương Tam Thánh Đứng Song Liên Đế Mây Màu Khoáng TPTT-051
Tây Phương Tam Thánh Đứng Song Liên Đế Mây Màu Khoáng TPTT-051

7. Tây Phương Tam Thánh Đứng Song Liên Thạch Anh Đế Mây TPTT-050

Tây Phương Tam Thánh Đứng Song Liên Thạch Anh Đế Mây TPTT-050
Tây Phương Tam Thánh Đứng Song Liên Thạch Anh Đế Mây TPTT-050

8. Tượng Tây Phương Tam Thánh ngồi vàng thạch anh

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá Thạch Anh

Kích thước:
  • 12 inch – Cao 30cm
  • 14 inch – Cao 35cm
  • 16 inch – Cao 40cm
  • 19 inch – Cao 50cm
  • 26 inch – Cao 65cm

9. Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh đứng bằng thạch anh có hào quang

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá Thạch Anh

Kích thước:
  • 16 inch – Cao 40cm
  • 19 inch – Cao 50cm
  • 26 inch – Cao 65cm
  • 36 inch – Cao 90cm
  • 42 inch – Cao 105cm

10. Bộ Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá vàng hổ phách

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá màu vàng hổ phách

Kích thước:
  • 12 inch – Cao 30cm
  • 14 inch – Cao 35cm
  • 16 inch – Cao 40cm
  • 19 inch – Cao 50cm
  • 26 inch – Cao 65cm
  • 36 inch – Cao 90cm

11. Tượng Tây Phương Tam Thánh đứng màu vàng hổ phách

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá màu vàng hổ phách

Kích thước:
  • 16 inch – Cao 40cm
  • 19 inch – Cao 50cm
  • 26 inch – Cao 65cm
  • 36 inch – Cao 90cm

12. Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá trắng da hồng

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá màu trắng ngọc

Kích thước:
  • 12 inch – Cao 30cm
  • 14 inch – Cao 35cm
  • 16 inch – Cao 40cm
  • 19 inch – Cao 50cm
  • 26 inch – Cao 65cm
  • 36 inch – Cao 90cm

13. Bộ Tây Phương Tam Thánh đứng bằng bột đá trắng

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá màu trắng ngọc

Kích thước: 
  • 16 inch – Cao 40cm
  • 19 inch – Cao 50cm
  • 26 inch – Cao 65cm
  • 36 inch – Cao 90cm

14. Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá trắng viền xanh

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá trắng viền xanh

15. Tượng Tây Phương Tam Thánh đứng màu trắng viền xanh

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá trắng viền xanh

16. Bộ Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá xanh ngọc

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá màu xanh ngọc

17. Bộ Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá màu xanh ngọc hoa 3D

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá màu xanh ngọc

18. Bộ Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá vẽ sơn

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá màu ngọc cẩm thạch vàng

Kích thước:

  • 19 inch – Cao 50cm x Ngang 35cm

Ý nghĩa của việc thờ bộ tôn tượng Tây Phương Tam Thánh

Theo các tài liệu kinh điển Phật Giáo, theo lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có vô số con đường giúp chúng sanh có thể đạt quả vị tối thượng Phật. Tuy nhiên con đường thành Phật ngắn nhất cho mọi loài, chính là con đường vãng sanh cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Đây cũng là một trong những lý do mà bộ ba tượng Tây Phương Tam Thánh được thờ phụng đặc biệt phổ biến hiện nay.

Bộ ba tượng Tây Phương Tam Thánh còn có các tên gọi khác như Di Đà Tam Thánh, Tam Thánh Phật. Việc thờ bộ ba tôn tượng này thường có những ý nghĩa sau:

  • Thờ tượng Tây Phương Tam Thánh xuất phát từ niềm tin kính đối với Đức Phật. Đồng thời qua việc thờ phụng các Phật tử học tập, thực hành theo các đức hạnh của các Ngài. Để mỗi ngày áp dụng vào trong đời sống, tịnh hóa thân tâm.
  • Là xuất phát từ mong muốn được các Ngài soi đường dẫn lối, để chúng ta có phương hướng đúng đắn, không bị lầm đường lạc lối. Thờ tượng Phật chính là thờ vị sư trưởng lớn nhất của chúng ta. Mỗi ngày chúng ta lễ Phật, chiêm bái, đảnh lễ các Ngài sẽ giúp chúng ta học cách giữ tâm thanh tịnh, buông bỏ tham sân si, tận diệt phiền não, tìm được hạnh phúc chân thật.
  • Thờ tượng Tam Thánh Phật không đơn giản chỉ để cầu bình an, che chở mà còn thể hiện mong muốn được hưởng lây ánh sáng của các Ngài, được học về đức hạnh từ – bi – hỷ – xả.  Mỗi ngày đều biết ơn, tôn kính Tam Bảo sẽ giúp gia chủ tích lũy được nhiều phước báu, giúp việc tu tập được tinh tấn, tiến triển tốt hơn. 
  • Thờ Phật cũng là cách để Phật tử soi sáng lòng mình, tâm mình, để luôn nhắc nhở bản thân giữ vững bản tâm, vững bước theo gót chân Phật. Vì tâm chúng ta còn chưa vững vàng, nên cần nương theo tướng của Đức Phật, của Bồ Tát để tu học. 

Ngoài ra, khi thờ bộ ba tôn tượng Tây Phương Tam Thánh, mỗi ngày thành tâm chiêm bái, lễ Phật, tụng xưng danh hiệu các Ngài sẽ giúp gia đình, gia đạo được bình an, an lạc. Nếu muốn kiếp sau được vãng sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, thì thờ tôn tượng Ngài, thành tâm tụng xưng danh hiệu Ngài và siêng hành thiện tích đức là điều cần thiết. 

Cách lập bàn thờ Tây Phương Tam Thánh tại gia

Lập bàn thờ Tây Phương Tam Thánh tại gia cũng giống như cách lập bàn thờ các chư vị Phật, Bồ Tát nói chung. Bàn thờ Phật thường được đặt ở nơi trang trọng, sạch sẽ nhất để tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật. Tốt nhất là ở giữa ngôi nhà, nơi nhận được nhiều ánh sáng để phát huy tốt hiệu quả an lạc, cảm hóa.

Lưng bàn thờ Phật áp vào tường để có điểm tựa vững chắc, kiên cố. Đặt bàn thờ theo hướng quay ra phía cửa chính của căn nhà, nơi thông thoáng không bị vật gì che khuất. Nếu là nhà phố, nhà ống thì tốt nhất nên đặt bàn thờ ở nơi cao nhất, mặt bàn thờ hướng ra ban công. Bàn thờ phải đặt ở nơi yên tĩnh, trang trọng, không được chọn những nơi tối tăm hay nơi thường xuyên tụ tập, ăn uống.

Tượng Tây Phương Tam Thánh đứng bằng bột đá trắng cao cấp
Tượng Tây Phương Tam Thánh đứng bằng bột đá trắng cao cấp

Nếu đủ duyên thì gia chủ có thể mời chư Tăng về để làm lễ an vị Phật. Tuy nhiên, nếu không đủ điều kiện thì có thể tự lập bàn thờ và tự làm lễ an vị Phật. Điều quan trọng nhất khi lập bàn thờ Phật đó là chọn được tượng thờ hữu duyên, khai quang cho tượng Phật, nạp cốt cho bát hương đúng cách và làm lễ an vị Phật sao cho hợp lễ.

Gia chủ cần chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ  từ bàn thờ cho tới các vật phẩm bài trí trên bàn thờ thật tươm tất. Rồi mới đi Thỉnh tượng Phật về nhà, để khi Thỉnh tượng Phật về là có thể làm lễ an vị Phật và bắt đầu thờ cúng được ngay.  

Cách bài trí bàn thờ Di Đà Tam Thánh

Bàn thờ Tây Phương Tam Thánh không cần phải bài trí quá cầu kỳ. Chỉ nên bài trí đơn giản sao cho vẫn giữ được sự trang nghiêm, tôn kính. Bài trí bàn thờ Tây Phương Tam Thánh ngoài tượng 3 vị Phật thì luôn có những vật phẩm cần thiết sau: Bát hương, bình cắm hoa, đĩa đựng trái cây, đèn thờ, kỷ nước, lư đựng hương, chuông…

  • Bát hương: Được đặt ở vị trí giữa bàn thờ, hơi lùi vào phía trong một chút. Sau Bát hương là tượng (tranh, ảnh) Phật.

  • Bình cắm hoa: Được đặt ở phía bên phải bàn thờ Phật (theo hướng nhìn từ ngoài vào). Hoa dùng để dâng cúng Phật tốt nhất nên dùng hoa sen, hoa huệ hoặc cây sống đời.

  • Đĩa đựng trái cây: Được đặt ở phía bên trái bàn thờ Phật (theo hướng nhìn từ ngoài vào). Hoặc đặt ở giữa bàn thờ nhưng lùi ra phía ngoài so với bát hương cũng như các vật phẩm còn lại. Trái cây dâng cúng Phật phải là còn tươi ngon, có hương thơm dịu nhẹ thanh mát. Khi trưng trái cây lên đĩa nên quay cuống lá nên trên, tránh để ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên. Lưu ý chỉ cúng dường Phật bằng hoa quả, đồ chay, tuyệt đối không được cúng đồ mặn mà tạo nghiệp.

  • Đèn thờ: Có thể sử dụng 1 đèn hoặc 1 cặp đèn thờ. Nếu sử dụng 1 đèn thì đèn thờ đặt ở vị trí giữa bàn thờ, phía trước tượng (tranh, ảnh) Phật. Dùng 1 cặp đèn thờ thì vị trí đặt đèn là phía hai bên, sát cạnh bàn thờ.

  • Kỷ nước: Được đặt ở giữa bàn thờ, phía trước bát hương hoặc phía bên trái bàn thờ, cạnh đĩa đựng trái cây. Nước dùng để cúng dường Phật là nước không màu, trong sạch ( có thể dùng nước suối hoặc nước lạnh).

  • Lư đựng hương: Nên đặt bên cạnh bát hương, và nằm ở phía đối diện với bình cắm hoa.

  • Chuông: Khi niệm phật xong, thắp hương lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.

Các vật dụng sử dụng cho bàn thờ Phật thì chỉ để dùng cho bàn thờ Phật mà thôi, không được lấy để dùng cho bàn thờ khác. Và ngược lại, các vật dụng của bàn thờ khác cũng không được lấy để dùng cho bàn thờ Phật.

Một số lưu ý khi thờ tượng Tây Phương Tam Thánh tại nhà

Hầu hết các gia đình đều có bàn thờ Gia Tiên, nên nếu không gian đủ rộng thì tốt nhất nên đặt bàn thờ Phật và bàn thờ Gia Tiên ở hai vị trí khác nhau để tiện cho việc thờ cúng. Còn nếu đặt bàn thờ Phật và Gia tiên chung vị trí với nhau thì cần phải đặt bàn thờ Phật ở trên cao, bàn thờ Gia Tiên ở dưới thấp hơn một bậc. Điều này để đảm bảo rằng luôn tôn kính Phật ở vị trí cao nhất.

Cần lưu ý, nếu trong nhà đã thờ Phật, thì không thờ Thần Thánh nữa. Vì Thần Thánh vẫn là chúng sinh trong lục đạo luôn hồi, chưa giải thoát khỏi sinh tử, chưa giác ngộ hoàn toàn ở đỉnh cao như giới Phật. Nên nếu đã quy y Tam Bảo trọn đời thì chỉ được một lòng kính hướng Phật, không được thờ phụng lễ lạy Thần Thánh nào cả. Vì đó được coi là một điều đại kỵ trong thờ cúng.

Tượng Tây Phương Tam Thánh ngồi y áo viền vàng sang trọng
Tượng Tây Phương Tam Thánh ngồi y áo viền vàng sang trọng

Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu có thờ gia tiên thì mỗi gia đình nên chuẩn bị ba bát hương. Bao gồm: một bát hương để thờ Phật, một bát hương để thờ chư vị Hộ Pháp và một bát hương để thờ gia tiên. 
  • Tượng Phật cần đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ, cao hơn bát hương một tí. Bàn thờ Phật cần được dọn dẹp, chăm sóc mỗi ngày. Đặc biệt, cần thay nước, hoa quả đều đặn để thể hiện trọn vẹn tấm lòng của gia chủ. 
  • Sau khi an vị tượng Phật trên bàn thờ thì nên cúng dường với một mâm cơm chay, hoa quả, nước trà và làm lễ thỉnh Phật an vị
  • Tuyệt đối không được đặt bàn thờ ở những nơi ô uế, không hướng mặt bàn thờ về nhà tắm, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ… 
  • Trường hợp nhà chỉ có một phòng thì lúc bình thường nên dùng khăn sạch phủ tượng lại, lúc lễ Phật thì dọn dẹp giường ngủ, phòng sạch sẽ rồi mới bắt đầu lễ Phật.

Nên mua tượng Tây Phương Tam Thánh như thế nào? Ở đâu?

Khi chọn tượng Tam Thánh Phật, gia chủ có thể tham khảo trên các website hoặc đến trực tiếp cửa hàng để thỉnh được tôn tượng phù hợp. Sau đó, hãy ngắm tượng thật lâu, nếu càng ngắm càng thấy thoải mái, thấy tâm nhẹ nhàng, bình an thì hãy thỉnh tôn tượng ấy.

Tượng Phật cần có tướng diện đẹp, ngũ quan hài hòa cân đối, thần thái khí độ ung dung, toát được sự từ bi hỷ xả của người nhà Phật. Thờ Phật là thờ trong thời gian dài, không phải ngày một ngày hai. Đặc biệt, người ta tin rằng, tượng thờ càng lâu thì tính linh càng cao. Do đó, gia chủ nên chọn những tôn tượng chất lượng, độ bền cao để có thể thờ được trong thời gian dài. 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên thỉnh tượng Tây Phương Tam Thánh ở đâu thì có thể tham khảo cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát. Đây là một trong những cửa hàng lớn, uy tín, được đánh giá cao tại khu vực TP.HCM. Được biết, cửa hàng có chính sách miễn phí giao hàng tại TP.HCM và có hỗ trợ giao hàng toàn quốc, chi phí tùy thuộc vào đơn vị vân chuyển. Có thể tham khảo thông tin liên hệ dưới đây.

Đồ Thờ Lộc Phát

Cùng chuyên mục

Bảo Cung Thủ - một trong 42 thủ nhãn ấn pháp trong chú Đại Bi

Bắt ấn là gì? Ý nghĩa và 42 thủ nhãn ấn pháp theo Chú Đại Bi

Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn hay còn gọi là 42 thủ nhãn được cho là pháp bí mật, thâm sâu nhất và vi diệu nhất trong các pháp. Việc trì...

Để tránh những rủi ro về mặt tâm linh, tốt nhất bạn không nên sử dụng lại bàn thờ Thần Tài của chủ cũ

Có nên dùng lại bàn thờ Thần Tài của chủ cũ? Xử lý thế nào?

Nhiều người khi chuyển nhà, chuyển cửa hàng, cơ sở kinh doanh thường để lại bàn thờ Thần Tài Ông Địa (có thể do họ đã thỉnh bàn thờ mới)....

Có nên thay mới hoặc bỏ tượng Thần Tài Thổ Địa cũ đi hay không có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người

Có nên thay mới hoặc bỏ tượng Ông Địa Thần Tài cũ? Bỏ ở đâu?

Tượng Ông Địa Thần Tài sau một thời gian thờ phụng có thể trở nên xuống nước men, màu sắc không còn tươi sáng, bắt mắt nhưng lúc mới hoặc...

Vật phẩm cúng dường có thể rất phong phú và đa dạng

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách cúng dường Tam Bảo

Chúng ta thường nghe nhiều cúng dường và lợi ích của việc cúng dường Tam Bảo. Thế nhưng cúng dường là gì, tại sao nên cúng dường Tam Bảo thì...

Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong tám vị đại bồ tát trong Phật Giáo

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát của cõi quốc độ tên là Đại Trang Nghiêm, nằm ở Phương Đông, do Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai...

Trong tay ngài cầm một thân cây Aruma hoặc Myrobalan là đại diện cho tất cả các cây thuốc tốt nhất

Đức Phật Dược Sư là ai? Cách nhận biết và ý nghĩa hình tượng

Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, Ngài có sự hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn